Thursday, February 19, 2015

Em Champagne, Má Đỏ Môi Mềm


Em Champagne, 
Má Đỏ Môi Mềm
Ái Văn
(Nhái theo Bài hát: Em Pleiku, má đỏ môi hồng. Chọn chữ Em Champagne để nói Champagne của mấy Bà cho mấy Bà. Cònmá đỏ thì có nghĩa là uống vào thì má đỏ hây hây .Và môi mềm là theo ý của câu Mềm môi uống mãi tít cung thang)
Ái Văn
 

-VIEW :Brief History of Champagne Glasses


"Champagne is the only wine that leaves a woman beautiful after drinking it."
Madame de Pompadour

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên ở Luân Đôn, hồi năm 1961, khi được hỏi Bà uống Champagne vào những dịp nào, Bà Elisabeth Bollinger (Lily là tên hay dùng) nhỏng nha, nhỏng nhảnh trả lời nguyên văn bằng tiếng Anh như sau:
"I only drink Champagne when I'm happy, and... when I 'm sad.
Sometimes I drink it, when I am alone.
When I have company, I consider it obligatory.
I trifle with it if I am not hungry, and ... drink it when I am.
Otherwise I never touch it - unless ,... I 'm thirsty".
 Madame Bollinger, one of the "grande dames" of French champagne (1884 - 1977)/





Đọc được câu trên thấy rất là thú vị vì : "Sao mà có người nói hết được những điều mình muốn nói mà chưa (hay không) dám nói ?" Vì nói thì "Sợ Mạ la!". Lại có bạn còn cắc cớ hỏi lại : "Mạ ai la ?". Dạ xin thưa: "Mạ của em cũng la, mà Mạ của thằng con trai em cũng la nữa." Đó, đó, vừa ý chưa nà?. Vì biết mình văn thì dốt mà võ thì nhát gan - gan to bằng gan cá bống -, tôi đành phải nhờ anh bạn cùng học chung, Trần minh Đức, ở tận Gia Nã Đại là người hay làm thơ dịch giùm. Và đây là phần thoát dịch:
"Vui, buồn, EM chỉ uống sâm banh
Nhất là khi EM ở bên mình
EM uống khi nào EM đói, khát
Hay khi EM chiếc bóng một mình
Những lúc EM tâm tình, hò hẹn
Không thể nào EM thiếu sâm banh
Người mời EM khá nhiều rượu quý,
Lắc đầu, EM... EM chỉ nhấp sâm banh "

"Champagne is the only wine that enhances a woman's beauty."
Madame Pompadour, mistress of King Louis XV. (1721 - 1764).


“In victory we deserve champagne, in defeat, we need it.” Napoleon Bonaparte.


Bollinger là một nhà sản xuất rượu Champagne có tiếng ở Pháp do Jacques Bollinger làm chủ cho đến khi Ông ta mất năm 1941, Bà Lily tiếp tục sự nghiệp của nhà chồng và giữ vững con thuyền Champagne Bollinger qua những giai đoạn cam khổ khi nước Pháp bị Đức Quốc Xã chiếm đóng cho đến khi Bà mất vào năm 1977. Còn bạn nào mê xem Cinéma thì biết là Điệp Viên James Bond 007 khi nào cũng uống Champagne Bollinger kể từ khi Ian Fleming bắt đầu viết truyện gián điệp này từ 1953. Mãi đến hơn 40 năm sau, trong phim Golden Eye (1995), sau đoạn phim đuổi bắt bằng xe hơi do tài tử Pierre Bosnan đóng, khi được Nữ Bác Sĩ tâm thần hỏi là Ông làm gì cho thoải mái thì chàng James Bond ta bèn ấn nút dashboard của chiếc Aston Martin để lộ ra một chai Bollinger Grande Année 1988 với hai cái ly. Miệng mỉm cười tinh quái, tay thì rót Champagne cho nàng và đầu thì ...thì... cúi xuống, cúi xuống... hôn nàng!!
Nói đến nước Pháp của Champagne thì không thể quên câu sau đây của Hoàng Đế Napoléon Bonaparte: "Khi thắng trận, Ta uống Champagne để mừng chiến thắng, còn khi thua trận thì Ta lại càng cần phải uống Champagne để tự an ủi mình!!".
"I drink Champagne when I win, to celebrate… 
And I drink Champagne when I lose, to console myself."
Napoleon Bonaparte, 18th century French conqueror (1769 - 1873)


Winston Churchill cũng thường nhắc đến câu nói trên của Napoleon . Ông này mê uống Champagne đến nỗi vào năm 1918 có nói một câu như sau đã đi vào Champagne Sử: "Remember gentlemen, it's not just France we are fighting for, it's Champagne!". Trong những nhà sản xuất Champagne thì chàng thích nhất là nhà Pol Roger đã từ lâu. Mà nhắc đến W.Churchill với Champagne thì không thể không nhắc đến mối tình khá "lãng mạn" của Chàng với Nàng Odette Pol Roger. Vào năm 1945, sau khi đặt vòng hoa tại Đài Kỷ Niệm Chiến Sĩ Trận Vong tại Paris, chàng đến dự Party Ngày Đình Chiến - Armistice Day Party - ở Toà Đại Sứ Anh và trong buổi tiệc trưa đó, chàng được xếp ngồi ngay bên cạnh Odette. Đã mê tính lãng mạn của Pháp từ lâu nay, nay lại gặp Nàng, vừa lịch lãm, vừa xinh xắn, vừa nồng thắm chứ không phải "nạnh nùng" như mấy Em Ăng Lê, rồi lại thêm được uống Champagne loại ngon đặc biệt (Pol-Roger 1928), thế là lâng lâng trong men rượu, bên Em vừa dễ thương, lại nói chuyện có duyên, đúng như gái Pháp - (Ê, ê, xin lỗi bạn chút xíu, gái Việt Nam của chúng tôi nói chuyện có duyên hơn nhiều, khổ nỗi là Winston chưa có đủ Duyên để gặp thôi), thế là có chuyện. Lông nheo đá qua, lông nheo trả về, ánh mắt liếc qua, ánh mắt nháy lại, lời nói đưa qua, lời thưa đáp lại. Ôi thôi, răng mà hai "tụi mình" (mới đó mà đã "tụi mình"rồi, không còn Sir, với Madame nữa rồi!!) "hợp dau" quá ri, (hạp nhau quá, đọc theo giọng Huế rặt của tui), chuyện chi Em nói Anh nghe cũng dễ thương, mà răng giọng nói của Em ngọt rứa, chuyện gì Anh kể Em nghe cũng lạ ghê đi, thích ghê đi, mà còn vui dễ sợ nữa cha, v.v. và v.v... để rồi sau đó chàng còn dám cả gan ra lệnh cho nhân viên Toà Đại Sứ Anh: Khi nào Ta qua thăm Paris thì các vị phải mời cho bằng được Odette đến tham dự chung các buổi tiệc chính thức với Ta. Ngon lành nhất là vào năm 1947, Chàng còn ngang nhiên chính thức đi đến dự buỗi Dạ vũ với Nàng Odette bên vòng tay. (Ôn chồng Jacques Pol-Roger vẫn còn sờ sờ ở đó cho đến khi mất năm 1956). Thế rồi hằng năm mỗi khi đến Sinh Nhật của Chàng, Nàng đều gởi cho Chàng một thùng Champagne Pol Roger 1928 cho đến khi hết stock đó luôn.
Còn Chàng thì đặt tên cho con ngựa đua của mình là Odette Pol Roger - chắc Ôn Winston không có ý ám chỉ Em Odette là Ngựa như mấy anh Việt Nam ta thường xỏ que, xỏ lá gọi mấy Em Ca-ve ngày trước như vậy!!
Note riêng: Thiệt ra thì tôi nghe mấy anh lớn nói như rứa, thì tôi biết như rứa.( tôi nói lớn chứ không dám nói già, vì sợ sẽ có lúc mình cũng phải già như ai, thiệt ra thì lúc đó họ đã gìa mà dịch lắm, nay tôi mới biết là thua họ ở chỗ tôi có già mà không dám ...dịch (tiếng Tây thì dịch là traduire, nên có mấy nơi phải chua tiếng Tây tiếng Anh. Ha Ha!!). Còn hồi xưa ở Saìgòn có mấy cái Dancing nằm rải rác khắp Saigòn Chợ Lớn thì tui vì nể mất lòng phải dẫn mấy Ôn Ty, mấy Ôn Khu (họ ở Tỉnh về Saìgòn họp cả ngày) đi chơi đêm, sợ e ban đêm họ không quen đường dễ bị lạc, cho nên tôi bất đắc dĩ mà biết gần hết mấy chỗ ni. Nói nào ngay, chỉ đi chơi với mấy anh ấy cho phải phép thôi , chứ không có đi nhiều lắm. Mỗi tuần Em chỉ đi có sáu lần thôi, vì Chủ Nhật phải ... phải .. dành để dẫn.... dẫn..." người ta" đi xinê chớ bộ, nên không có bê tha như mấy anh HàĐoanTu, ĐTungKinh, HNăngLẫy chẳng hạn, khi mô vô Sègòn thì mỗi tuần đi nhảy tám lần (Thứ Bảy có thêm xuất matinée), vì Quảng Nam, Quảng Ngãi, ĐàNẵng thì không có Dancing nên phải "làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm"!!
Có qua thì có lại: Nàng đặt tên cho những chai đặc biệt "Prestige Cuvée" của Pol Roger là Cuvée Sir Winston Churchill, cũng như Moet-Chandon có chai đặc biệt tương đương có tên là Dom Perignon mà nhiều người cứ tưởng Dom Perignon là cha đẻ ra rươu Champagne!! (sẽ nói đến sau). Bà xã của Sir Winston là bà Clementine vẫn biết, vẫn nghe, vẫn hiễu cho mối "tương quan không có hại " này ( tôi dịch chữ harmless flirtation) và vẫn... á ...à... "cho phép" (nói theo kiểu mấy anh Cảnh Sát ở Chợ Đông Ba: "Bắt không được, tha làm phước"!!). Ôi sao mà Ôn sướng rứa hở Ôn Winston ? Việc nước việc nhà gì cũng ngon lèn quá vậy, Ôn chắc học thuần thục lắm câu sau đây của mấy Ôn Các Chú phải không Ôn?: "Tu Thân, Tề Gia, Trị quốc, Bình Thiên Hạ " và đã thực hành được có phân nửa: Chỉ được hai phần trong bốn phần thôi vì mấy Mệ Đàn Bà ( tôi đánh máy rõ ràng bằng chữ Hoa đa nghe, Ban Phụ Trách xin đừng sửa tội nghiệp Em) sẽ Xí, sẽ Xì, đồ già mà không biết Tu Thân, lại còn mất nết (bị mắng thì Ôn Winston xem như Tề Gia chưa được). Khi Chàng mất vào năm 1965, Odette Pol Roger là một trong một số rất ít nhân vật tư được bà Clementine gởi Thiệp Tang mời tham dự lễ Tiễn Đưa Chàng vào nơi "vĩnh cửu".Còn Odette mãi đến cuối tháng 12 năm 2000 mới được gặp lại Chàng.
Đã nói đến Nguyên Thủ Anh mà quên không đề cập đến Nguyên Thủ Pháp sợ e bị trách là bất kính: trong đám tang của Tổng Thống Francois Mitterand, ta cũng thấy có bà vợ nhỏ của Anh Francois cùng cô con gái riêng được công khai tham dự một cách đề huề. Ôi, Madame Mitterand ơi, tôi chịu cách đối xử của Bà quá: Thì mình vẫn là Madame Mitterand chứ có mất mát chi mô nà. Họ đã che che dấu dấu, lén lén lút lút đã bao nhiêu năm rồi, có trách chăng là trách cái "thằng cha chồng" mình kìa, mà "nó" thì nay đang nằm thẳng cẳng trong hòm gỗ rồi, còn cô ta với cô bé gái đó thì mình cũng nên "bao dung" cho họ kẻo tội vì họ đâu còn được gì nữa đâu. Bề gì thì nó cũng cùng máu mủ của chồng mình, vả lại cũng nên cho anh em nó biết nhau chứ!! Người ta làm đến Tổng Thống với lại Thủ Tướng những nước khá hùng cường, văn minh như rứa mà các Ôn còn như rứa, huống hồ... huống hồ... dân ngu như chúng ta!! Thấy bên trời Âu như vậy mà tội nghiệp cho chàng Bill Clinton của xứ Mẽo này . Còn tội cho chính mình hơn nữa là lại ở xứ Cờ Hoa này nên cùng lắm, gan lắm, lỳ lắm thì cũng được tới như.... Chàng Bill nhà ta là đã hết cỡ rồi.
Ai cũng biết Champagne là loại rượu sủi bọt (Vin mousseux/Sparkling Wine) hay dùng trong bất cứ một cuộc vui nào như Đám Cưới, Sinh Nhật, Kỷ Niệm, Khai trương, v.v hay những tiệc vui khác. Vậy khi mô thì rượu sủi bọt mới được gọi là Champagne. Nho phải là loại gì, trồng ở đất mô, khí hậu nóng lạnh ảnh hưởng như thế nào, cách làm rượu này khác hơn rượu vang thường ra răng , cái gì là brut, hay sec, lại còn chuyện ghi năm ngoài chai với không ghi năm, cũng như cái gì là Prestige cuvée chú mày nói ở trên, v.v.... Xin vắn tắt như sau. Ai muốn tìm tòi thêm thì có những sách nói về Champagne bày bán nhan nhản ngoài tiệm sách, cũng như những website như www.champagne.fr của Tây hoặc của các hãng Champagne nhưwww.cliquotinc.com. Bạn cứ vào Google.com , đánh chữ Champagne vào chỗ search, thì tha hồ mà đọc.
Tuy nhiên, hãy đừng như nhân vật Vương Ngữ Yên (hồi trước Hàn Giang Nhạn dịch là Vương Ngọc Yến) của Kim Dung viết trong Thiên Long Bát Bộ: Võ công nào em cũng biết, ai đánh chiêu nào ra em cũng hay, còn biết luôn phải dùng chiêu nào của môn phái nào để phá giải thế đó, nói vanh vách, nhưng em nầy biết chỉ để mà biết, cốt để giúp cho anh họ của nàng là Mộ Dung Phục, hay đúng ra để mà có cơ hội được hầu chuyện hay gặp mặt với chàng chứ em không Hành được một tí nào. Tay Mô Dung Phục này thì lại chỉ mê Quyền lực: Phục lại nước Yên của cha ông để rồi sau này quẩn trí thành điên điên, kêu mấy trẻ con lại cho chúng kẹo để được suy tôn là Hoàng Đế. Chàng quên là ai ai trong cuộc đời này cũng đang diễn tuồng do "Thượng Đế nào đó" bày ra cuộc hý trường cho vui mà thôi: Hãy nhìn quanh ta thì thấy là sau khi diễn xong vai tuồng đó, sau khi tấm màn sân khấu đã buông xuống, ai cũng tan hàng đi về..., về nơi so-called "vĩnh cữu" ở "bên kia thế giới", vậy tại sao khi đang phải diễn tuồng ngay trong cuộc đời này, khi được giao phó một vai, cho dù là thấp hay cao, cho dù là dân xứ này hay dân nước nọ, ta hảy thủ diễn vai trò đó cho hết sức ta, đồng thời biết tận hưởng những fringe benefits của vai tuồng đời này mang lại như là phó sản (by-product). Ta xem đó như là gia vị ắt có của cuộc đời. Đừng đợi chờ, đừng đòi thay vai khác vì cũng thế thôi: Ai cũng khổ cả, vì đâu có ai được như ý mãi mãi đâu? Không tin thì hỏi Đức Phật Thích Ca đi. Ngài chịu bỏ cung điện ngai vàng v.v để ra đi tìm Chân Lý. Tứ Diệu đế mà Ngài tìm ra thì Khổ Đế là Diệu đế thứ nhất gọi nôm na theo kiểu Cải Lương là "..Than ơi , Đời là Bể Khổ ". Đừng luôn ưu tư suy nghĩ quá nhiều đến Station mà mình mong tới (khi nào con tôi ra trường xong khi nào tôi trả xong cái nợ mortgage hoặc khi nào mấy cháu lập gia đình xong v.v... thì tôi sẽ thế này thế nọ, làm nọ làm kia) mà quên mất đi những thú vị của chuyến lữ hành là chính. Đừng nghĩ đến Trạm Ga sắp phải đến nữa mà quên nhìn xem hai bên đường, nào là hoa tươi cỏ lạ, nào là chim, nào là thú, nhìn trên trời xanh, mây trắng đẹp biết bao!! Nhìn đi. Ngắm đi. Nếm đi. ENJOY đi. Âu sầu lo lắng là lãng phí mất thì giờ quý báu mà ta đang có. Mất cái mà mình đang thật nắm trong tay đi, đó là: Thời-gian-trôi-qua-bây-giờ. (Sáu chữ viết dính nhau, chứ ta không có nắm được thời gian. Có lẽ tôi sẽ viết hầu các anh một bài nói về thời gian - thời gian của Từ Thức, với thời gian của Einstein.)

