Saturday, March 21, 2015

Lòng Hiếu Thảo và Lòng Nhân Ái La Mã

Lòng Hiếu Thảo và Lòng Nhân Ái La Mã _Sóng Việt Đàm Giang
Chữ Hiếu với đạo làm người.Chữ "Hiếu" ( 孝/  từ Hán việt) là chữ viết tắt của hai chữ "Lão"  ở trên (lược bớt phần dưới) và chữ "Tử" ở dưới. "Hiếu" tức là mối quan hệ cha trên, con dưới; suy rộng ra là đạo nghĩa của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Hiếu có nghĩa là hết lòng kính yêu và phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, đồng thời cũng ám chỉ việc tang chế khi cha mẹ qua đời.
Hiếu là đức tính đứng đầu của đạo làm người. Trong ngôn ngữ nó được kết hợp với một số từ khác để thành từ kép như: Hiếu dưỡng (chãm sóc, nuôi dưỡng); hiếu đạo (đạo làm con); hiếu đễ (kính trọng cha mẹ và tôn trọng anh chị); hiếu thuận (hiếu với cha mẹ và hoà thuận với anh em).Ở Phương Đông, ngay từ thời thượng cổ chữ hiếu đã rất được đề cao và ngược lại, người đời cũng lên án gay gắt và khinh bỉ những hành vi bất hiếu. Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã soạn ra sách Hiếu Kinh chuyên bàn về chữ hiếu, trong Kinh của ông có những câu hiếu nghĩa thật tha thiết. Cha sinh ra ta, mẹ nuôi nấng ta, thương lắm cha mẹ khó nhọc vì ta. Ân nghĩa sâu xa, trời cao khôn sánh. (trích trên internet).
Vài hàng như trên đã cho biết ý nghĩa của chữ hiếu, phận làm con đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên ở phương Đông nói chung dù hiểu theo đạo Khổng hay đạo làm người.Vậy chữ Hiếu thảo theo ý nghĩ của người Âu châu ngày xưa ra sao? Bài viết ngắn này chỉ viết thử nói đến một bức điêu khắc nổi của Jean Goujon đặt tại Viện Bảo tàng Louvre.Nếu có ai đến thăm viện Bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp, vào Bảo Tàng viện qua lối cửa đối diện với toà Kim tự tháp bằng kính, sau khi lên thang máy thì sẽ đi qua một cánh phòng cửa bảo tàng viện Di tích Lịch sử. Ngay phía ngoài bên tay phải, ta sẽ thấy một bức tượng khắc nổi. Không để mắt đến thì thôi, để mắt đến có nhiều người sẽ ngỡ ngàng, giật mình khi nhìn bức điêu khắc này. Lại gần hơn đọc những hàng chữ ghi bên cạnh, hầu hết đều thắc mắc hai nhân vật này là ai, và sự tích câu chuyện ra sao.

Hàng chữ bên bức điêu khắc nổi của Jean Goujon viết: 
Một biểu trưng cho người con hiếu thảo. 
Hàng chót ghi là Pero đang nuôi dưỡng người cha già của cô ta đang bị cầm tù.
Ý nghĩa của La Charité romaine (Roman Charity/Lòng từ thiện La-mã).Câu chuyện của nàng Pero và người bố mang tên Cimon đã là nguồn hứng khởi cho rất nhiều hoạ sĩ thời La mã ngày xưa và ít nhất là hàng tá bức tranh, khắc nổi và điêu khắc đã từ từ xuất hiện. Cimon và Pero là ai? Theo bản Anh ngữ của D.R. Shackleton Bailey, (1917-2005), dịch từ bản gốc Latin ghi lại bởi sử gia Valerius Maximus trong cuốn "Memorable Doing and Saying of Ancient Romans", viết vào thời trị vì của Tiberius (A.A. 14-37). Sách IV: "Of Piety Towards Parents and Brothers and Country" (*), viết câu chuyện như sau: một vị Pháp quan thời cổ La mã trao một người đàn bà có tội mang án tử hình cho vị Chấp hành quan để xử tử trong tù. Người gác khám nhận người đàn bà vào ngục nhưng vì thương hại nên không bóp cổ cho chết ngay và còn cho phép người con gái vào thăm nhưng tuyệt đối không cho phép mang thức ãn vào nhà tù, người cai ngục nghĩ là thế nào rồi người tù này cũng chết vì đói. Nhưng nhiều ngày trôi qua, người gác ngục thấy người tù vẫn còn sống. Thắc mắc, ông quan sát kỹ lưỡng và nhận ra rằng người con gái đã vạch vú ra và cho mẹ bú sữa để nuôi mẹ khỏi chết đói. Cai ngục mang điều này kể cho vị Pháp quan chấp hành. Vị này trình lên vị Pháp quan, vị Pháp quan trình lên bồi thẩm đoàn; kết quả là người đàn bà được tha tội.
Cũng trong tình cảnh tương tự do lòng hiếu thảo Pero đã cho người bố già Cimon bú sữa của cô để sống sót trong nhà ngục sau khi ông ta can tội, bị mang án tử hình và sẽ bị bỏ đói cho chết. Hành động lén lút nuôi bố trong ngục của cô bị kẻ gác tù khám phá ra, nhưng hành động hiếu thảo của cô đã làm các vị quan hành chánh động lòng và cho phép thả bố cô ra.
Câu chuyện này được kể như là một hành động hiếu thảo rất lớn và có danh dự La mã. Trong thế kỷ thứ 17 và 18, rất nhiều nghệ sĩ đã miêu tả cảnh này. Ngoài tấm điêu khắc nổi của Jean Goujon tại Viện Bảo Tàng Louvre, đáng kể nhất là những bức họa của Peter Paul Reubens, của Jean Baptist Greuze, bức tượng hổ phách của Christoph Maucher. Nghệ sĩ Caravaggio có vẽ Pero và Cimon trong bức họa "Bẩy hành động nhân ái". Dưới đây là một số hình thu thập trên trang Wikipedia.
 C. 1500-1520
 Bernadino Mei
Christoph Maucher
 Jean-Baptist Greuze (1767)
 Peter Paul Reubens (1612)
 Dirck Van Baburen
 Hans Sebald Beham
Caravaggio
 
 
Tóm lại, sau khi đã hiểu rõ sự tích về bức điêu khắc nổi của Jean Goujon tại Louvre mang đề tựa Roman Charity thì khách đi ngang có lẽ không còn shock nữa. Tuy nhiên cái cảm nhận về tình tiết câu chuyện thì có thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau thí dụ như phong tục, cá tính, tín ngưỡng, dân tộc v.v...
December 7, 2012
Sóng Việt Đàm Giang
(*) Từ
"Memorable Doings And Sayings Of Ancient Romans"
Book IV: "Of Piety Towards Parents And Brothers And Country"
Recorded by Valerius Maximus (20 B.C. - 50 A.D.)


                                                                             







NGÔI TRƯỜNG CỦA ĐỨC MARIA

-The Lourdes Hymn (Immaculate Mary) :




-Nữ Vương Mân Côi - Lm. Nguyễn Sang

       

                                   