"Champagne is the one thing that gives me zest when I feel tired."
Brigitte Bardot, French actress Said 6 months after her 60th birthday.


"Champagne là thứ mang lại cho tôi niềm say mê khi tôi cảm thấy mệt mỏi" Brigitte Bardot
Đọc bài này hay bài nào khác là để biết. Biết để uống , uống để thưởng thức, để vui đời. Đời vui lắm chứ sao lại bỏ phí. Bày đặt đi tìm. Tìm đâu cho xa mà là ngay tại đây, cuộc đời này: Thiên đường là đây, Địa Ngục cũng là đây. Tại Ta hết . Quên, dùng chữ "Tâm" cho ra cái điều "bác học" một chút . Được như vậy thì đọc bài này mới có ý nghĩa .
Xin trở lại rượu bọt Champagne. Về mặt Đia dư thì vùng Champagne nằm cách Thủ Đô Paris khoảng 90 miles về phía Đông Bắc, gần biên giới với nước Bỉ, được chia ra làm năm phần: Montagne de Reims, Vallée de la Marne, Côte des Blancs, Côtes de Sezanne và Aube.Về mặt đia chất thì những miền này là vùng đất vôi sâu tận trong lòng đất. Hầu hết đất vôi trắng là thuộc loại đất sét Kimmerridge . Thành phần đất này làm ẩm độ bớt đi rất nhiều nhưng hay một cái là giữ đủ ẩm độ để nuôi sống thân cây nho.Vậy mới thấyBiết Đủ mới tốt chứ dư thừa thì không nên: ngay cả thiên nhiên cũng cho ta những bài học rất là hay như vậy. Chỉ trách mình "có mắt mà không ngươi" thôi . Có một vườn nho rất là nổi tiếng trong Vùng là Clos Du Mesnil mình cũng nên nhắc đến: đây là vườn nho duy nhất có vòng thành xây quanh vườn từ năm 1698 (chỉ có 4 ½ acres mà thôi). Khí hậu trung bình quanh năm trong vùng thường vào khoảng cao hơn 50 độ Fahrenheit (10 độ C ) một tí. 50 độ F là nhiệt độ tối thiểu cho trái nho chín được. Về nho để làm rượu bọt Champagne thì nho phải là loại Chardonnay (trắng), và Pinot Noir, Pinot Meunier (cả hai đều đỏ), các loại nho trồng tại vùng này như vậy không được "chín" hẳn được, đó là lý do làm cho "rượu thường"(Still wine để khỏi lộn với rượu bọt) làm bằng nho của vùng này có nồng độ acid rất ư là cao và không chịu nổi. Cũng như đã nói ở phần "Triết Lý Vặt" ở đâu đó là khi nào cũng vậy "trong cái rủi lại có cái may": nếu mà "rượu thường" vùng này cũng ngon như vùng Bourgogne (là nơi cũng dùng toàn là nho Chardonay cho chát trắng và Pinot Noir cho Chát đỏ), thì ta đâu có rượu bọt Champagne ngày nay ?. Xin nói thêm là theo Luật pháp của Pháp (Champagne Appellation d'Origine Controllée áp đặt vào năm 1927) thì chỉ được dùng 3 loại nho này để làm Champagne mà thôi. Các thành phố trong vùng này là Reims, Epernay và Ay. Lịch sử Champagne luôn gắn bó với những vua chuá thời xưa. Vua Pháp Hugh Capet đã đăng quang tại nhà thờ Chính Toà ở Reims và thành phố Reims đã được xem như là Thủ Đô tinh thần dưới thời Trung Cổ . Ba mươi bảy vua Pháp đã làm lễ đăng quang tại đó từ 816 cho đến 1825 . Chắc các bạn học Histoire " Nos ancestres sont des ..." thời xưa còn nhớ cô Jeanne d'Arc mới mười bảy tuổi đã tổ chức lễ đăng quang cho vua Charles VII nước Pháp cũng tại nhà thờ Chính Tòa này vào năm 1429.
Ngoài ra ta cũng nên nhớ là chỉ rượu bọt làm ở vùng Champagne mới được gọi là Champagne, các nơi khác mà dùng cùng một cách thức y chang như vậy (gọi là Méthode Champenoise hay Méthode Traditionelle) cũng không được quyền đề là Champagne, mà phải để là Vin mousseux mà thôi. Bên Ý thì là Asti (Stumanti), bên Tây Ban Nha thì gọi là Casa, v.v... Trước đây bên Mỹ có mấy hãng bê bối dùng bậy chữ Champagne để gọi rượu bọt chế từ những phương cách "ăn xổi" để có bọt (như là bọt trong các chai Coca Cola, Pepsi là do khí carbonique bị nhét vào - inject - trong đó chứ không phải tự nhiên sinh ra) làm cho mất tiếng Champagne vì những chai như Champagne André, Boutet chẳng hạn. Sau này những nhà Sản Xuất Champagne lớn của Pháp sang California làm ăn như Mumm, Moet-Chandon chẳng hạn, họ cũng không đề các sản phẩm của họ tại Cali là Champagne, mà chỉ đề là Domaine Chandon hay Mumm Sparkling Wine và kế đó có ghi thêm by method Champenois. Mấy hãng rượu của Mỹ sau này cũng làm Sparkling wine bằng phương thức này như hãng Schramberg mà khi Chu Ân Lai sang thăm Nixon thì Tòa Bạch Ốc đã khui chai này để mừng.
Về cách thức làm Champagne theo cái phương thức cổ điển gọi là champenoise (để phân biệt với mấy phương thức khác như Charmat do anh Pháp Eugène Charmat biến chế) thì có thể nói ngắn gọn như sau: Đó là rượu nho có hai lần lên men, một lần trong thùng lớn và một lần ngay trong chai. Nho hái về được ép cho thành nước cốt nho, xin nhớ là khi ép trái nho lần đầu thì gọi là vin de cuvée hay cuvée, còn nho ép lần sau thì gọi là taille mà tôi tạm dịch là xái nhì, những nhà Bollinger hay Krug thì bán cho các nhà khác xái nhì này và họ chỉ dùng cuvée cho Champagne của họ mà thôi (vỏ đỏ thì được lấy ra sớm để cho nước vẩn có màu trắng, ngoại trừ khi muốn làm rosé); đoạn lấy từ nhiều thùng nước cốt khác nhau, trộn chung nhiều loại nước cốt với nhau nhiều khi cả 30 hay 40 loại, rồi thêm một ít đường trộn chung với men gọi là Liqueur de tirage và bỏ vào trong chai. Ta cũng biết là men làm cho đường (trong nước cốt nho và đường cho thêm vào) biến thành ra rượu và trong tiến trình này hóa rượu này, chất carbon dioxide được sinh ra như là một "phó sản" (by-product). Bởi khí này không thể thoát ra ngoài được mà bị giữ chặt trong chai kín dưới áp suất - quan trọng là phải có nút chai làm sao để giữ chặt không cho bung ra, do đó mà có nút điền điển với giây thép buộc - thì khí đó phải hòa tan vào trong rượu: từ đó ta có bọt (bubbles) trong chai. Áp suất trong chai lên đến cả ba lần (hay hơn nữa) áp suất trong các bánh xe hơi ta thường bơm (80 tới 90 pounds per inch). Rượu nằm đó một khoảng thời gian , nhiều khi vài năm, mà chính cặn men chết (lees) này làm cho rượu ngon hay không. Giai đoạn sau là làm sao mà lấy cặn men chết đó ra khỏi chai: Xoay chai rượu lần lần (hồi xưa là bằng tay, nên khá đắc tiền) sao cho cổ chai lần lần chúc xuống phiá dưới để men chết nằm ngay nơi cổ chai. (Gọi là Remuage hay Riddling, bà Quả Phụ Cliquot-Ponsardin là người đã đóng góp nhiều caỉ thiện cho giai đoạn này) rồi sau đó nhúng cổ chai vào môt dung dịch làm đông đi chỗ rượu ngang cổ chai đó, mỡ nắp thật nhanh để men chết đó bị bắn tung ra do áp suất của khí carbonique trong chai (Gọi là Cắt cổ, tôi dịch đại chữ Degorgement). Cách thức này đã được khai triển ra từ năm 1818. Thay vào chai phần rượu mất đi đó bằng một tí rượu ngọt với một lượng đường gọi là liqueur d'expedition hay nhiều khi gọi là dosage, rồi đóng lại bằng nút điền điển (liège). Chính độ ngọt của tí rượu thêm vào này sẽ xác định là loại Champagne đó là Dry, Brut , Sec ,demi-sec, hay doux , còn được gọi là touche sucrée. Extra Brut thì chỉ có 0 tới 0.6% đường, còn Brut khoảng 1.5%, Sec thì khá ngọt 1.7% -3.5%. Đa số (90% ) champagne là Brut. Tìm cho ra Champagne ngọt loại Sec hay Demi Sec thì khó hơn là Brut, nhưng mà một khi mấy Nàng thích sec thi` Ta sẽ phải có sec. Tôi viết rất chậm chữ này đấy nhé: rõ ràng là seC , ( bạn nào đánh máy nhớ đừng mispell chữ C ở sau cùng thành ra chữ X nhé, thì... thiệt là Tầm phải!!).
Người ta thường lầm lẫn gán cho Dom Perignon là người sáng chế ra cách thức làm rượu Champagne. Thật ra thì đấy là công trình của nhiều người đóng góp qua nhiều thế hệ . Xin ghi ra sau một ít tiểu sử của nhân vật này: Dom Pierre Perignon là một tu sĩ dòng Benedictine và làm "thầy rượu" (tôi bí chữ để dịch chữ cellarmaster) ỡ Tu Viện Haut-Villiers cả 47 năm. Ông mất vào năm 1715. Ông ta là người đầu tiên đòi giữ rượu làm từ những vườn nho khác nhau trong những lô riêng rẽ, và là người đầu tiên nghiệm thấy được là trộn chung nhiều rượu ở những lô khác với nhau cho ra rượu ngon hơn. Nhưng điều quan trọng nhất là chính Ông ta là người đã đòi hỏi là Champagne phải được giữ trong các lọ thuỷ tinh để giữ được màu sắc và sự tươi mởn của rượu.
Có một bà rất có công đóng góp trong việc hoàn thiện cách thức làm Champagne là bà Quả Phụ Cliquot-Ponsardin, và chai Champagne bán nhiều nhất ở Mỹ là chai Veuve Cliquot-Ponsardin màu vàng khè mà anh bạn NQBảo của tôi thuộc dân Tây luôn ca ngợi. Còn bà Lily Bollinger thì đã nói ở trên , và cũng không nên quên nhắc đến bà Louise Pommery đã đóng góp cho chai Champagne "brut" đầu tiên vào năm 1879 vì trước đó Champagne đều ngọt hơn là Champagne ta đang uống bây giờ.
Quên nói với các bạn là sợi dây kẽm buộc ở đầu nút chai Champagne gọi là "muselet", được ông Tây Adolphe Jacqueson "phát minh" ra năm 1844, chứ vào thời sinh tiền, Dom Perignon dùng nút bằng miếng gỗ kẹp với vải có nhúng dầu rồi nhúng vào trong sáp (wax).
Champagne có nhiều loại ta cũng nên biết: Blanc des Blancs là loại Champagne chỉ dùng toàn nho Chardonay; Blanc des Noirs là loại chĩ dùng toàn nho Pinot Noir mà thôi. Nói về Champagne thì phải để ý thêm một điều nữa là hầu hết Champagne đều được trộn (blend) từ nhiều thùng với nhau do các "thầy rượu" nên mùi vị rất là độc đáo cho từng Hãng Sản Xuất. Những chai Non-Vintage -- tức là bên ngoài chai không ghi năm nào hết -- là loại thấp nhất (hay nhiều khi họ cho thêm tên như là White Star ( Moet&Chandon), rồì đến các chai có ghi năm gọi là Millésimé, vì chỉ có năm nào ngon thì mới khoe ra cũng như đã nói ở trên là càng ngâm lâu thì càng ngon nên Non-Vintage thường chỉ đuợc ngâm khoảng 15 tháng thôi trong khi Millésimé thì nằm thùng tới 3 năm. Rồi mỗi Nhà đều có loại Champagne thượng hạng gọi là Prestige Cuvée, là loại được xem là top quality - dĩ nhiên là phải đắc thôi -- như Dom Perignon (Moet&Chandon), Sir Winston Churchill (Pol-Roger); Cuvée Joséphine (Joseph Perrier); Cristal (Louis Roederer, là chai mà đặc biệt không dùng chai đậm mầu như các nhà khác để chống ánh sáng sợ làm hư rượu mà dùng chai trắng trong và bao bên ngoài bằng giấy kiếng màu vàng cam để chống ánh sáng, mấy tài tử thì khi nào cũng ưa chai này); La Grande Dame (Veuve Cliquot-Ponsardin), Fleur de Champagne (Pierre-Jouet) hay Comtes de Champagne (Tattinger). Riêng Bollinger thì vào khoảng thập niên 60 cho ra lò Chai champagne Bollinger RD 1952 đặc biệt (Récemment Dégorgé) vì cho nằm thùng ít nhất là 8 năm, ví dụ mãi đến năm nay 2004 mà Bollinger chỉ ra chai Bollinger RD 1990 mà thôi, còn những chai trước đó là 1982, 1985 và 1988). Nói nhiều đến các Nhà Champagne mà không dành ra một vị trí đặc biệt cho Nhà Krug là một thiếu sót lớn: Krug thứ Non Vintage ( tồi nhất) gọi là Krug Grande Cuvée thì ngang giá với hầu hết các Prestige Cuvée của các nhà khác. Còn chai độc đáo nhất là Krug Clos du Mesnil thì chỉ đắc gấp ba lần chai kia.
Này Chú, nói ỏm tỏi vậy chớ Chú uống được mấy loại Prestige Cuvée rồi? Thiệt ra thì không được uống nhiều mỗi loại, nhưng hầu hết đã có thử qua (trừ chai Krug Clos de Menil). Thôi Cha!! Có nói dóc không đó? Dạ thưa không: Số là khi nào vào dịp gần cuối năm, mấy hãng Champagne đều giới thiệu hầu hết các Prestige Cuvée của họ qua trung gian mấy Liquor Store lớn ở những vùng có nhiều nhà giàu sang, gọi là Thử Champagne, (Wine tasting), tiền Fee thử này không quá đắt vì họ câu mình đến (tùy nơi tùy năm khoảng $30 đến $50, là chỉ uống khan mà thôi). Ai chịu đời không thấu, nghe ngon và hứng ý thì mua thôi. Bởi vậy tôi có dịp thử đã đời thôi. Sau đó tôi chỉ mua mấy thứ Champagne xoàng nhất đem về nhà, mà cảm thấy rằng "Ờ, ờ, thứ này cũng ngon đâu có thua gì mấy chai prestige kia?". Âu cũng là một cách áp dụng bài "Biết Đủ" vậy . Không phải ..."hà tiện " đâu !!
Về Ly : Xin đừng dùng loại ly goi là Ly Champagne (ly có vành lớn và cạn như bàn tay mình úp lại, theo truyền thuyết thì hình như ly đó đã phỏng theo tay của vua Louis XVI úp trên hai gò bồng đảo của bà hoàng hậu Marie-Antoinette thì phải, tôi đọc đâu đó đã lâu nên không nhớ tên cho đúng. Sorry). Nên dùng ly cao, gọi là Flute để cho bọt trong Champagne có đường đi dài từ đáy ly lên đến trên miệng. Quên nói là lượng bọt trong chai Champagne đã được đo: Nhà Bollinger cho biết có khoảng 56 triệu bọt trong một chai (0.75 lít). Nhớ là khi rót champagne, xin đừng rót quá ½ ly, và khi nào uống hết mới nên châm thêm. Nhớ ngâm chai Champagne trong nước lạnh gồm ½ nước đá, ½ nước lạnh khoảng 20 phút tới ½ giờ trước khi uống.(Nhiệt độ là rất quan trọng khi uống trà hay rượu.).
Khi nào nên uống thì xin đọc lại câu đã viết đoạn đầu. Aên với món gì thì ngon: Caviar, Đồ biển, gà vịt, chim chóc, đồ chua, đồ cay, Fromage Xanh (Blue Cheese) như Roquefort, Silton, bánh ngọt tráng miệng và Sushi ( Sách vở đàng hoàng và cũng đã chứng nghiệm thực tế mới dám viết, chứ tôi không có phịa thêm món sushi đâu nghe). Xin kể hầu các bạn một chuyện thật về matching Champagne với đồ ăn chua cay: Khi cho match Champagne với thức ăn, trong một buổi tiệc ở NewYork (Wine and Food Pairing), Nhà Moet & Chandon đã đưa chuyên gia sang chọn dự và đã chọn chai Dom Perignon để đi với các món ăn của Thái Lan là những món lấy cay và chua làm vị để promote Champagne của họ.
Quên thưa với quý bạn là về độ rượu (alchohol) thì có thể nói Champagne nhẹ nhất, chỉ 12% mà thôi so với các rượu vang khác thường là 13 hay hơn 14%. Còn Cognac, Vodka, Whisky hay Bourbon, các Liqueur như Cointreau, Grand Marnier đều 40% hay 41%. Port thì chỉ 20% thôi, và bia thì 8%. Nói như vậy chứ uống Champagne dễ say lắm, nhất là khi uống với ..."Em", vì ưa bắt chước dân Ăng Lê!!!
Chót hết thì phải nói đến cách khui Champagne . Tôi đã được mục kích hai lần cách mở Champagne bằng dao phay như sau: (Muốn học làm theo nhưng tiếc của, sợ bể nát thì mất ... phần, thì ... phần rượu chứ phần gì mà cứ hỏi hoài vậy!!). Anh ta lấy Champagne ngâm trong nước đá cho khá đông lạnh cả chai. Lấy chai ra. Cầm chai trong tay ngay ở cổ chai ngay dưới nút điền điển một tí (contact nắm cổ chai khoảng độ ½ inch = chỉ chỗ đó là nhiệt độ nóng hơn toàn chai), lấy con dao phay ra, đổi nơi cầm chai xuống bên dưới thân chai, chặt chai thật mạnh và nhanh như ta phạt cỏ vậy. Cổ chai đứt ngang, nút chai liền với cổ phẳng băng, ngọt ngay. Không một giọt nào mất. Nghề thiệt. Hay!! Khui champagne thì ta nên khui thế nào cho kêu "pop" một tiếng khá lớn mà không có giọt rượu nào tung ra. Cũng không khó vì tôi đã được khui nhiều lần như vậy: Cầm chai khoảng 45 độ, mở niền bằng dây kẻm ra, nhớ là tay kia phải đè ngay nút, tháo dây ra xong thì xoay chai (nhớ là không xoay nút chai mà xoay chai) còn tay kia thì giữ thật chặt nút, ta có thể cảm được áp suất từ trong chai đang đẩy nút ra. Ráng đè nút xuống nếu muốn nghe tiếng nổ lớn, bằng không thì thả nhẹ ra cho đến khi nút bung. Ta hãy nghe câu trích sau đây từ Wine Bible:" ... One older Frenchman has advised me that a Champagne bottle, correctly opened, should make a sound no greater than that of a contented woman's sigh.Frenchmen are French men after all".
Và tôi cũng xin kết thúc bài viết này với câu sau: "Cái thằng Văn ni thiệt khi mô cũng là thằng Văn cả."
Ái Văn