                          White rose with gold butterfly Pictures, Images and Photos



                 
NGÔI TRƯỜNG CỦA ĐỨC MARIA
(LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI)
JM. Lam Thy ĐVD.
Cuối Kinh cầu Đức Bà có câu: “Nữ Vương truyền phép rất thánh Mân Côi”. Câu kinh này cho thấy chính Đức Nữ Vương Maria Mẹ Thiên Chúa đã truyền ban kinh rất thánh Mân Côi. Cụ thể là năm 1214, Đức Mẹ đã hiện ra ban tràng chuỗi Mân Côi cho Thánh Đa Minh (tổ phụ Dòng Anh Em Thuyết Giáo) để chống lại bè rối Albigense và kêu gọi người tội lỗi ăn năn hối cải. Rồi liên tiếp những lần hiện ra tại Fatima, Lộ Đức, Mễ Du, Kibeho..., hoặc như tại La Vang, Tà-pao VN..., Đức Mẹ luôn luôn nhắc nhở, thậm chí còn tha thiết van nài con cái Mẹ hãy thực hiện: “1- Ăn năn đền tội, cải thiện đời sống; 2- Tôn sùng Trái Tim vẹn sạch Ðức Mẹ; 3- Lần chuỗi Mân Côi” (3 mệnh lệnh Fatima), nhằm để cứu nhân loại, cứu các linh hồn khỏi lửa luyện ngục và cầu cho hòa bình thế giới. Đó quả thực là những bằng chứng nóilên giá trị siêu việt của Kinh Mân Côi.
Cũng vì tính cách trọng đại và thật cấp thiết của Kinh Mân Côi đối với Giáo Hội trong bối cảnh lịch sử thế giới nhiễu nhương hiện đại, nên ngày 16/10/2002, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã ban hành Tông thưKinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria – Rosarium Virginis Mariæ”. Ngay ở phần Dẫn nhập (số 1), Tông thư đã xác định tầm quan trọng của Kinh Mân Côi: “Kinh Mân Côi kính Đức Trinh Nữ Maria, dần dần được hình thành trong Ngàn năm thứ hai dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần Thiên Chúa, là một lời kinh được vô vàn các vị thánh yêu thích và được Huấn quyền khuyến khích. Đơn sơ nhưng sâu sắc, lời kinh này vẫn là một lời kinh có ý nghĩa lớn lao vào buổi hừng đông của Ngàn năm thứ ba này, vì mang lại hoa quả thánh thiện… Với Kinh Mân Côi, Dân Ki-tô giáo theo học tại ngôi trường của Đức Maria và được dẫn đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp trên dung nhan của Đức Ki-tô và kinh nghiệm chiều sâu thẳm tình yêu của Người. Qua Kinh Mân Côi, các tín hữu lãnh nhận vô vàn ơn thiêng, hầu như qua chính đôi tay của Mẹ Đấng Cứu Thế.”  
Nói “Dân Ki-tô giáo theo học tại ngôi trường của Đức Maria” tức là muốn nói đến Đức Maria là nhà giáo dục. Đúng như Hiến chế “Tín Lý về Giáo Hội – Lumen Gentium” (số 62) đã khẳng định: “Ngài đã sinh chính Con Chúa Cha nơi trần gian, mà không hề biết đến người nam, nhưng được Chúa Thánh Thần bao phủ. Như một Eva mới, Ngài đã đặt niềm tin vào sứ giả của Thiên Chúa, chứ không đặt vào con rắn xưa, một niềm tin không bị một nghi ngờ nào làm phai nhạt. Nhưng Người Con mà Ngài đã sinh ra, Thiên Chúa đã đặt làm Trưởng Tử trong nhiều anh em (Rm 8, 29), nghĩa là các tín hữu, mà Ngài cộng tác vào việc sinh hạ và giáo dục với tình thương của một người mẹ.” Quả nhiên Đức Mẹ Mân Côi là nhà Giáo Dục mẫu mực tuyệt thế trong chương trình Cứu Độ của Thiên Chúa dành cho loài người.
Vì thế, trong Tông thư trên (số 21), Chân Phước Gio-an Phao-lô II còn gọi Kinh Mân Côi là “Mầu nhiệm của các mầu nhiệm” và bổ sung thêm 5 mầu nhiệm Ánh Sáng, nâng tổng số lên thành 20 mầu nhiệm, gồm: *5 mầu nhiệm Nhập Thể (VUI); *5 mầu nhiệm Sứ Vụ (ÁNH SÁNG); *5 mầu nhiệm Thương Khó (THƯƠNG); *5 mầu nhiệm Phục Sinh (MỪNG). Quả thực, nói hay viết về mầu nhiệm Kinh Mân Côi cùng với hiệu lực cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi thì không bút mực, sách vở nào có thể bao biện cho hết được. Nhưng cho dù như vậy, thì người tín hữu cũng vẫn bị cuốn hút bởi một hấp lực huyền nhiệm, thật đúng như lời khẳng định trong Tông thư nêu trên (số 39): “Những điều đã nói trên đây làm sáng tỏ khá đầy đủ sự phong phú của kinh nguyện truyền thống này, vốn có tính chất mộc mạc của lòng đạo đức bình dân, nhưng cũng có chiều sâu thần học của việc cầu nguyện thích hợp cho những ai cảm thấy nhu cầu chiêm ngưỡng thâm sâu hơn”.
Để khuyến khích các Ki-tô hữu hãy “theo học tại ngôi trường của Đức Ma-ri-a”, Tông thư Rosarium Virginis Mariæ” (số 14) còn xác quyết: “Đức Ki-tô là vị Thầy tối cao, Đấng mạc khải và là Đấng được mạc khải. Đây không chỉ là vấn đề học hỏi điều Người đã dạy nhưng là học hỏi chính Người. Theo viễn tượng ấy, chúng ta có thể có vị thầy nào tốt hơn là Đức Maria không? Từ quan điểm của Thiên Chúa, Thánh Linh là vị Thầy nội tâm dẫn đưa chúng ta đến sự thật toàn vẹn của Đức Ki-tô (x. Ga 14, 26; 15, 26; 16, 13). Nhưng trong số các tạo vật, không ai biết rõ hơn về Đức Ki-tô bằng Đức Maria; không ai có thể dẫn chúng ta đến một sự hiểu biết sâu xa về mầu nhiệm của Người hơn là Mẹ của Người.” 
Như vậy, để có được “sự hiểu biết sâu xa về mầu nhiệm của Thầy Chí Thánh Giê-su”, thì không gì bằng chạy đến với Mẹ Maria – Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ của tất cả mọi Ki-tô hữu – để được Mẹ dạy dỗ, hướng dẫn, và ban những ơn cần thiết cho đời sống “loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”. Thánh An-phong-sô – Đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế (Dòng khai sinh ngày 01/8/1732) – là vị thánh rất yêu mến Mẹ Maria qua tràng chuỗi Mân Côi. Trải qua đời sống tu trì với những tu đức chặt chẽ, thánh thiện, Thánh nhân đã rút đúc kinh nghiệm từng trải, để lại cho hậu thế những lời khuyên chí tình: “Nếu bạn chọn Mẹ Maria là con đường để đến với Chúa, bạn đã chọn con đường ngắn nhất. Nếu bạn chọn Mẹ Maria là Thầy dạy đời sống Đức Tin, đời sống cầu nguyện, bạn sẽ thành công. Nếu bạn chọn Mẹ Maria là người hướng dẫn, chỉ đường, bạn sẽ không bao giờ lạc lối. Nếu bạn đến với Mẹ Maria để cầu khấn, van xin, bạn sẽ không bao giờ trở về tay không.” Người Ki-tô hữu hôm nay hãy làm theo lời khuyên đó bằng cách chuyên chăm đọc, chiêm ngắm, suy nịêm và cầu nguỵên bằng Kinh Mân Côi.