"Le Champagne ne se boit pas, il se déguste. Il ne faut pas l'avaler goulûment. On doit le déguster avec mesure dans des verres étroits, à gorgées espacées etréfléchies". Translation: "Champagne should not be drunk, it should be tasted. One should not swallow it greedily. One should taste it slowly in narrow glasses, in well-spaced, thoughtful sips."
Colette, French author, (1873 - 1954).


"Rượu sâm banh không nên uống, nên nếm thử. Không nên nuốt nó một cách tham lam. Nên nếm nó từ từ trong ly hẹp, trong những ngụm cách đều nhau, chu đáo." Colette, tác giả người Pháp, (1873 - 1954).

 
Jean François de Troy's 1735 painting Le Déjeuner d'Huîtres (The Oyster Luncheon) is the first known depiction of Champagne in painting

1915 English magazine illustration of a lady riding a Champagne cork (Lordprice Collection)
Phụ Đính sau đây là của Nguyễn quốc Bảo:
Ái Văn thân,
Nhận được sốt dẻo (primeur) bài "Em Champagne, Má Đỏ Môi Mềm" của Toa, đọc một hơi không ngừng, trong lòng rất là thú-vị tình-thâm! Ái Văn ơi, Đúng là gặp người tri-kỷ rồi, bởi vì "nghề ăn chơi cũng lắm công phu... ", và bởi vì Toa gãi dzô chỗ ngứa, cho nên ôi thôi, đã ơi là đã...
Moa cũng hiểu biết chút đỉnh về Champagne. Đọc những nghiên-cứu của toa mà lòng hơi thê-lương hoài-cảm. Nhiều kỷ-niệm. Những dịp lễ cuối năm, lúc còn ở Pháp, moa vẫn mơ-màng đi xem giá (shopping) Champagne, rồi để gặp bạn bè kể lể, bàn cãi...vu-vơ
Như Toa viết, nho Chardonnay trắng (blancs de blancs) là nho chính để làm rượu Champagne nhưng chỉ trồng có 25% diện-tích, trong khi đó, trồng 2 loại nho Pinot meunier 40% và Pinot noir 35% (để làm blancs de noirs). Cũng nên biết là Champagne đóng 200 triệu chai mỗi năm !
Ít tiền thì uống Champagne "jeune"; luật của Pháp là phải để rượu già "vieillir" ít nhất là 1 năm; nhưng những nhà sản-xuất có tiếng thường để rượu già 2-3 năm. Connaisseurs thi uống Champagne ít nhất là 10 năm! Những chai Bollinger RD 1975-1979 là để uống trong khoảng 1996-2002 ; còn 1982-1985 Bollinger Grande Année hay Vieilles Vignes thì để uống 2002-2017. Cũng như 1979 Pol Roger Cuvée Winston Churchill chỉ có thể bắt đầu uống 1996; giữ đến 2004 (năm nay) uống còn ngon hơn! Moa biết một ông bạn-già, kí-ca kí-cách mới mua được 1 balthazar (16 chai) Veuve Clicquot La Grande Dame 1985, tuyên bố là sẽ đợi đến năm 2017 mới mở, lúc đó ông ta sẽ thượng thọ 75 tuổi! (Để thoả chí tò-mò, champagne có formats riêng: nabuchodonosor = 20 chai, balthazar 16, salmanazar 12, mathusalem 8, réhiboam 6, jéroboam 4, magnum 2, bouteille 75cl và demi-bouteille 37.5 cl. Moa cũng mù-tịt, không hiểu rõ nguyên-thuỷ của formats này).
Người Pháp nói Champagne là rượu nho vĩ-đại (le vin le plus grandiose qui soit). Hơn nữa, Champagne lại là rượu vô-địch, vì các rượu bọt khác - "breuvages à bulles " - (créants d'Alsace, Bourgogne, La Loire, và nhất là rượu bọt Californie, Espagne hay Italie), so-sánh không thể tới mắt-cá (même pas à la cheville) của Champagne Tây !
Nhưng Champagne càng ngày càng đắt! Trop de spéculations! Hơi một tí là các sản-xuất-gia lên "bằng" millésime! Trong 2 thập niên 80-90, chỉ có 1982-1985 là 2 năm Champagne óng-ả nhất, và ngoại trừ 1989-1990 Champagne rực-rỡ (flamboyants), phần nhiều các năm khác Champagne gầy-gò và tẻ-nhạt (maigres et austères) nhưng có nhiều năm vẫn đuọc phong là millésime.
Ngoài những Champagne hãn-hữu (exceptionnel) Bollinger, Pol Roger, Krug, Laurent Perrrier, Veuve Clicquot, Taittinger, Louis Roederer, Henriot, bây giờ ở Pháp có tiền, thiên hạ hay uống những loại chất-phẩm không kém, nhưng chỉ là "Excellent hay Bon" thôi, như Heidsieck Monopole, Lancelot-Royer, Moet et Chandon, Perrier-Jouet, nhất là Lanson, Mercier, Mumm, Piper/Charles Heidsieck, Pommery et Greno, Deutz...là những rượu giá-phải-chăng cho túi tiền; ở Pháp, thiên hạ uống Champagne thường-xuyên.
Moa muốn thực-hành triết-lý của Toa là phải "enjoy" những gì hiện-tại đem đến, nên Moa không mơ tưởng đến những "meilleures cuvées de Prestige". Vào những năm 1985-1990 Moa lo làm ăn, không mua để dành được những chai 1985 Bollinger Vieilles Vignes, Cattier Clos du Moulin, Heidsieck Diamant Bleu, Krug, Laurent Perrier Grand Siècle, Pol Roger Cuvée Winston Churchill, Taittinger Comtes de Champagne, Moet et Chandon Dom Pérignon, và nhất là Veuve Clicquot La Grande Dame 1985, ma preférée!
Ở Mỹ, ngoài những Champagne đắt tiền, các tỉnh lớn có nhiều chỗ có, phần nhiều, những shops lớn bán một vài "marques" hợp tiền hợp khẩu, trong đó Moa thích Veuve Clicquot và Moet & Chandon White Star (mới mua 5 chai ở Costco!). Nhưng thòm thèm định mua 12 chai Dom Pérignon 1996, giá $98.99 (plus tax) một chai (hoặc Perrier-Jouet Fleur de Champagne 1995, $89.99, très grande valeur) giữ lại để dành, về sau "tết" thượng thọ! Costco on line bán 1990 Pommery Cuvée Louise (không phải grand producteur) $175.99 (giá cao vì là 1990), và có bán Duval Leroy Cuvée La Femme 1995 (excellent achat, "épanoui, riche et onctueux!", bởi vì Duval Leroy là petit producteur nên giá chỉ có $64.99). Nếu muốn uống Hollywood Champagne, Costco cũng có bán Moet & Chandon Brut Imperial Rose 1998; $47.99! Tha hồ shopping cuối năm, Avis donc aux amateurs!
Uống Champagne như apéritif (apéro) là tuyệt-vời, cũng như uống champagne khi có một tráng miệng ngon (bánh gâteau chăng hạn, trừ gâteau au chocolat!) hay uống champagne với galette des Rois trong dip lễ fête des Rois. Nếu champagne trung-bình, có thể uống ngon hơn, bằng cách pha champagne với liqueur đỏ, apéro này gọi là Kyr, Ông Kyr cũng là tu-sĩ Benedictin ở Lyon phát-minh ra, rất thịnh hành ở Pháp, nhất là vào mùa hè (Kyr "nghèo" thi dùng vin blanc mouseux!). Còn dỵner au champagne, là một "tête à tête" tuyệt-vời của những cặp yêu-đương nồng- nàn. Bạn Văn nói Moet & Chandon tổ chức uống champagne với đồ ăn cay Thái, moa sợ chắc là " une affaire de très mauvais gỏt"! Chỉ có Nữu-Ươc mới có những chuyện như vậy!
Tâm-sự được với tri-kỷ, là lòng đã vơi nhiều ấm-ức lắm rồi. Cám ơn Ái Văn nhiều lắm.


-Tradition du Champagne par Philippe Margot



-Carnet n°5 - Champagne





-VIEW:BAN ME THUOT 1968-69
121 photos_Flickr Photo.

Nhìn lại quá khứ để thấy được sự tiến triển tột bậc của hiện tại và tương lai. Suốt chiều dài lịch sử của chế độ thực dân, Tây nguyên từng là nơi trồng và khai thác cao su, là nơi rừng thiêng nước độc với câu thơ “… Cao su đi dễ khó về, khi đi trai tráng khi về bủng beo…”.


-VIEW :Buôn Ma Thuột xưa – Những bức ảnh chưa từng được công bố


-Bài thơ : Còn chút gì để nhớ  của Vũ Hữu Định :


mang theo những hình ảnh nhẹ nhàng, tế nhị của của phố núi Pleiku, từ cảnh vật:

phố núi cao, phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương

Tới con người:

em Pleiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
nên em hiền như mây chiều trong

Bài này được viết năm 1970, khi nhà thơ sang thăm 1 người bạn gái ở Pleiku,được Phạm Duy đem phổ thành nhạc vào năm 1970:

-Còn Chút Gì Để Nhớ _tho Vu Huu Dinh -PD -Vu Khanh:



Ngày xuân _Rượu và Thơ

 Ngày xuân ,Tết_Rượu và Thơ

 Exploding firecracker : Đốt pháo mừng Xuân Giáp Ngọ _2014 _02_02 :


                               



💥 Ly rượu mừng 🍾🥂 - Phạm Đình Chương_Hợp Ca Trung tâm Asia :



Chuc Mung


  **~****~**


-VIDEO :Diễn Hành Tết Ất Mùi_Little Saigon Tet Parade 2015, Orange County,California,USA_Chủ đề diễn hành Tết 2015 là “Người Việt Hải Ngoại 40 Năm Đoàn Kết và Phát Triển”với sự tham dự của gần 100 hội đoàn, các tổ chức của chính quyền địa phương, dân cử các cấp, trường học, học khu cũng như các cơ sở thương mại. nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Mùi trên đại lộ Bolsa ở Little Saigon vào sáng Thứ Bảy, 21 Tháng Hai, 2015.



blank


blank




Ông Đồ Già – Vũ Đình Liên 
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Vào những dịp Tết đến, Xuân về, người Việt chúng ta không mấy ai không nghĩ tới những vần thơ giản dị mà thăm thẳm đi vào lòng người ấy. Nhưng ít người nhớ rằng tác giả của nó, thi sĩ Vũ Đình Liên, thành viên thuộc làn sóng thứ nhất của phong trào Thơ Mới, sẽ tròn bách niên vào năm nay.



Vũ Đình Liên sinh năm 1913 tại Hà Nội, nhưng quê gốc của ông tại tỉnh Hải Dương. Ông đỗ tú tài năm 1932 và sau đó làm nghề dạy học tại nhiều trường để kiếm sống. Tiếp đó, ông học thêm và đậu cử nhân Luật dưới thời Pháp, rồi làm công chức ở Hà Nội.
Sau năm 1945, Vũ Đình Liên tiếp tục theo con đường sư phạm: trong nhiều năm, ông là Chủ nhiệm khoa Pháp ngữ tại Đại Học Quốc Gia và là người thầy tận tụy của nhiều thế hệ sinh viên Hà Nội. Ngoài ra, ông còn tham gia dịch thuật, lý luận và phê bình văn học – ông cũng là thành viên sáng lập của Hội Nhà Văn Việt Nam.
Mặc dù gần như suốt đời làm nghề dạy học, nhưng văn thơ đã gắn bó với Vũ Đình Liên suốt cuộc đời. Cùng những thi sĩ đầu đàn của giai đoạn đầu Thơ Mới như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, ông từng đăng đàn diễn thuyết năm 1935 tại Nam Định để cổ súy cho phong trào này.
Tuy nhiên, khác với đại đa số các nhà Thơ Mới đương thời, lấy tình ái và “cái tôi” cá nhân, nhiều khi cực đoan, làm mục đích chính cho cuộc đời và sự nghiệp thi phẩm của mình, Vũ Đình Liên nổi bật với lòng nhân hậu và tình người cao cả, mà một ví dụ tiêu biểu và nổi bật là thi phẩm “Ông Đồ Già”, được coi là một kiệt tác của thi ca Việt Nam.
Những nét ấy đã được thể hiện trước đó nhiều năm, qua bài thơ đầu tiên ông làm năm 13 hay14 tuổi, giờ có lẽ ít người còn nhớ tới. Đó là “Hồn Xưa”, cũng là một áng thi ca đượm tính hoài cổ nhưng ít phổ biến. Suốt đời, Vũ Đình Liên trân trọng thi phẩm này và giữ cho riêng ông, còn hơn cả bài “Ông Đồ Già”:

Lặng lẽ trên đường lá rụng mưa bay
Như khêu gợi nỗi niềm thương tiếc
Những cảnh và những người đã chết
Tự bao giờ mà nay biết tìm đâu.

Những cảnh xưa rực rỡ đến trăm màu
Mà êm ả, mà tưng bừng, mà bé nhỏ
Đẹp như bức tranh, hay như bài thơ cổ
Những ngày xưa yên lặng nhẹ nhàng.

Có những điều ước vọng mơ màng
Mà bây giờ chúng ta không còn nữa
Nhưng biết tìm đâu những cảnh xưa người cũ
Lặng lẽ bên đường lá rụng mưa bay.

Ý thơ “cảnh cũ, người xưa” trong bài thơ “Hoài Cổ” đã được Vũ Đình Liên thăng hoa trong “Ông Đồ Già”, một kiệt tác trữ tình mà ông đã bỏ ra ròng rã một năm, từ Tết năm 1935 đến Tết năm 1936 mới hoàn thành và đăng lần đầu trên báo “Tinh Hoa”. Vũ Đình Liên nhận rằng với “Ông Đồ Già”, ông đã tìm được con đường riêng, là tình thương của mọi người, là truyền thống của dân tộc, cái mới trong cái cũ.

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua.

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay.

Kể lại xuất xứ bài thơ, chính nhà thơ cho hay: khi ấy ở phố Hàng Bồ của Hà Nội có một ông đồ ngồi viết thuê chữ, câu đối cho khách. Hàng Bồ là phố bán hàng xén, có giấy, bút mực. Ông đồ nghèo không có sẵn giấy, chờ lúc khách đến mua chữ, mua câu đối, ông mới vào trong mua giấy.
Mẹ vợ của nhà thơ Vũ Đình Liên có một cửa hàng tạp hóa ở đó và chính vợ ông từng trực tiếp bán giấy cho ông đồ nghèo. Trong hồi tưởng, Vũ Đình Liên cũng hồn nhiên nói rằng nhiều lúc ông nghĩ, nếu ông không “tán tỉnh” và yêu cô hàng xén – về sau trở thành vợ ông – thì chắc gì ông đã để lại cho hậu thế thi phẩm “Ông Đồ Già” bất hủ!

Hình ảnh “ông đồ già” – được Vũ Đình Liên coi như “cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” (lời ông) – được tác giả thuật lại dưới lời thơ giản dị nhưng chứa chất rất nhiều cảm xúc:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.


Trong tác phẩm “Thi Nhân Việt Nam” ra đời cách đây hơn bảy mươi năm, nhà phê bình Hoài Thanh đã có những đánh giá rất tinh tế và chuẩn mực về “Ông Đồ Già”: ”Hai nguồn thi cảm chính của người (tức Vũ Đình Liên) là lòng thương người và tình hoài cổ. Người thương những kẻ thân tàn ma dại, người nhớ những cảnh cũ người xưa.
Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và đã để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác (…) Ít khi có một bài thơ bình dị mà cảm động như vậy. Tôi tưởng như đọc lời sám hối của cả bọn thanh niên chúng ta đối với lớp người đương đi về cõi chết.”
Như Hoài Thanh nhận định, “theo đuổi nghề văn, mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ – nghĩa là đủ để lưu danh, đủ với người đời”, đọc lại bài thơ, dễ cảm tấm lòng của tác giả, và thấu nỗi hoài niệm man mác về một thời vang bóng. Dù không phải mang đề tài tình ái, bài thơ còn tính lãng mạn sâu xa hơn cả rất nhiều vần thơ vinh danh ngợi ca ái tình.
Trong thi phẩm, Vũ Đình Liên đã cất lời than khóc một thời lụi tàn, cho dù biết dường như ông vẫn biết đó là một tiến trình, một định mệnh không thể cứu vãn, đảo ngược. Nhưng chính bản thân ông, cũng ít nhiều đại diện cho một thế hệ, đã và đang giã từ chúng ta từng giờ, từng phút. Một nỗi niềm, từng ám ảnh, day dứt.

Dậy đi thôi con thuyền nằm dưới bến,
Vì đêm nay ta lại căng buồm đi.
Mái chèo Mơ để bâng khuâng trôi đến
Một phương trời mây lọc ánh trăng khuya.

Gió không thổi, nước sông trôi giá lạnh,
Thuyền đi trong bóng tối lũy thành xưa.
Trên chòi cao, tự ngàn năm sực tỉnh
Trong trăng khuya bỗng vắng tiếng loa mơ.
Tự ngàn năm cả hồn xưa sực tỉnh,
Tiếng loa vang giây lát động trăng khuya,
Nhưng giây lát lại rơi im, hiu quạnh,
Cả hồn xưa yên lạng trong trăng khuya.

Trôi đi thuyền! Cứ trôi đi xa nữa!
Vỗ trăng khuya bơi mãi! Cánh chèo Mơ!
Lòng ta là những hàng thành quách cũ,
Tự ngàn năm bỗng vắng tiến loa xưa.

Trong đời sáng tác không nhiều, nổi tiếng trong chừng mười năm trước mốc thời gian 1945 rồi dừng lại trên tư cách một nhà thơ, Vũ Đình Liên đã có những lời tự sự khiêm nhường và rất cảm động ngay từ khi còn rất trẻ: “Tôi bao giờ cũng có cái cảm tưởng là không đạt được ý thơ của mình. Cũng vì không tin thơ tôi có một chút giá trị nên đã lâu tôi không làm thơ nữa”.