Bởi vì và trên tất cả, “ngôi trường của Đức Maria” là nơi truyền dạy Kinh Mân Côi với đầy đủ hiệu lực (xc Tông thư Rosarium Virginis Mariæ”, các số 12-18; 32-34; 40-42)*1- Kinh Mân Côi là bản tóm lược vừa ngắn gọn, vừa súc tích, lại vừa bao quát được toàn bộ Thánh Kinh Tân Ước;– *2- Kinh Mân Côi dễ học, dễ đọc, dễ hiểu, thậm chí còn dễ chiêm ngắm, suy niệm; – *3- Kinh Mân Côi là một phương thức cầu nguyện hữu hiệu nhất để nói chuyện + tâm sự + cầu xin + van nài với Chúa, với Mẹ (Kinh Lạy Cha chẳng phải do chính Thầy Chí Thánh truyền dậy đó sao? Kinh Kính Mừng chẳng phải là lời Thiên Sứ chúc mừng Đức Mẹ và lời tín hữu cầu xin với Mẹ đó ư ? Còn Kinh Sáng Danh chẳng phải là lời chúc tụng tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi Cực Thánh đó ru?); – *4- Không những thế, Kinh Mân Côi còn là một vũ khí thật sắc bén vừa để tự vệ (khi bị ba thù cám dỗ, hoặc khi muốn kiềm chế dục vọng), vừa tấn công (khi muốn đẩy lui địch thù, tiêu diệt tội lỗi), nói cách khác, đó là phương cách hữu hiệu đem lại hoà bình cho bản thân mỗi tìn hữu, cho mỗi gia đình, cũng như cho toàn thế giới.
Tuy nhiên, cũng chính vì tính đại chúng của Kinh Mân Côi (tính chất mộc mạc của lòng đạo đức bình dân” – ibid), nên khi đọc người tín hữu rất dễ bị sa vào quán tính (đọc theo thói quen, đọc như vẹt mà chẳng biết mình đang đọc gì, đang làm gì, miệng thì đọc mà tâm trí thì bay bổng tận đâu đâu). Vì thế, xin hãy sẵn sàng cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi với tất cả tâm tình của một người con hiếu thảo đang giãi bày hết cả tâm tư và ước nguyện ra với Chúa, với Mẹ; nhiên hậu mới rao giảng Lời Chúa cho tha nhân. Nếu đọc riêng từng cá nhân thì khi nào đọc, chỉ đọc vừa sức để tránh mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ, và tuyệt đối phải cố gắng tập trung suy niệm theo từng lời kinh. Nếu thấy tâm hồn trống rỗng, đọc như cái máy, thì lập tức ngưng ngay, làm vài động tác thư giãn, nằm nghỉ, chờ khi nào tỉnh táo sẽ đọc tiếp. Lời khuyên vẫn luôn luôn là: Nên đọc chung với cộng đoàn (trong Giáo xứ, Giáo họ, Hội đoàn).
Phương cách cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi trong cộng đoàn Ki-tô hữu đã có từ xưa. Lm. Giu-se Phan Tấn Thành OP. trong “Tìm hiểu Dòng Đa Minh” (bài 7, mục III – Kinh Mân Côi, tr. 103-108) cho biết: “Truyền thuyết về việc Thánh Đa Minh lãnh nhận tràng chuỗi Mân Côi bắt nguồn từ cha Alain de la Roche (quen gọi là cha Alanô)– giáo sư thần học tại Paris, Lille, Gand, Rostock – từ năm 1463 đã cảm nhận ơn gọi đi truyền bá Kinh Mân Côi. Ngoài việc rao giảng Kinh Mân côi, cha Alanô còn lập "Hiệp hội Thánh vịnh Mẹ Maria" (Confrérie du psautier de Notre Dame), bắt đầu tại Douai (1470). Phong trào của cha Alanô bành trướng mau lẹ, năm 1474, một bàn thờ dành cho Hội Mân Côi đã được thành lập tại tu viện Frankfurt.
Năm 1475, cha Alanô bá cáo cho biết rằng số hội viên lên tới hơn 50 ngàn. Cũng vào năm 1475, hiệp hội Mân Côi (Fraternitas Rosarii) được thành lập tại Koln (do bề trên Giacôbê Sprenger). Tuy gặp vài chống đối đây đó nhưng cả hai hiệp hội tại Lille và Koln đã được Giáo quyền địa phương châu phê. Sang năm 1479, chính Đức Giáo hoàng Sixtô IV đã châu phê hiệp hội, với bulla ký ngày 12/5, mở màn cho các văn kiện Tòa Thánh về Kinh Mân Côi. Từ Koln, hiệp hội tràn sang các thành phố bên Đức, Bỉ, Hòa lan, Pháp, Italia, cho đến mãi tận Portugal. Phong trào Mân Côi (phát sinh từ các tu viện Đa Minh) cũng đã được truyền bá nhờ lòng nhiệt thành của các tu sĩ Đa Minh. Tòa Thánh đã xác nhận điều này khi ủy thác cho các tu sĩ Đa Minh việc rao giảng Kinh Mân Côi và dành cho Bề trên Tổng quyền đặc quyền thiết lập Hội Mân Côi.”
Hội Mân Côi xuất phát từ Dòng Đa Minh và đã trở thành như một truyền thống của Giáo Hội. Đặc điểm của Hội Mân Côi là: Các hội viên tự nguyện đọc và suy niệm 150 kinh mỗi tuần, nhưng không đòi hỏi phải nguyện cả chuỗi một lúc, nếu bận, nguyện một, hai chục mỗi lần, và nếu mỗi tuần không nguyện đủ 150 kinh thì cũng không buộc thành tội. Ở Việt Nam, còn lập thành nhóm 15 hội viên, mỗi hội viên đọc riêng mỗi ngày một chục kinh theo mầu nhiệm mình đã đăng ký (vd: đăng ký mầu nhiệm thứ 3 mùa Vui “Đức Mẹ sinh Chúa Giê-su nơi hang Bê-lem”, thì ngày nào cũng chỉ đọc một chục kinh Kính Mừng thuộc mầu nhiệm này). Gom 15 hội viên lại sẽ thành chuỗi 150 kinh dâng kính Đức Mẹ Mân Côi hàng ngày. Vào Hội Mân Côi không cần phải họp hành hay đóng góp gì cả.
Để thực sự sống đời cầu nguỵên bằng Kinh Mân Côi, xin đề nghị khi đọc tới Mầu nhiệm nào thì nên đọc một đoạn Kinh Thánh ngắn ứng với Mầu nhiệm đó (thay vì như trước đây chỉ “ngắm” một cách quá đơn giản). Vâng, xin cùng hợp hoan: “Một tràng hoa Mân Côi, hương thơm ngào ngạt thắm ân tình. Từng lời kinh sốt mến, xin dâng về Nữ Vương hiển vinh…” (TCCĐ “Tràng Hoa Mân Côi”). Ôi! “Lạy Chúa, Chúa đã dùng lời thiên sứ truyền tin cho chúng con biết thật Ðức Kitô con Chúa đã xuống thế làm người. Xin đổ ơn thánh đầy lòng chúng con để nhờ công ơn Con Chúa chịu khổ hình thập giá, và nhờ lời Thánh Mẫu Maria chuyển cầu, Chúa cũng cho chúng con được sống lại hiển vinh. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con. Amen.” (Lời nguyện nhập lễ Lễ Đức Mẹ Mân Côi 01/10).
(sẽ gửi đăng tại trang web MLCN www.thanhlinh.net ; www.daobinhducme.net vào đầu tháng 10/20130)



                                                     
  

-VIDEO :Three Secrets of Fatima Documentary


The rock cave at Massabielle, in Lourdes, where Saint Bernadette Soubirous claimed to have seen the Blessed Virgin Mary. Now is a religious grotto.
Our Lady of Lourdes is a venerated title of the Blessed Virgin Mary invoked by Roman Catholics in honor of the Marian apparitions said to have occurred on numerous occasions in 1858 in the vicinity of LourdesFrance. The first of these is the apparition of 11 February 1858, when Bernadette Soubirous, a 14-year-old peasant girl, admitted to her mother that a "lady" spoke to her in the cave of Massabielle (a mile from the town) while she was gathering firewood with her sister and a friend. Similar apparitions of the alleged "Lady" were reported on seventeen occasions that year, until the climax revelation of Our Lady of the Immaculate Conception took place.


-VIDEO :MIRACLES AT LOURDES



The Miraculous Staircase can be found in the small Loretto Chapel on Old Santa Fe TrailNew Mexico, USA.From the exterior, you wouldn’t be struck by anything overwhelmingly special about the structure…certainly nothing miraculous about it.

First, a little history behind the Loretto Chapel and it’s Miraculous Staircase: the chapel was completed in 1878, but there was no way to reach the choir loft above. In that time period, ladders were commonly used to access the choir loft…but the nuns did not feel comfortable with this because of the long habits that they wore.

Because the chapel was too small for a standard staircase, the Sisters of Loretto began nine days of prayer to St. Joseph, the patron saint of carpenters. On the final day of prayer, a stranger arrived at their door looking for work. His only request was that he would need total privacy, and he locked himself in the chapel for three months. Upon completion, the sisters found the beautiful staircase but the man had vanished without accepting payment. After searching for the mysterious man with no luck, the sisters concluded that St. Joseph himself had come to answer their prayers.