Vũ Đình Liên, một hồn thơ đất Việt đã sống lặng lẽ giữa dòng đời xuôi ngược của một đô thị lớn, trong những năm tháng xô bồ của xã hội Việt Nam thời chiến và hậu chiến suốt nửa thế kỷ sau đó. Gần hai chục năm sau ngày ông ra đi, nhớ về ông, những kẻ hậu sinh không khỏi có những lúc sững sờ tự hỏi mình:

Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Hoàng Linh




 









Dao

Mua Lan

Phao Tet







-Beer barrel polka - Bobby Vinton







        


NGÀN NĂM BIA RƯỢU VẪN CÒN SAY SƯA . DZÔ DZÔ  ! ! !
  Bình Ðịnh trước đây là đất vua, nơi có thành Ðồ Bàn từng là đế kinh của vương quốc Chiêm Thành, kéo dài từ thế kỷ thứ X-XV (sau tây lich) mới chấm dứt. Thành này lại được Thái Ðức Hoàng đế Nguyễn Nhạc vào năm 1776 cho mở rộng để xây hoàng cung. Ðặc biệt ở ngoại ô có một chợ rượu rất vui vẽ tấp nập, nhờ nằm trên một địa thế thuận lợi cả đường bộ lẫn đường sông, nên mọi người có thể tới đây bằng ngựa xe hay ghe thuyền.Theo các tài liệu còn lưu trữ cho biết chợ rượu thời đó thuộc tổng Háo Ðức Thượng, nay là xã Nhơn An, huyện An Nhơn, được xem như là chốn phồn hoa đô hội vào thời đó.
             Ngoài kinh thành Ðồ Bàn, đây cũng là nơi tụ tập ăn chơi hưởng thụ của giới quan quyền và thượng lưu sang giàu khắp vùng. Vì vậy đã tập trung gần như tất cả các giai nhân tài tử tứ phương cùng với nhiều loại danh tửu trong thiên ha, từ rượu nếp hương, nếp lưu niên, cơm nếp Phú Ða, Háo Lễ tới rượu gạo tăm Cảnh Hàng, An Tây, Chánh Mẫn, rượu nho tươi Kim Châu và đệ nhất đế ‘ Bàu Ðá ‘ tới nay tiếng tăm vẫn còn nguyên vẹn. Sỡ dĩ đế Bàu Ðá ngon và nổi tiếng khắp Bình Ðịnh, vì xóm Bàu Ðá xưa có một cái bàu nước ngọt trong và xanh vắt được đem về nấu rượu bằng nồi đất và ống dẫn được làm bằng tre. Rượu chẳng những dùng để uống mà còn được ngâm với thuốc bắc để các nam nữ vỏ sĩ thoa bóp hay uống trong lúc luyện võ.Ai đã từng uống được thứ rượu ngon này mới cảm nhận hết cái mùi vị vừa thơm vừa nhẹ, nên chỉ vài chén đã thấy tâm hồn sảng khoái, nồng nàn thú vị, nên dẫu có say cũng không lâu hay bị nhức đầu.
            Ngoài rượu của miền xuôi, tại đây còn bày bán các thứ rượu cần của người Chàm và Bahnar ở vùng Tây Sơn thượng đạo (Bình Khê, An Túc ngày nay), được chở tới với trầu nguồn, măng le .. bằng các thuyền buôn xuôi ngược trên sông Côn. Rượu bày bán khắp các hàng quán có dâng đèn kết hoa rực rở và được chứa trong các chai lọ, bình ché độc đáo. Tất cả đều là loại đồ cổ quý giá lâu đời, làm bằng sứ men xanh hay đồng, thau, bạc, thủy tinh, đất nung cho tới da lươn, vỏ bầu nậm, bong bóng lợn.. Bên cạnh còn có những cốc, chén, ly hay tô lớn đủ màu đủ kiểu có chân hay không, được đặt trên những đài, kỷ và khay làm bằng gổ được chạm trổ, để các người hầu rượu hay đào nương kỷ nữ dâng rượu ngang mày cho khách.
            Thường chợ rượu họp năm ngày một tuần nhưng đông vui nhất vẫn là phiên cuối tháng với khách kinh thành đổ về mua vui trong các quán rượu do người đẹp làm chủ. Nhưng rồi ‘ thành cũ lâu đài bóng tịch dương ‘, tất cả cũng tan biến theo thời cuộc và nổi thăng trầm khi Nguyễn Nhạc chết năm 1793 mang theo sự sụp đổ của Hoàng đế thành
            Quê người những ngày xa xứ, ngồi trong quán cốc bên đường lặng lẽ nhìn cuộc đổi thay nhanh chóng của thời gian, để rồi ngậm ngùi trước cảnh đổi đời phế hưng với người xưa cảnh cũ đâu còn.Thuở còn làm lính trận, những ngày sắp xuân có dịp dừng quân trên các thôn làng sông nước Hậu Giang, là dịp thưởng thức mùi hương lúa mới, các món ngon vật lạ của ruộng đồng, trong đó có đờn ca và nhắm nháp một thứ mỹ tữu : “ Rượu đế nổi tiếng Gò Ðen”, những thứ ở Phan Thiết quê tôi không có. Rượu đế ở đây trong veo và cháy nồng như một ngọn lửa bốc cao, hòa điệu cùng với lời ca tay đờn ngẩu hứng lồng lộng khi hơi men chếch choáng, cứ thế cổ bàn rộn theo những bản vọng cổ, xàng xê, nam xuân, văn thiên tường , phượng cầu, bản lớn bản nhỏ xen lẫn những bản tân cổ giao duyên, mượn ý nhạc của Trịnh Lâm Ngân như Xuân này con không về, thư xuân trên rừng cao, mùa xuân của mẹ.. khiến cho lính trận cũng phải khóc ngất theo những cung bậc nĩ non hờn oán của tiếng lục huyền cầm, vì đêm xuân xa nhà, nhớ quê, nhớ mẹ, nhớ em.
             Nay thì vèo xa tất cả, ở một chốn rầt là buồn, trong giờ khắc giao thừa, giữa lúc nhà nhà cài then khóa cổng để xum vầy năm mới, thì người lữ khách tị nạn cũng “ rũ áo phong sương “ lặng nhìn thiên hạ rồi hướng về cố quốc, để thấy mình lạc lỏng trơ trọi. Rốt cục cũng chỉ mình ta nâng chén để mừng ta thêm một tết buồn. Hởi ôi :
“ Trăm năm sông núi cũng mòn,
nghìn năm bia rượu, vẫn còn như xưa.”