-VIDEO :Miracles of the Catholic Faith





 HOA LÒNG DÂNG MẸ
(THÁNG HOA KÍNH ĐỨC MẸ 2013)
Tháng Hoa lại về, lai thêm một lần con tim dao động trước những lời kinh tiếng hát ngợi khen Mẹ Diễm Phúc (“Ðây hoa chúng con cùng dâng lên Mẹ lành. Bông hoa ngát hương trầm mầu sắc tươi xinh. Mẹ ơi! đoái nhận lòng thành kính. hoa kia dẫu xinh, và hương có đậm đà, nhưng đem sánh với Mẹ còn kém thua xa. Vì đây, Mẹ là Mẹ ngàn hoa.” – TCCĐ “Mẹ Ngàn Hoa”), cùng những đoá hoa muôn màu tươi thắm toả ngát hương lòng dâng lên Mẹ Ngàn Hoa (“Hoa muôn sắc con dâng trước toà, màu tươi thằm hương ngát tốt xinh. Hoa muôn sắc con dâng trước toà, còn thua kém Đức Mẹ Chúa Thiên Đình” – TCCĐ“Hoa Muôn Sắc”).
Trong kinh cầu Đức Bà, có một câu ví: “Đức Bà như hoa hường mầu nhiệm vậy”. Ví Mẹ như một bông hoa hồng là thưòng tình, nhưng ở đây là bông Hoa-Hồng-Mầu-Nhiệm, thì quả là xứng hợp. Mẹ Maria là kết tinh những đức tính dịu hiền, khiêm nhường, quảng đại và bao dung, luôn tin tưởng và phó thác cuộc đời cho sự quan phòng của Thiên Chúa, đặc biệt nhất là Mẹ đã dâng trót xác hồn đáp lại lời mời gọi cộng tác vào chương trình mà Thiên Chúa đã hoạch định, hầu đem lại cho nhân loại nguồn ơn cứu độ và hạnh phúc Nước Trời. Quả thật Mẹ chính là Bông-Hoa-Hồng-Mầu-Nhiệm mà Thiên Chúa đã mặc định từ trước vô cùng.
Nếu hiểu Thánh Kinh là Lời Chúa (“Thánh Au-gus-ti-nô đã minh xác về điều này như sau: ‘Hãy nhớ rằng Thiên Chúa chỉ nói một lời; lời ấy đã diễn biến trong toàn bộ Thánh Kinh, và lời duy nhất đó đã vang dội trên môi miệng mọi tác giả thánh” – T/H Lời Chúa, số 12), mà Lời Chúa là Tin Mừng, thì ngay từ khởi thuỷ của lịch sử loài người đã có một “Tin Mừng Tiên Khởi” (Protoevangelium) nói về Mẹ Maria: Khi người mẹ đầu tiên (Eva) nghe lời cám dỗ của ma quỷ, bị tội lỗi thống trị, thì Thiên Chúa đã phán với con rắn xảo quyệt là kẻ đã cám dỗ người nữ (Eva): “Ta sẽ làm cho các ngươi thù nghịch nhau; mi và người nữ, dòng dõi mi và miêu duệ người nữ. Miêu duệ người nữ sẽ đạp nát đầu mi và mi sẽ cắn gót chân người đó” (St 3, 15).
Miêu duệ người nữ ấy chính là người được đón nhận lời hứa của Thiên Chúa: “Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu: Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuel” (Is 7, 14). Người nữ ấy, nhờ lòng tin đã vâng phục tuyệt đối Thánh ý của Thiên Chúa Cha, nên “Ngài đã sinh chính Con Chúa Cha nơi trần gian, mà không hề biết đến người nam, nhưng được Chúa Thánh Thần bao phủ. Như một Eva mới, Ngài đã đặt niềm tin vào sứ giả của Thiên Chúa, chứ không đặt vào con rắn xưa, một niềm tin không bị một nghi ngờ nào làm phai nhạt. Nhưng Người Con mà Ngài đã sinh ra, Thiên Chúa đã đặt làm Trưởng Tử trong nhiều anh em (Rm 8, 29), nghĩa là các tín hữu, mà Ngài cộng tác vào việc sinh hạ và giáo dục với tình thương của một người mẹ.” (Hc “Lumen Gentium”, số 63).
Vì Tình Yêu, Thiên Chúa dựng nên loài người nên Người rất cần sự cộng tác của con người trong mọi công trình Người thực hiện cho nhân loại. Ngay từ nữ nguyên tổ Eva, vì được tự do nên thay vì cộng tác với Thiên Chúa để “sinh sôi nảy nở cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất”, thì lại nghe lời xúi giục của ma quỷ mà cộng tác với tội lỗi và sự chết. Kể từ lúc đó, Thiên Chúa đã tiền định một người nữ - một Eva Mới (Đức Maria) sẵn sàng xin vâng để cộng tác mật thiết với Nguời trong chương trình cứu độ loài người. Đúng như Hiến chế Tín Lý về Giáo Hội “Lumen Gentium” (số 56) đã khẳng định: “Chúa Cha rất nhân từ đã muốn sự ưng thuận của người mẹ được tiền định trước khi Chúa Con nhập thể, để như một người nữ đã hợp tác cho sự chết, thì cũng một người nữ hợp tác cho sự sống. Ðiều đó đặc biệt thích hợp với Mẹ Chúa Giê-su, vì Ngài đem đến cho thế giới chính Nguồn Sống cải tạo mọi sự, và đã được Chúa ban cho nhiều ơn cân xứng với sứ mệnh cao cả như thế.” 

Câu chuyện “Truyền Tin” trong Tin Mừng đưa tín hữu đến trọng tâm của vấn đề. Ngôi Lời mà Mẹ đón nhận vào cuộc đời Mẹ qua tiếng “xin vâng” không những chỉ thành nhục thể trong lòng Mẹ, mà còn hình thành và tăng trưởng trong đời sống của Mẹ một Lời Hằng Sống. Vì thế, Mẹ trở thành một Kitô-hữu-môn-đệ đầu tiên. Đến câu chuyện “Thăm Viếng”, Người Ki-tô hữu môn đệ đầu tiên này đã trở thành người Kitô-hữu-truyền-giáo đầu tiên, vội vã ra đi chia sẻ Tin Mừng của Thiên Chúa với người chị em họ. Chính người chị họ Ê-li-da-bet công bố rằng Đức Maria đã được chúc phúc bội phần vì đặc ân của Mẹ là được làm Mẹ Thiên Chúa (Lc 1, 42-43), và đức tin của Mẹ vào Lời mà Thiên Chúa đã phán hứa (Lc 1,45). Khi đáp lời bằng bài ca “Ngợi khen” (Magnificat), Mẹ đã chứng tỏ rằng Mẹ không những chỉ là người Ki-tô hữu môn đệ và nhà truyền giáo đầu tiên, mà cũng là người Kitô-hữu-Giáo-Lý-viên đầu tiên. Kinh Magnificat là một bài Giáo Lý gương mẫu, gợi lên câu chuyện Xuất Hành trong việc công bố “những kỳ công mới” mà Đấng Toàn Năng đã làm, trong Mẹ và qua Con Mẹ, để cứu độ Dân Thiên Chúa. Kinh Magnificat là một bài ca ngợi, một kinh nguyện, một lời rao giảng, đồng thời cũng là một lời xác quyết đầy tin tưởng vào công lý, chúc tụng Thiên Chúa vì đã nâng người hèn mọn lên và cho những người đói khó được dư đầyphúc lộc (Lc 1, 52-53).

Và cũng từ tấm lòng vâng phục trung kiên ấy, Mẹ đã một lần nữa được Thiên Chúa – qua miệng của Đức Giê-su Con Thiên Chúa và cũng là Con của Mẹ – khẳng định Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ Giáo Hội (bao gồm tất cả dân Thiên Chúa). Đó chính là mầu nhiệm phó thác dưới chân thập tự (“Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: ‘Thưa Bà, đây là con của Bà’, rồi Người nói với môn đệ: ‘Đây là mẹ của anh’. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình” – Ga 19, 26-27). Chính Đức Giê-su Thiên Chúa – Trưởng Tử của Mẹ – đã phó thác các môn đệ của Người (qua thánh Gio-an) được làm con của Mẹ, mà người đứng đầu trong đám môn đệ ấy đã được truyền dạy: “anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (Mt 16, 18). Như vậy, Giáo Hội là thân mình, là các chi thể của Đầu là Đức Giê-su Ki-tô, tất cả đều là con của Mẹ ("Ngài thật là Mẹ các chi thể (của Chúa Kitô)... vì đã cộng tác trong đức ái để sinh ra các tín hữu trong Giáo Hội là những chi thể của Ðầu ấy" – “Lumen Gentium”, 53).
Vì được Thiên Chúa chọn làm người cưu mang, sinh hạ và dưỡng dục Đấng Cứu Thế từ trước vô cùng, nên Mẹ đã được hưởng hồng ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, hồng ân Trinh Nữ. Mẹ được tuyển chọn, nên Mẹ là dân Thiên Chúa từ trước khi Mẹ được sinh ra, nhưng Mẹ lại được cưu mang chính Con Một Thiên Chúa và trong hành trình rao giảng Tin Mừng, Mẹ luôn sát cánh cùng Trưởng Tử Giê-su để hướng dẫn, dạy dỗ các môn đệ, các tín hữu, cho nên chính nơi Mẹ đã là dấu chỉ Dân Thiên Chúa. Mẹ là dân Thiên Chúa, dân Thiên Chúa ở trong Mẹ; cũng vậy, Mẹ là Giáo Hội, Giáo Hội ở trong Mẹ, Mẹ là Mẹ Giáo Hội, Mẹ và Giáo Hội là một thực thể bất biến, cùng đồng hành, cùng tiến bước trên hành trình Cứu Độ của Trưởng Tử Giê-su – con Thiên Chúa, Đầu của Giáo Hội (“Ngày nay Mẹ Chúa Giê-su đã được vinh hiển hồn xác trên trời, là hình ảnh và khởi thủy của Giáo Hội sẽ hoàn thành đời sau; cũng thế, dưới đất này, cho tới ngày Chúa đến (2Pr 3, 10), Ngài chiếu sáng như dấu chỉ lòng cậy trông vững vàng và niềm an ủi cho dân Chúa đang lữ hành” – “Lumen Gentium”, số 68).