1-ÐI TÌM DÁNG RƯỢU TRONG DÒNG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI :
            Mổi khi xuân về, người ta thường làm thơ viết đối với những lời chúc tụng tốt đẹp và nồng nàn nhất để dành cho nhau trước những ngày đầu năm mới. Ngoài ra chuyện ăn uống ngày tết cũng là một biến chuyển quan trọng , so với cuộc sống thường nhật vì nhà nhà đều ăn nhiều,ăn ngon như là một ước nguyện mong mõi được sung túc quanh năm. Cái vui của ngày tết, là trong lúc phụ nữ bận rộn lo chuyện ăn mặc, gạo cơm thì các chàng hầu như chỉ biết tới bia rượu để cùng bạn bè vui vầy say xỉn.
            Ngày xưa rượu tượng trưng cho quyền lực, do đó chỉ có vua chúa mới tha hồ thưởng thức các loại mỹ tửu và theo sử liệu, thì đây là nguyên cớ chính khiến cho các hoàng đế Trung Hoa cũng như các nước trên thế giới bị giảm thọ. Người quân tử dùng rượu trong việc lễ “ vô tửu bất thành lễ”, cho nên rượu trước hết là một phạm trù văn hóa trong sinh hoạt của mọi dân tộc,nhất là VN. Ngày tết mà thiếu rượu là thiếu đi một phần đáng kể trong ngẩu hứng của con người, cho nên ngay cả các bà vợ khó tánh , ghét nhậu.. cũng ráng sửa lại cái dáng “ mặt lớn, mặt nhỏ” chỉ làm xui cho cả năm, để sẳn đầy ắp rượu ngon mồi quý, cho chồng và bạn vui xuân.
            Tới nay các nhà khoa học vẫn chưa biết chắc thời điểm xuất hiện đầu tiên của rượu. Căn cứ vào sử liệu Trung Hoa, thì ngay thời huyền sử Tam Hoàng, Ngủ Ðế đã xuất hiện ruợu, trong đó có nói tới chuyện Ðổ Khương tình cờ đem nếp ngâm làm mạ để gieo trồng nhưng sơ ý khiến nếp hỏng nhưng tiếc của không bỏ lại lấy số nếp hư đem nấu và phát hiện được một thứ nước màu hồng sậm, nồng mà ngon ngọt, về sau gọi là rượu.
            Tuy nhiên đó cũng là huyền thoại, còn thực chất thì theo Chiến Quốc Sách ghi rõ, Nghi Ðịch là người đầu tiên sản xuất rượu, đồng thời với các vật dụng bằng sành như chum vại ly chén, dùng để đựng và uống rượu. Tại lưu vực sông Nil thuộc Ai Cập, qua các công trình khảo cổ cho thấy cách đây hơn 6000 năm, người xưa đã biết cách làm bia rượu.Tại Cố cung Bắc Kinh, có một viện bảo tàng, tập hợp hầu hết những tác phẩm văn hóa nghệ thuật trân quý của nhiều triều đại, trong đó có các thứ ly cốc chén dùng để uống rượu, làm bằng vàng, bạc, đồng, ngọc, thủy tinh, sừng tê giác, phần lớn là của các bậc đế vương, quan quyền, thượng lưu trí thức, có cái thực dụng, có cái làm chỉ để ngắm chơi.
            Nhưng trong tất cả, chỉ có chiếc ly ‘ Kim âu vĩnh cố ‘ làm bằng vàng khảm ngọc, chạm khắc hoa mỹ, được coi là độc đáo nhất về phương diện nghệ thuật và giá trị kim tiền. Theo sử liệu, chiếc ly này do Phủ nội vụ thực hiện theo lệnh vua Càn Long (1736-1796). Ly làm toàn bằng vàng y, cao 12,5 cm, đường kính miệng ly là 8cm chung quanh khảm toàn là trân châu, tay cầm là hai con rồng đứng, trên đầu đính ngọc quý, thân ly chạm hoa với 11 trân châu, 9 viên bảo thạch đỏ, 12 đá quý màu lam, vành miệng ly khắc hoa văn với chữ triện “ Kim âu vĩnh cố’, mặt sau ghi chữ “ Càn Long niên chế”. Về ý nghĩa, chữ kim âu chỉ lãnh thổ toàn vẹn, còn ly kim âu thì đựng ngự tửu, song song với bút vạn niên thanh của nhà vua. Tất cả đều là dụng ý thầm kín của các hoàng đế , mong ước nhà Ðại Thanh nhất thống Trung Hoa muôn nam. Ý trên còn để lộ ra một cách rõ ràng, khi thân ly được thiết kế trên hình ba con voi đứng và mỗi vòi voi cuốn lên làm thành một chân ly.
            Tóm lại toàn bộ chiếc ly toát lên cái tính chất quý phái, sang trọng và vững chải theo thế chân vac, nên được nhà Ðại Thanh coi là vật trấn quốc chi bảo. Theo sử liệu thì hằng năm vào ngày Nguyên Ðán, giờ tý tức là khoảng 11 giờ ố1 giờ khuya , vua cử hành nghi thức khai bút năm mới, tại Ðông viên các trong Dưỡng tâm điện. Trên án thư đã bày ly “ kim âu”, đuốc ngọc và bút vạn niên thanh. Vào thời điểm thiêng thiêng đó, ngự thị rót đồ tô tửu, thứ rượu ngừa bệnh dịch ôn, vào ly kim âu, rồi đốt nến và vua khai bút bằng mực đỏ hai chữ Cát Tường, cùng các câu Thiên hạ thái bình, Phúc Thọ trường xuân.. ban cho hoàng gia, quần thân và thần dân.
            Tại cao nguyên Trung Phần VN, trước năm 1975 ai có dịp sống tại đây, chắc cũng đôi lần thường thức món rượu Ché (rượu cần) của đồng bào Thượng dùng đãi bạn bè, khách quý và khi trong làng có cuộc vui. Theo từ điển Francaire-Jarai-Vietnamien của học giả PE.Lafont do E.F.E.O xuất bản năm 1968 tại Paris đã có kê khai 30 chiếc ché cực quý đựng rượu của người Thượng cao nguyên. Theo tác giả, đây không phải là loại ché tầm thường bày bán tại chợ, mà là những tác phẩm nghệ thuật, chẳng những có giá trị vật chất mà còn mang đầy tính huyền thoại. Theo đó ta thấy ché RAN DING DÔNG của Will ở làng Kon Robang,KonTun, theo huyền thoại do công chúa Bok Glai làm tặng hai anh hùng đã có công chống giặc ngoại xâm. Ché có giá trị bằng 10 con trâu, tuổi thọ 100 năm. cao 0,60m đựng rượu quý. CHÉ HOTOK H’DANG của Kliu làng PleiBrell Pleiku, trị giá 20 con trâu, do người Sedang làm trên 1 thế kỷ.CHÉ HOTÔK RANGPIA vừa giữ nhà,khi có người lạ tới thì rượu báo động, ngoài ra trong ché tự chế biến đặc biệt chất rượu khi uống dù chỉ đựng một chất rượu. Tóm lại mỗi chiếc ché quý được đánh giá theo lý lịch, tên tuổi, các nhà giàu thời đó tranh nhau lấy tài sản để đổi cho được làm của gia bảo. Ngày nay qua cuộc đổi đời, ché chỉ còn coi như món đồ tầm thường, dù thực sự giá trị của nó có thể bằng cả thớt voi hay chiếc xe đò.
            Xưa nay rượu với người như hình với bóng vì ngoài chức năng tiêu khiển, giải phá thành sầu, rượu còn được dùng trong công nghiệp, y học, các nghi thức tôn giáo, giao tế xã hội.. sau hết rượu là nguồn bất tận ,gây cảm hứng cho văn nghệ sỹ, giúp họ sáng tác những tác phẩm bất hủ để đời, có thể kể như Lý Bạch, Ðổ Phủ, Bạch Cư Dị, Cao bá Quát, Nguyễn công Trứ, Nguyễn Khuyến.. Theo Chung Dung,Tôn văn Kỳ, Chu Quảng Ba.. trong sách những toa thuốc cổ truyền danh tiếng của Trung Hoa, rượu chữa được bách bệnh , nên chữ Y (thuóc) trong Hán tự có chữ Tửu (rượu) đứng trước. Rượu giúp hành huyết, khai uất. Chính Hải Thượng Lãn Ông, đại danh y của VN cũng viết :” rượu có chất ôn dùng để tải thuốc, uống có điều độ sẽ thông khí huyết. Uống rượu là một nghệ thuật sống mà không phải ai cũng đạt được, vì thế người Tàu đã phấn phối rành rẽ năm cách uống rượu : Ðộc ẩm, đối ẩm, cộng ẩm, quần ẩm và loạn ẩm.Sẳn tiền là sẳn rượu nhưng tìm được tri kỷ để đối ẩm không phải là chuyện dễ dàng.
“..Tửu vô kiềm tỏa năng lưu khách “ nên Nguyễn Khuyến đã viết :” Rượu ngon không có bạn hiền, không mua không phải không tiền không mua”, còn Lý Bạch thì :” Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch, duy hửu ẩm giả lưu kỳ danh” nhưng nồng nàn và đầy đủ ý nghĩa hơn hết vẫn là lời phán của văn hào Anh Fergus Hamilton Allen :” Whisky là mặt trời chiếu sáng tình bạn, là mặt trăng soi sáng tình yêu ..”
            Cổ nhân cứ theo rượu mà trêu chọc người đời khắp nơi trên sách vở, làm cho thế nhân cứ ao ước được một lần, để nhắp thử loại rượu do Ðổ Khang chế , đã làm cho Lưu Linh là người nổi tiếng uống rượu không bao giờ biết say vào thời đó, phải nằm yên dưới lòng đất để ngủ một giấc ‘ ba năm ‘ mới tỉnh lại.
‘ Mãnh hổ nhất bôi sơn trung tuý
Giao long lưỡng trán hải đồ miên
Không say ba năm chẳng lấy tiền ‘
2-CÀC LOẠI RƯỢU :
             Rượu có nhiều loại, nhiều hạng, thứ nào uống nhiều cũng say dù đó ngự tửu của vua chúa, hay Mai quế lộ, ngủ gia bì hoặc đế, nếp, rượu cần.. Nói chung rượu phát từ hai nhóm chính là RƯỢU LÊN MEN cất từ nước ép của hoa quả như rượu vang, rượu cần.. và RƯỢU CHƯNG CẤT (spirits) làm từ đường mía, tinh bột, ngủ cốc, củ cải.. ngoài ra còn có thứ rượu mùi đặc biệt, được pha chế từ thứ rượu cồn Etalic với đường, acid Citricque, và các hợp chất màu.
+ Rượu Ta :
             Việt Nam có nhiều vùng cất rượu ngon nổi tiếng như là làng Vân (Bắc Ninh), Nguyên Xá (Thái Bình), Trương Xá (Hưng Yên), Nga Mi (Hà Tây), Quảng Xá (Thanh Hóa), Bắc Hà (Lào Kai), Kẻ Diên (Quảng Trị), Bàu Ðá (Bình Ðịnh), Phụng Hiệp (Cần Thơ), Gò Ðen, Long Thành, Củ Chi.. Các dân tộc thiểu số vùng núi có rượu cần độc đáo.
            Tất cả các loại trên đều được chưng cất theo phương pháp gia truyền , chứ không theo đúng các qui trình khoa học Âu Mỹ. Nhiều loại rượu đặc chế bằng gạo, dừa, nếp, đậu nành, đào, táo, lê, Rượu đế còn gọi là nước mắt quê hương, nấu bằng nếp , phát xuất từ thời Pháp thuộc, có nồng độ cao. Rượu quế chỉ dùng làm thuốc trị tì vị vì quế có nồng độ rất gắt và bán rất đắt giá. Rượu dừa chế bằng cách cấy men vào gốc dừa khi buồng dừa mới trổ và phải mất từ 6-8 tháng mới thành rượu dừa, sủi bọt nhưng ngon hơn bia. Theo khách sành điệu trong làng ve chén hiện nay, thì VN hiện có bốn loại rượu ngon nổi tiếng là rượu làng Văn xứ Bắc, Kim Long ở Quảng Trị, Bàu Ðá Bình Ðịnh và đế Gò Ðen Nam Phần.
             Trong Ðại Nam Nhất Thống Chí viết rượu Kim Long ở Hải Lăng, Quảng Trị ngon hơn hết. Thời Pháp thuộc, thực dân chiếm hết các lò nấu rượu trong tỉnh và lập công ty rượu Xi-Ca. Khi rượu ra lò đóng vào chai, thì được đem ngâm trong hồ nước lạnh một thời gian ấn định, rồi dùng thuyền nhỏ chở rượu theo sông Vĩnh Ðịnh tới Huế, lên tàu lớn chở về Pháp và từ đó xuất cảng khắp thế giới.
            Rượu rắn Phụng Hiệp được chế tạo tại thị trấn Phụng Hiệp còn gọi là Ngã Bảy, về phía nam tỉnh Phong Dinh , cách thành phố Cần Thơ chừng 30 km, từ xưa đã nổi tiếng về các đặc sản đồng ruộng như cá, tôm, ốc, ếch, cua, bìm bịp và nhiều nhất là rắn bày bán dọc theo quốc lộ 4 và các ngôi chợ nổi trên sông rạch. Rượu rắn Phụng Hiệp là thổ sản địa phương, phát triển từ năm 1960 tới nay vẫn còn hưng vượng . Hiện có 5 lò sản xuất nhưng qui mô hơn hết vẫn là lò Năm Rô. Rắn dùng để làm rượu, phải là rắn sống, đem về mổ bụng từ ức tới hạ môn, bỏ hết chỉ giữ lại mở và mật vì đây là hai vị thuốc. Làm theo ba cách như ngâm rắn tươi, rắn khô và bột rắn. Hiện Phụng Hiệp sản xuất ba loại rượu rắn là Tam xà ( hổ mang, hổ lửa hay rắn ráo,m ai gầm hay cạp nong ), Ngũ xà ( gồm ba loại trên thêm hổhành và hổ hèo), Thập Xà ( gồm 5 loại rắn trên cộng thêm rắn lục, bông, ri voi, ri cá và bông súng). Rượu rắn có công dụng trị các chứng tê liệt, đau nhức, phong thấp, bồi bổ sức khoẻ, ăn uống chậm tiêu.
            Vùng thượng du Bắc Việt có rượu cần tây bắc của người Thái, Mèo như rượu Lầu Xá tại Sơn La chế bằng nếp, trấu và men, uống say như bia, lại có mùi thơm nếp, làm mát ruột và tiêu hoá nhanh. Tại Lai Châu có rượu Lầu Sơ, loại rượu trắng nấu bằng khoai mì, theo phương pháp cất khô như rượu bắp của người Mèo ở Bắc Hà (Lào Kai). Ngoài ra còn có rượu Lầu Vang của người Nùng ở Mường Tế nấu bằng nếp và dùng chén để uống chứ không hút bằng cần.
            Người Mèo Hoa ở Bản Phốợ trồng nhiều bắp (300 ha) hơn lúa (chỉ có 82 ha) vì bắp dùng để nấu rượu ngô vừa để uống và mang ra chợ Bắc Hà, cách bản chừng 3 km, bán cho mọi người kinh cũng như thượng. Nhờ vậy mà dân trong bản, nhiều gia đình đã sắm được xe ngựa chở rượu ra chợ bán. Rượu ngô của người Mèo chế đặc biệt hơn, khác với vị đằm của rượu San Lùng người Mán, vị ngọt của rượu Cần Thái, vì nó nồng nên khó uống. Cách làm rượu cũng dể, cứ đem bắp về (loại bắp vàng) luộc nhưng đừng để lửa to quá làm rượu không ngon. Còn men thì làm từ hạt Hồng Mị (giống như hạt kê), đem trộn với bắp đã luộc, bỏ vào thùng gang ủ một tuần. Thời gian này phải đốt lửa để hơi rươu bốc hơi qua một cái chọt gổ, chảy ra ngoài. Cứ 10 ký bắp làm được 3 lít rươu, để nguyên uống nếu pha thêm nước lạnh thì rượu sẽ không mùi vị nữa. Ngoài ra rượu ngon cũng còn tùy thuốc vào nguồn nước để nấu. Nên người kinh tại vùng xuôi dù đã học đúng cách nấu rượu của người Mèo Hoa, rượu cũng không ngon vì tại đây đâu có nước suối Háng Dế để mà chưng cất rượu ?
            Xứ Thái ở vùng tây bắc giáp Lào (Lai Châu) có loại rượu đặc biệt làm từ các loại côn trùng như sâu chít, nhộng dùng làm rượu bổ, được bày bán tại chợ Ðiện Biên. Chít là con sâu non sống trong ngọn cây chít, một loại cây giống như lau sậy ở miền Nam nhưng sâu chít chỉ có ở vùng tây bắc mà thôi. Vào mùa xuân, đồng bào bắt đem về làm rượu.
            Tại cao nguyên Trung phần, rượu cần được nấu bằng lúa, nếp, bo bo, khoai mì, bắp, đậu. Với các người Teu, Vân Kiều , Pacoh tại Quảng Trị, Thừa Thiên có các loại rượu nứa, mây, đoắc.. chế từ nước trong thân của các loại cây trên cộng với men, uống có vị chua cũng say nhưng phẩm chất kém xa các loại nấu bằng ngủ cốc. Riêng người Rhade nấu rượu bằng cơm, trộn với thứ men đặc biệt gọi là Kuach Eya. Người Lào có rượu nếp còn rượu Miên thì lạt hơn rượu Lào nhưng rượu nào cũng say.
+ RƯỢU TÀU : Từ thời thượng cổ, người Trung Hoa đã có nhiều loại rượu nổi tiếng như Thiệu Hưng Trạng Nguyên Hồng, Thiệu Hưng Nữ Nhi Hồng, Trúc Diệp Thanh, Mai Quế Lộ, Bách Thảo Mỹ Tửu, Hầu Nhi Tửu, Bồ Ðào Tửu, Cao Lương, Ngũ Tiên, Phục Ðức Gia Tửu, Mao Ðài, Thấu Bình Hương .. Theo sử liệu, vào thời nhà Tống (960-1297), nền công nghiệp chưng cất rượu của người Tàu đã đạt tới mức tinh vi. Huyện Dương Cốc thuộc tỉnh Sơn Ðông, một địa danh gắn liền với truyền thuyết Võ Tòng đã hổ trong Thủy Hử truyện của Thị Nại Am tiên sinh, thuở đó đã có tới 77 nhà sản xuát rượu, trong số này có Thấu Bình Hương của Trấn Trương Thu là nổi tiếng nhất. Ðây chính là loại rượu “ Tam Uyển Bất Quá Cương “ , mà Võ Tòng đã uống tới 18 chén mới say, rồi bất chấp lời khuyên can của mọi người, vượt đồi Cảnh Dương đả hổ được truyền tụng muôn đời. Thấu Bình Hương từng được chọn làm cống tửu và chính vua Tống Thần Tôn đã viết lời khen tặng :” Quí Nhân Giai Tửu “.Ðại Ðế Khang Hy đời Thanh, khi tuần du phương nam cũng không tiếc lời ca tụng khi nhắm nháp. Năm 1983, trong Ðại Hội toàn quốc Võ Tòng đã hổ lần thứ III tại Bắc Kinh, rượu Thấu Bình Hương đã chính thức chinh phục cử tọa và được mệnh danh là Anh Hùng Tửu. Ngày nay , công ty rượu Cảnh Dương Cương ở huyện Dương Cốc, cách Sư Tử tửu lầu không xa , sản xuất Thấu Bình Dương để xuất cảng với biệt danh Cảnh Dương Trấn Nhưởng
+ Rượu Tây : Champagne là vua trong các loại vang sủi bọt, có nồng độ từ 10-12 , dịu nhưng cũng đủ say, được mọi người dùng nhiều nhất trong các dịp lễ tết, tiệc tùng kỹ niệm. Chữ Champagne còn mang ý nghĩa vui vẽ, hạnh phúc, phấn khởi. Ðược chế tạo bằng loại nho đặc biệt (Chardonnay 24% và Pinot Noir 76%) tại các vùng trồng nho nổi tiếng của nước Pháp thuộc miền Champagne như bình nguyên Montagne de Reims Epernay nằm về phía đông bắc Ba Lê. Riêng các thùng gổ đựng rượu nho có một hệ thống nắp đặc biệt , mở ra đóng vào phù hợp với thời gian đủ cho khí CO2 thoát ra mà không cho các loại khí khác xâm nhập .Khi nho lên men, người ta trộn thêm đường , sau đó đóng nút chai, đặt ngược đầu và ủ vào hầm kín , từ 5 đến 6 năm mới đem ra thị trường tiêu thụ. Riêng các kỷ thuật xoay chai và tách nấm men ở cổ chai đều là bí thuật không phổ biến. Tóm lại mỗi chai Champagne đều có một lượng nhỏ đường và acid , còn lại là chất Phenol nhưng yếu tố quyết định ngon dở vẫn do mùi vị bí truyền , thuộc nhiều yếu tố như giống nho, men, thời gian lên men, kỹ thuật biến chế.Hiện thị trường có ba loại Champagne : Loại không ngọt ( bruit), hơi ng5t ( demi-sec) và ngọt (sec). Ngày nay các h ảng sản xuất Champagne bắt chước các công ty Brandy vẽ sao làm ký hiệu trên các nhản chai như 1 sao là rượu 3 năm, 2 sao là 4 năm, và 3 sao là 5 năm. Còn VO là rượu trên 12 năm, VSO từ 12-20 năm và VOVS từ 20-30 năm và XO trên 30 năm. Ðược biết người chế ra rượu Champagne đầu tiên là một giáo sĩ người Pháp tên Pierre Pérignon. Hiện rượu Champagne đã vượt biên giới Pháp , lan tràn khắp nơi trên thế giới và được sản xuất tại các nước trồng nho.
- Bia : là loại thức uống có Gaz , nồng độ từ 3-10, dược chế bằng các loại ngủ cốc mà chủ yếu là luá đại mạch, ngoài ra còn độn thêm bắp, gạo, cao lương, tiểu mạch hoặc vài loại trái cây. Bia lon hay bia chai là bia đã lọc, thanh trùng, còn loại không lọc hay thanh trùng thì gọi là bia tượi, bia bock, bia Draft. Bia chế tạo tại VN sau 1975 không thanh trùng, lại còn thêm vào khí CO2 cho sủi bọt.