Chính vì thế, “Tất cả mọi Ki-tô hữu hãy thiết tha khẩn nguyện Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ loài người, để như Ngài đã trợ giúp Giáo Hội sơ khai bằng lời cầu nguyện của mình, thì ngày nay được tôn vinh vượt trên các Thần Thánh trên trời, Ngài cũng cầu bầu cùng Con Ngài trong sự hiệp thông toàn thể các Thánh cho tới khi mọi gia đình dân tộc hoặc đã mang danh hiệu Ki-tô hữu, hoặc chưa biết Ðấng Cứu Chuộc mình, đều hân hoan đoàn tụ trong an bình và hòa thuận, hợp thành một dân Thiên Chúa duy nhất, hầu vinh danh Ba Ngôi Thiên Chúa rất thánh và không phân chia” – Hc “Lumen Gentium”, số 69).

Ôi! Lạy Mẹ! Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng hoa kính Mẹ, lòng con lại hồi hộp nao nức chỉ muốn được đích thân hái những bông hoa tươi thắm dâng lên Mẹ, nhưng ở nơi con sống hiện nay không có hoa ngàn cỏ nội, con chỉ còn biết dâng lên Mẹ những vần thơ, những đoá hoa lòng, với một ao ước thiết tha “Nhờ Mẹ, con đến với Chúa”:



                                                   

HOA LÒNG DÂNG MẸ

 

Con ao ước sống lại thời thơ ấu,

Tháng hoa về con nao nức hân hoan,

Chạy tung tăng trên cỏ nội hoa ngàn,

Hái những đoá hoa tươi về dâng Mẹ.

Ôi ! Lạy Mẹ ! Con mừng khôn xiết kể,

Được cầm trên tay những đoá hoa hồng,

Hướng dương vàng chen hoa huệ trắng trong,

Cúc vạn thọ nép bên hoa sứ đỏ.

Cùng với lưu ly, mẫu đơn hé nở,

Muôn sắc màu, hương toả khắp không trung,

Và tất cả như những đoá hoa lòng,

Của những mảnh đời đàn con thơ dại.

Ôi! Lạy Mẹ! Con dốc lòng chiêm bái,

Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ của con,

Hằng chở che, phù hộ, và ban ơn,

Và bầu cử con trước toà Thiên Chúa.

Chính nhờ Mẹ, con đến cùng Thiên Chúa,

Chính nhờ Mẹ, con vững một niềm tin,

Chính nhờ Mẹ, những điều con cầu xin,

Được Chúa đoái thương ban nhiều ân sủng.

Chính nhờ Mẹ, mà con được vui sống,

Trong bình an, trong hạnh phúc vẹn toàn,

Ôi lạy Me, con vui sướng hân hoan,

Vì nhờ Mẹ, con đến cùng Thiên Chúa.

 (MLCN www.thanhlinh.net ; www.daobinhducme.net– 01/5/2013)                                                   

          
                                                                       
ĐIỆU RU NGÚT NGÀN
Truyện ngắn – JM. Lam Thy ĐVD.
Trước khi vào truyện:Khi bắt đầu viết cho nguyệt san “Chia Sẻ Tin Mừng” của Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam, tác giả dựa trên một chuyện có thật trong dòng hồi ức về quê hươngđể viết nên truyện ngắn này. Tuy nhiên, để tránh những hiểu lầm không đáng có, nên tên nhân vật đã được hư cấu hoàn toàn. Mọi trùng hợp chỉ là ngẫu nhiên, nằm ngoài chủ định của tác giả.
“Sắc Đỏ nhuộm đầm trong Máu Thánh, xin chỉ vì dâng, mừng kính Đức Bà, giúp Chúa Con cứu chuộc (i-hi-hi) người ta. Công phúc trọng (i-hi-hi). Công phúc trọng hơn là, hơn là thủ tiết (i-hi-hi)”. Giọng ca trong vắt của Liên vút cao trong bầu không khí lắng đọng của thánh đường. Hôm nay là buổi dâng hoa kết thúc Tháng Hoa, nên mọi người tới nhà thờ thật đông. Đông, nhưng rất trang nghiêm. Và bầu khí đó càng làm tăng thêm cảm xúc của cộng đoàn, theo từng âm điệu của lời ca tiếng hát mà đội dâng hoa dâng lên Đức Mẹ.
Trong số gần 20 chị em dâng hoa lứa tuổi thiếu niên, có lẽ Liên lớn tuổi hơn cả. Nàng năm nay đang trong tuổi “bẻ gẫy sừng trâu” (“mười bảy bẻ gãy sừng trâu” – Tục ngữ). Từ 3 năm nay, Liên phụ bán tạp hoá cho mẹ, rồi dần dần được mẹ trao cho trực tiếp trông coi cửa hàng, vì mẹ già nay đã yếu lắm. Tuy nổi tiếng là một cô hàng xén chanh chua ở chợ Ve (Dũng Vy – Tiên Du –Bắc Ninh), nhưng ngoài việc buôn bán ra, thì nàng lại là một cô gái rất hồn nhiên vui tính đối với mọi người. “Nhất là giọng ca của nàng thì thật tuyệt !”, Dũng thường nghĩ vậy và còn nói ra miệng nữa, mỗi khi nghe ai đó chê trách Liên. Và mỗi lần như thế, Dũng lại thầm nhủ : “Ai cậy mà bênh. Rõ đoảng !”. Nhưng mà … ô kìa … hình như Dũng cứ rất thích được bênh vực người bạn gái nhỏ, cũng là bạn học hồi cùng học chung trường làng. Cứ mỗi khi hết hè, phải ra Hà Nội vào năm học mới, là y như rằng Dũng lại thấy thiêu thiếu, văng vắng, nhơ nhớ … làm sao ấy, không thể tả được… “Rõ đoảng !”.
Năm nay, trường cho nghỉ sớm hơn mọi năm vì cái hội nghị Giơ-neo thả neo gì đó (Genève), Dũng cũng chẳng thèm để ý. Chàng vù ngay về quê, để lại được thấy Liên thật chanh chua khi bán hàng, rất hồn nhiên khi vui chơi với bạn, và thật trong trẻo thánh thót khi hát thánh ca. Thế rồi … chưa hết 3 tháng hè, Dũng theo gia đình di cư. Gia đình Liên không đi cùng dịp với gia đình Dũng. Có lẽ họ ở lại.
*
*    *
          Sáu năm sau, Dũng đi quân dịch, đồn trú tại Kontum. Một lần quá vui với bạn bè, Dũng vào … ‘nhà cho thuê’ và bất ngờ gặp lại Liên! Cuộc hội ngộ đầy éo le và nghịch lý, khiến hai người như chết đứng. Tiếp theo là nuớc mắt, và một chuỗi dài tâm sự trong thổn thức… Thì ra khi Dũng rời khỏi làng chưa được bao lâu thì bà mẹ của Lan qua đời. Mồ côi bố, nay lại mồ côi mẹ, cộng thêm một bầu không khí thời sự mới, khiến tính tình Liên thay đổi hẳn. Sự hồn nhiên vui vẻ, kể cả chanh chua nữa, không còn trong Liên. Hình như mãi tới chuyến tàu thủy cuối cùng chở những người di cư, mới có mặt Liên. Nàng được ông chú ruột mang đi; nhưng vào miền Nam được khoảng một năm thì chú nàng cũng theo bố mẹ nốt, bỏ nàng ở lại với bà thím khó tính. Thế rồi cuộc đời đưa đẩy, trải qua đủ thứ nghề, Liên trôi giạt ra miền Trung, và … định cư tại Kontum. Một khoảng thời gian dài về sau cái đêm nghịch lữ ấy, thì cái nghịch cảnh trớ trêu lại trở nên … có hậu : Dũng và Liên lấy nhau. Hết thời hạn quân dịch, họ đưa nhau về Saigon sinh sống. Rồi 5 tác phẩm nối đuôi nhau chào đời : 2 trai + 3 gái. Một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, khiến nhiều người phát thèm và ganh tị. Tò mò hỏi bí quyết, họ cùng cười vang lên :
- Chẳng có bí quyết gì đâu, chỉ tại chúng tôi yêu nhau, rất yêu nhau, mà thôi.
- Thế nhưng … vì sao anh lai … vượt qua được …
- Nào biết vì sao hay vì trăng. Yêu nhau thì “tam tứ núi cũng trèo, thất bát sông cũng lội, cửu thập đèo cũng qua” cái vù !
- Vậy anh yêu chị ấy từ hồi nào ?
- Từ hồi tóc còn để chỏm cơ. Cái hồi tôi mê giọng hát cô Liên chuyên solo “Sắc Đỏ” khi dâng hoa ấy.
Trả lời xong, Dũng thầm nghĩ “mình cũng lém lỉnh ra trò đấy chứ !” Và chẳng để cho hỏi thêm, Dũng Liên cùng song ca : “Sắc Đỏ nhuộm đầm trong Máu Thánh, xin chỉ vì dâng, mừng kính Đức Bà, giúp Chúa Con cứu chuộc (i hi hi) người ta. Công phúc trọng (i hi hi…), công phúc trọng hơn là thủ tiết (i hi hi…)…”. Căn phòng nhỏ vui nhộn hẳn lên. Chàng phóng viên nghiệp dư buông cả bút, hát theo hai vợ chồng tóc đã muối tiêu “Quỳ lạy Mẹ trinh khiết không ai người sánh tầy. Toà cao cực sáng láng trên tầng mây, Ngày hôm nay khắp chúng dân vui mừngchúc tụng. Mấy đoá hoa tiến Nữ Vương Đồng Trinh, mấy đoá hoa tiến Nữ Vương Thiên Đình” (theo điệu bài thánh ca “Euge sobole Sanctorum”).
Thời gian trôi thật nhanh, thấm thoát mà … năm 1975 định mệnh (miền Nam VN thất thủ) cũng tới …
*
*    *
          Ông phải kề tai sát miệng bà mới nghe được giọng thều thào đã hơi ngọng của bà : “Ông này, nhớ đeo tràng hạt vào cổ cho tôi đấy, nhé!”  Hình như bà lẫn mất rồi, vì ông đã mang cỗ tràng hạt vào cổ theo yêu cầu cuối cùng của bà, từ ba hôm nay. Và đã ba hôm liền, ông hằng ngày áp sát vào khuôn mặt nhăn nheo mất hết sinh khí ấy, để cùng bà đọc kinh. Những lúc như thế, đôi tay run rẩy của bà luôn ôm lấy cây thánh giá nhỏ đặt trên đôi môi khô héo. Đôi môi bà lại mấp máy, ông cố hết sức lắng nghe giọng nói đứt quãng của người bạn đời : “Anh … D…ũng,  a…a…nh  có  y…ê…u  e…m  khơ… khơ… kh…ông ? ”. Tiếng bà nhỏ dần và tắt lịm. Ông khàn khàn giọng, muốn gào to lên mà không được : “Anh yêu em vô cùng, Liên ơi ! Đừng bỏ anh …”.
          Sau đám ma của bà, người ta cứ thấy trong căn nhà trống trải ấy, một bóng người lưng đã còng gập xuống, lủi thủi ra vào và cứ đến giấc trưa là lại thấy phủ phục trước bức ảnh Đức Mẹ ban tràng chuỗi Mân Côi cho thánh Đa Minh. Con cháu, đứa thì ở riêng, đứa thì đi làm, đi học… và ông đã thực sự trở thành một bóng ma âm thầm trong căn nhà hoang vắng, để … nuối tiếc dĩ vãng … Bao giờ cho ông quên được người bạn đầu gối tay ấp, hơn 40 năm qua không một đêm nào quên đọc kinh Mân Côi. Bà đã tâm sự với ông rằng, kể cả quãng thời gian sa vòng trụy lạc, bà vẫn không quên đọc kinh Mân Côi, dù có nhiều đêm bà chỉ đọc được vài kinh rồi khóc nấc lên và ngủ thiếp đi. Thời gian làm bạn với ông thì khỏi nói, nhiều khi ông cứ phải nại cớ chuyện này chuyện khác về muộn, để tránh giờ đọc kinh mà bà chỉ muốn hai vợ chồng cùng đọc. Ông cũng phải công nhận một điều là ảnh hưởng của bà rất lớn, đã khiến ông dần dần chăm đọc kinh hơn, nhất là khi ông bà tuổi ngoài năm mươi, đã cùng gia nhập Gia đình Đa Minh, thì hằng đêm, giờ kinh tối đã trở thành nhu cầu không thể thiếu. Và, “hình như đời sống tâm linh của mình ngày một thăng tiến, dồi dào hơn” – ông nghĩ thế.
          Một buổi chiều êm ả giữa tháng 10/1999, đi lễ chiều sớm hơn thường lệ, anh chàng phóng viên nghiệp dư ngày nào, giờ đây tóc đã bạc trắng. bắt gặp ông già ngồi trên ghế đá trước đài Đức Me ở cuối nhà thờ. Thói quen này của ông cũng diễn ra đã khá lâu, nhưng hôm nay hình như ông không đọc kinh mà đang hát thì phải. Lại gần, thì ra ông hát thật. Và không hẹn mà nên, hai mái đầu bạc cùng hoà chung một nhịp dù giọng đã khàn đục cả : “Một tràng Hoa Mân Côi hương thơm ngào ngạt thắm ân tình. Một lời kinh sám hối, xin dâng về Nữ Vương hiển vinh…”; đến TK 2 : “Khi đau thương ấp đầy như vườn loang máu mồ hôi, như gai đâm, như chịu nát đòn, như khi nhận thập tự hy tế, kết hoa kinh để dâng Mẹ” (TCCĐ “Tràng Hoa Mân Côi” – Lm. Kim Long), thì hai lão già ôm lấy nhau, không hát được nữa, mà khóc nức nở như trẻ thơ …
(Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam – Nguyệt san Chia Sẻ Tin Mừng, số tháng 10/2005
– Trang web MLCN www.Thanhlinh.net – 03/5/08).
                                                       
                                                                            
                        
THÁNH GIU SE
QUAN THẦY GIÁO XỨ DŨNG VY
* CỘNG TÁC VIÊN ĐẮC LỰC *
(Lễ kính Thánh Giu-se, bạn trăm năm của Đức Maria – 19/3)
                                                  JM. Lam Thy ĐVD.
Thói thường ở đời có nhiều công việc không thể hoạt động cách đơn lẻ, mà cần có sự hợp tác, cộng tác của nhiều người. Theo từ nguyên thì "cộng tác" () hay "hợp tác"(合作) đều cùng có nghĩa là: "cùng góp sức hoàn thành một công việc nhằm một mục đích chung, nhưng có thể không cùng chung một trách nhiệm"Nói đến cộng tác là nói đến sự tin tưởng lẫn nhau, và chỉ có tin mới sẵn sàng hợp tác làm ăn. Đó là đối với con người với sự bất toàn cố hữu, nhưng đối với Thiên Chúa thì sao? Tất nhiên ai cũng nghĩ rằng Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, Người đã tạo dựng vũ trụ và con người, thì đâu còn sự gì Người không thể làm được ("Đối với loài người thì điều đó không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa, thì mọi sự đều có thể được." – Mt 19, 23). Vậy mà Thánh Âu-tinh lại nói: "Để dựng nên ta, Thiên Chúa không cần đến ta, nhưng để cứu rỗi ta, Thiên Chúa không thể làm được nếu ta không cộng tác với Ngài". Mới thoạt nghe thì thấy có vẻ không ổn, nhưng suy nghĩ cho kỹ sẽ thấy lời dạy của Thánh nhân thật chí lý.
Thật thế, khi dựng nên loài người, Thiên Chúa đã ban cho sự tự do tuỵêt đối, và cũng vì được tự do như vậy, nên con người mới sa ngã và bị tội lỗi thống trị. Không muốn để loài người chìm ngập trong đau khổ, nên vì tình yêu, Thiên Chúa lại sai chính Con Một xuống thế, chịu chết trên thập giá để cứu độ nhân loại. Cứ nhìn thẳng vào Đức Giê-su Thiên Chúa sẽ thấy trong các phép lạ Chúa làm, Người đều cần sự cộng tác của con người (ở tiệc cưới Cana, Chúa chỉ làm phép lạ khi người ta đã “múc nước đổ đầy các chum” – Ga 2, 7; trong phép lạ về bánh, Người chỉ làm cho bánh hóa nhiều khi “có 5 chiếc bánh và 2 con cá” – Mc 6, 35-43; khi chữa mắt cho người mù, Người chỉ thoa bùn vào mắt anh, còn phần anh phải đi rửa ở hồ Si-lô-ê mới được sáng mắt – Ga 9, 1040; rồi trong những lần chữa bệnh cho mọi người, Đức Ki-tô luôn nói: Đức tin của con đã chữa lành con”). Vấn đề sẽ hoàn toàn sáng tỏ khi tự đặt câu hỏi: Những kẻ trực tiếp lên án, bắt trói, đánh đòn, đóng đinh Đức Giê-su Thiên Chúa... mà không biết ăn năn hối cải (tức là những kẻ dứt khoát không cộng tác với Người), thì liệu có được hưởng phần rỗi hay không? Câu trả lời tất nhiên là không. Chỉ có những kẻ tin vào Người, sẵn sàng nghe Lời Người – kể cả những kẻ "chối chúa phản thầy" biết ăn năn hối cải – tức là biết cộng tác với Người trong chương trình cứu độ, mới được hưởng phần rỗi mà thôi.
Trong Giao Ước Mới, khi thực hiện chương trình giải thoát loài người khỏi ách thống trị của tội lỗi và sự chết, Thiên Chúa đã mời gọi con người cộng tác với Người. Có rất nhiều cộng tác viên ở giai đoạn đầu, nhưng nổi bật hơn cả là 3 nhân vật trọng tâm: Đức Maria, Thánh Giu-se và Thánh Gio-an Tẩy Giả. Về Đức Maria và Thánh Gio-an Tẩy Giả thì các sách Tin Mừng đều có những trình thuật khá chi tiết, nhưng riêng với Thánh Giu-se thì quá sơ lược, sơ lược đến độ có thể nói ngài chỉ như một bóng mờ trong chương trình cứu độ nhân loại được thực hiện qua Đức Ki-tô. Vậy mà tại sao Giáo Hội lại tôn phong ngài là bậc Thánh Cả (đứng đầu các thánh)? Vấn đề đặt ra chính ở điểm này.
Trước hết, phải nói Thánh Giu-se đã sống trọn hảo 3 lời khuyên Phúc Âm: Khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục. Có thể nói cuộc đời và sự nghiệp của Thánh Giu-se không có gì đặc sắc, cao trọng trước con mắt người đời. Tuy là dòng dõi vua Đa-vít, nhưng Thánh nhân chỉ là một bác thợ mộc bình thường nơi làng quê nghèo khó Na-da-rét, ngày ngày cặm cụi với nghề thợ mộc đơn sơ để kiếm miếng cơm manh áo nuôi thân và phụ giúp Mẹ Maria dưỡng nuôi Đấng Cứu Thế. Trong hoàn cảnh nghèo nàn như vậy mà phải đón nhận và dưỡng nuôi một "Người vốn giàu sang phú quý" (2Cr 8, 9) là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật, thì quả là không dễ dàng gì, nếu không có một nhân đức "khó nghèo" thực sự trong tâm hồn. Thánh Giu-se đã triệt để sống tinh thần nghèo khó, bởi chính Đấng "giàu sang phú quý" ấy cũng "đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có." (2Cr 8, 9) và khi Đấng ấy trưởng thành đã có lần phải thốt lên: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu." (Lc 9, 58). Nghèo đến độ không có cả chỗ tựa đầu thì đủ hiểu Con Thiên Chúa giàu sang vinh hiển đã chấp nhận "mặc lấy thân nô lệ, sống như người trần thế" để đem Nước Trời về cho "những ai có tinh thần nghèo khó" ("Tám mối phúc") vậy.
Về đức khiết tịnh thì chỉ có nơi những người "không biết đến việc vợ chồng" vì "không có khả năng", vì "bị hoạn" hoặc tự nguyện sống "vì Nước Trời" (đi tu), như Lời dạy của Đức Giê-su: "Quả vậy, có những người không kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ, họ đã không có khả năng; có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn; lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời." (Mt 19, 12). Nhưng trong bài Tin Mừng hôm nay lại giới thiệu về Thánh Giu-se là: "Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: Bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se." (Mt 1, 18), vậy thì phải hiểu như thế nào? Luật hôn nhân của Do thái xưa quy định trai gái trưởng thành thì phải đính hôn và kể từ khi đính hôn đã được coi là thành vợ chồng (vì thế mới dùng chữ “thành hôn” như câu trích trên), nhưng chưa sống chung, mà còn phải chờ ngày đằng trai chính thức đón đằng gái về (Việt Nam gọi là “rước dâu”) mới thực sự sống chung trong một gia đình. Thánh Giu-se và Đức Maria đã khấn nguyện sống khiết tịnh nhưng vẫn tuân giữ Lề Luật thành hôn với nhau và như thế các ngài đã không phải là tu sĩ nhưng vẫn sống khiết tịnh "vì Nước Trời" vậy. Và cũng vì thế, nên khi biết được Đức Maria có thai, Thánh nhân “không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” – Mt 1, 20).
Cũng theo lẽ thường tình, gặp những trường hợp như vậy thì chắc chắn người chồng sẽ làm ầm ĩ, rồi tố giác ra làng xã để xử (chiếu theo luật Mô-sê có thể bị ném đá cho đến chết), ấy là chưa kể ở thời đại ngày nay, anh chồng còn “tự xử án vợ” bằng cách thượng cẳng chân hạ cẳng tay hoặc “xin tí huyết” nữa. Nhưng Thánh Giu-se đã không làm thế, vì Người “là người công chính” (Mt 1, 19), lẽ tất nhiên chỉ còn một cách âm thầm bỏ đi là thượng sách. Ngay ở giai đoạn gay go nhất ấy, thì Thiên Chúa đã can thiệp. Khi được thiên sứ truyền tin "Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần." (Mt 1, 20), Thánh Giu-se đã vâng phục một cách tuyệt đối, không một lời băn khoăn thắc mắc, than vãn âu lo, hoặc khéo léo chối từ. Và như thế, lại thêm một điểm son chói lọi: Thánh nhân đã có một đức tin cực kỳ vững chắc. Chỉ có tuyệt đối tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa, thì trong hoàn cảnh éo le như vậy mới có thể vâng phục được.
Quả thực, Thánh Giu-se là một con người rất đơn sơ giản dị, khiêm nhường, ít nói, nhưng lại là một người rất yêu mến, tin tưởng và phó thác cả cuộc đời vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Sự đơn sơ giản dị được bày tỏ qua việc lắng nghe và thực thi Thánh ý của Thiên Chúa, cho dù Lời Người mời gọi Thánh nhân chỉ qua một giấc mơ! Ngài không thắc mắc, than vãn hoặc đưa ra ý kiến riêng, cũng chẳng chần chờ, mà mau mắn xin vâng và thực hiện theo thánh ý của Thiên Chúa. Tấm lòng đơn sơ, giản dị, khiêm cung của Thánh nhân thể hiện thật cụ thể trong suốt cuộc đời trần thế, thông qua việc ngài chu toàn bổn phận của người chồng, người cha trong gia đình nơi mái ấm Na-da-rét, chu toàn giới luật của tiền nhân, là một công dân gương mẫu đối với xã hội, sống chan hòa yêu thương với mọi người. Tin Mừng đã minh chứng điều đó qua việc ngài giữ đúng tập tục truyền thống (luật Mô-sê) và luật pháp xã hội (kê khai nhân khẩu) trước và sau ngày Hài Nhi Giê-su giáng thế, qua việc ngài cùng với mọi người trẩy hội đền thờ hằng năm.
Sự tận tụy, vâng phục tuyệt đối Thánh ý của Thiên Chúa, qua việc cùng với Mẹ Maria dưỡng nuôi Đấng Cứu Thế, để Đức Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.” (Lc 2, 52), chứng tỏ Thánh Giu-se là một tấm gương tuỵêt hảo về đức công chính, như lời nhận xét của người đương thời (Mt 1, 19) và càng toả sáng đến muôn đời hậu thế. Không những thế, sự âm thầm cộng tác với dưỡng tử Ngôi Lời Nhập Thể trong hành trình thi hành sứ vụ Thiên Chúa Ngôi Cha trao phó, đã chứng minh Thánh Giu-se chu toàn sứ mệnh từ Ơn Gọi làm con cái Thiên Chúa thông qua việc tham dự vào 3 chức vụ Tư tế, Ngôn sứ, Vương giả của Đấng Cứu Độ trần gian. Hoá cho nên, người tín hữu không lạ khi thấy trong muôn vàn vị thánh – ngoại trừ Mẹ Maria được Thiên Chúa ân thưởng và tôn phong cách riêng trong vai trò làm Mẹ Thiên Chúa – Giáo Hội đã chiêm ngưỡng và tôn phong Thánh Giu-se là Thánh Cả trên hết các thánh, đặt Ngài là Đấng bảo trợ Giáo Hội, gia đình và mỗi con người, nhất là các bậc gia trưởng trong gia đình.
Người Ki-tô hữu ngày hôm nay không những học tập và thực hành triệt để tấm gương mẫu mực sống ba lời khuyên của Phúc Âm nơi Thánh Cả Giu-se, mà trên hết hãy cầu xin cho được ơn đức tin trọn hảo như Thánh Cả, để cùng với toàn thể Giáo Hội cộng tác với Đức Giê-su Thiên Chúa trong chương trình cứu độ nhân loại. Ôi! Lạy Chúa, Chúa đã giao phó Ðức Giê-su cho thánh cả Giu-se và thánh nhân đã trung thành gìn giữ trong giai đoạn đầu của công trình cứu độ. Xin nhận lời thánh nhân cầu thay nguyện giúp, cho Giáo Hội luôn luôn cộng tác với Ðức Giê-su để hoàn tất công trình Người đã khởi đầu. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở, muôn đời. Amen.” (Lời nguyện nhập lễ lễ Thánh Giu-se, Bạn Trăm Năm Đức Maria).

                   

                   
ĐẤNG BẢO TRỢ GIỚI LAO ĐỘNG
(LỄ KÍNH THÁNH GIU-SE THỢ – 01/5)
            JM. Lam Thy ĐVD.
Trong bài giảng tại Thánh lễ “Khai mạc sứ vụ Phê-rô của Giám mục Rô-ma” (được tổ chức tại quảng trường Thánh Phê-rô vào đúng ngày lễ “Thánh Giu-se – bạn trăm năm của Đức Maria” – 19/3/2013), Đức Thánh Cha Phan-xi-cô I có nói về các đức tính gương mẫu của Thánh Cá Giu-se trong sứ mạng “canh giữ Mẹ Maria và Chúa Giê-su, đó là một sự canh giữ được nới rộng cho toàn thể Giáo Hội, như Chân phước Gio-an Phao-lô 2 đã nhấn mạnh: ”Thánh Giu-se, vì yêu thương chăm sóc Mẹ Maria và vui mừng tận tụy giáo dục Đức Giê-su Ki-tô, như thế Ngài cũng giữ gìn và bảo vệ nhiệm thể của Ngài là Giáo Hội, mà Đức Thánh Trinh Nữ là hình ảnh và gương mẫu” (Tông huấn “Redemptoris Custos”, số 1)”.
Cuối bài giảng, ĐTC nhấn mạnh: “Và ở đây, tôi muốn ghi nhận thêm điều này: Chăm sóc, giữ gìn, đòi phải có sự tốt lành, đòi phải được sống với sự dịu dàng. Trong các sách Phúc Âm, thánh Giu-se xuất hiện như một người mạnh mẽ, can đảm, chuyên cần làm việc, nhưng trong tâm hồn Ngài trổi vượt một sự rất dịu dàng, đây không phải là đức tính của kẻ yếu, trái lại, nó chứng tỏ một tâm hồn mạnh mẽ và có khả năng chú ý, cảm thương, thực sự cởi mở, yêu thương đối với tha nhân. Chúng ta không được sợ sự tốt lành và dịu dàng!” Đó quả thực là một nhận định sáng suốt và đầy đủ về Đấng Bảo Trợ Hội Thánh. Hôm nay là ngày lễ kính Thánh Giu-se Thợ, xin được có đôi điều chia sẻ:
Trước hết cần phải hiểu từ “canh giữ” mà ĐTC đã dùng (canh giữ Mẹ Maria và Chúa Giê-su”). Bình thường chúng ta hay nói Thánh Giu-se trông nom săn sóc Đức Mẹ và Chúa Giê-su, chớ không dùng từ canh giữ. Tuy nhiên, nếu chỉ là trông nom săn sóc thì mới chỉ là nuôi nấng giữ gìn; nhưng canh giữ còn hàm chứa một điều là cảnh giác để ngăn ngừa hoặc tránh né những khó khăn nguy hiểm có thể xảy đến. Kể từ khi khiêm nhường vâng phục Thánh ý của Thiên Chúa, đón nhận Mẹ Maria “đã chịu thai bởi phép Thánh Linh” để hiệp công dưỡng nuôi Đấng Cứu Thế, Thánh Giu-se đã làm tròn trách vụ một người chồng, người cha trong gia đình Na-da-ret. Đồng thời, Thánh nhân còn canh giữ nhiệm nhặt Đức Mẹ và Chúa Giê-su trên hành trình đi Bê-lem để kiểm tra dân số, khi chấp nhận hang bò lừa làm nơi sinh hạ Chúa Con và nhất là cuộc tị nạn sang Ai Cập để tránh hung thần sát thủ Hê-rô-đê, ấy là chưa kể cuộc vất vả tìm Con tại Đền Thờ Giê-ru-sa-lem.
Những đức tính “khó nghèo, vâng phục, khiết tịnh” (3 lời khuyên Phúc Âm) cùng với đức tính khiêm tốn, thầm lặng, kín đáo của Thánh Giu-se, đã chia sẻ trong bài “Cộng Tác Viên Đắc Lực” (Lễ “Thánh Giu-se bạn trăm năm Đức Maria” – 19/3/2013), nay xin đi vào vấn đề vì sao có Lễ kính Thánh Giu-se Thợ? Lễ kính này đã được Đức Giáo Hoàng Pi-ô XII thành lập vào năm 1955. Giáo Hội tôn vinh Thánh Cả Giu-se với Lễ kính Thánh Giu-se Thợ để thánh hóa ngày Quốc tế Lao Động (1/5), nhằm nhắc nhở các tín hữu hãy tôn trọng và nâng đỡ giới lao động, đồng thời cũng nhắc nhở mọi người hãy làm việc bằng chính bàn tay và khối óc của mình, để xây dựng và phát triển bản thân, gia đình, thế giới mà Thiên Chúa đã dựng nên và trao cho con người cộng tác phát triển ngày một  tiến bộ văn minh hơn. Chính Thánh Giu-se cũng là một người thợ, cũng đã dùng hai bàn tay để làm việc và nuôi sống gia đình thánh Na-da-ret. Thánh Kinh cũng nhấn mạnh rằng Đức Giê-su là thợ mộc, được Thánh Giu-se đào tạo cả về nhiệm vụ lẫn sự vất vả của nghề nghiệp.
Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có câu: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, “Có làm thì mới có ăn, Không dưng ai dễ đem phần đến cho”; với thánh Phao-lô thì: “Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn” (2Tx.3,10). Vâng! Là con người trần thế, ai cũng phải lao động vất vả mới có miếng ăn. Đến ngay như Đức Giê-su Thiên-Chúa-làm-người cũng phải lao động. Lao động có hai chiều kích: Lao động trí óc và lao động chân tay; nhưng tất cả đều nhằm phục vụ cho cuộc sống con người, vì thế mới có câu “Lao động là vinh quang”. Với Thánh Cả Giu-se cũng vậy, nhưng còn hơn thế nữa, Thánh nhân đã cần cù lao động, âm thầm thinh lặng làm việc, đưa lại cho lao động một ý nghĩa cao sâu linh thánh. Quả thật Ngài chính là một người lao động, người chủ gia đình gương mẫu, thánh thiện, là cành huệ trắng luôn tỏa hương thơm ngát và không bao giờ tàn phai. Thánh nhân thật xứng đáng với tước hiệu Đấng Bảo Trợ giới Lao động, Bảo Trợ Giáo Hội, Bảo Trợ các Gia đình.
Mừng kính lễ Thánh Giu-se Thợ, người Ki-tô hữu hãy học nơi Thánh Cả Giu-se là “một người mạnh mẽ, can đảm, chuyên cần làm việc, nhưng trong tâm hồn Ngài trổi vượt một sự rất dịu dàng, đây không phải là đức tính của kẻ yếu, trái lại, nó chứng tỏ một tâm hồn mạnh mẽ và có khả năng chú ý, cảm thương, thực sự cởi mở, yêu thương đối với tha nhân”. Một cách cụ thể là hãy noi gương Thánh Cả ”Giữ gìn Chúa Giê-su với Mẹ Maria, giữ gìn toàn thể công trình sáng tạo, giữ gìn mỗi người, đặc biệt là người nghèo nhất, giữ gìn chính chúng ta; đó là một công tác phục vụ mà Giám Mục Roma được kêu gọi chu toàn, nhưng đó cũng là ơn gọi mà tất cả chúng ta được mời gọi làm cho ngôi sao hy vọng được chiếu sáng rạng ngời: Chúng ta hãy gìn giữ với lòng yêu mến điều Thiên Chúa đã ban cho chúng ta!” (ĐTC Phan-xi-cô I – “Bài giảng Thánh lễ khai mạc sứ vụ Phê-rô” ngày 19/3/2013 – phần kết).
Ôi! “Lạy Thiên Chúa tạo thành trời đất, Chúa đã muốn cho con người lao động để tiếp tục công trình của Chúa. Xin nhận lời thánh cả Giu-se chuyển cầu, cho chúng con biết noi gương người để lại là chu toàn nhiệm vụ Chúa đã trao phó hầu được hưởng niềm vui Chúa đã hứa cho tôi tớ trung thành. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con. Amen.” (Lời nguỵên nhập lễ lễ Thánh Giu-se Thợ).


-Những nơi Đức Mẹ hiện ra - SBTN_(sưu tầm):




-Đọc thêm các bài viết của :


JM. Lam Thy ĐVD.