http://baomai.blogspot.com/ 

            Người Ðức gọi Beer là Bier, một đại gia không bao giờ vắng mặt tại nước này. Theo truyền thuyết bia xuất phát đầu tiên tại vùng Lưỡng Hà và là món giải sầu cho những người nô lệ khi họ bị bắt tới Ai Cập vác đá xây kim tự tháp cho các Pharaoh. Còn Ðức lại là quốc gia sản xuất nhiều bia nhất hiện nay với 1270 lò sản xuất 5000 loại và mỗi người Ðúc hằng năm tiêu thụ tới 114 lít. Bia Ðức thường có độ alcool trung bình là 5% nhưng cũng có loại không chứa, gồm ba thứ chính là bia vàng, nâu và đen.
            Hằng năm tại Munich (Ðức) có lễ hội bia Oktoberfest , có xuất xứ từ một lễ cưới của Hoàng gia Phổ năm 1810, đã thu hút hàng triệu du khách quốc tế. Hiện Ðức chọn ngày 23 tháng 4 Dương Lịch mỗi năm là ‘ Ngày Bia ‘ với những luật lệ được ban hành từ năm 1516, qui định việc sản xuất bia bằng nước thiên nhiên, hoa bia và mạch nha.
            Pháp có bia 33 và con cọp (tiger) nổi tiếng lâu năm tại VN nhưng không phải là nước uống nhiều bia mà lại nổi tiếng về rượu vang và cognac. Nhưng Pháp lại có một trung tâm bia (Culture Bière) trên đại lộ Champs Élysées .Ðặc biệt ở đây chỉ có bia, từ loại nổi tiếng đắt tiền được các dòng tu sĩ Thên Chúa Giáo sản xuất, tới loại bia Heineken dựng trong các chai với nhiều kiểu kỳ lạ làm bằng nhôm. Trung tâm này không phải là một lò sản xuất bia của Pháp, mà là nơi trưng bày tất cả những gì có liên quan tới việc nấu bia như hoa bia, hạt lúa mạch, các loại men.. Ngoài ra còn có các kiểu ly dùng để uống từng loại bia cho tới những dụng cụ mở chai được thiết kế rất cầu kỳ.
- Các Loại Rượu Mạnh : chiếm phần lớn thị trường rượu , bao gồm WHISKY được nhiều quốc gia sản xuất nhưng nổi tiếng nhất của Mỹ, Tô Cách Lan, Anh, Ái Nhĩ Lan, Gia Nã Ðại. VODKA chế biến tại Nga, Ba Lan, Ðông Âu. RUM tại Tây Ban Nha, Ðức, Ý. COGNAC nổi tiếng nhất của Pháp. Rượu mận Slivovitz phổ biến ở Hung Gia Lợi, Lỗ và Nam Tư. Ngoài ra còn có Brandy Anh Ðào gọi là rượu Kirsch ở Pháp, Ðức, Thụy Sĩ. Người Mễ Tây Cơ có loại rượu Tequila và Pulque. Ở Hawaii có rượu Okelahao hay Oke, còn người Nhật có rượu Saké. Ðược coi là rượu mạnh (spirit), nồng độ tối thiểu phải đạt trên 30 độ.
             Whisky cất từ lúa đại mạch đen và bắp. Trước kia các loại Whisky đều nấu bằng mầm lúa đại mạch nên gọi là Whisky đại mạch. Sau năm 1830 người ta trộn thêm bắp nên Whisky có mùi dịu hơn và sự cấm kỵ trong lúc chế biến là không được dùng khoai tây, trái cây. Hiện có bốn loại Whisky nổi tiếng trên thế giới : Whisky Scotch (Tô Cách Lan), Irish (Ái nhĩ Lan), HoaKỳ và Gia Nã Ðại. Trong các loại, Whisky Tô cách Lan nổi tiếng hơn 1100 năm , với hai nhản hiệu Ông Già Chống Gậy ( Johnnie Walker ) nhãn đỏ ũ trên 3 năm, còn nhãn đen trên 12 năm trước khi xuất xưởng. Ngoài ra còn có Chivas Regal nổi tiếng và mỗi năm bán trên 42 triệu chai. Whisky Aí Nhĩ Lan dùng nguyên liệu tương tự rượu Scotch nhưng chưng cất bằng nồi có cột (patien still), còn rượu Scotch thì nấu trong nồi cổ cong hay nồi củ hành. Whisky Mỹ nấu bằng bắp (51%),nên nồng độ không quá 80 độ, còn gọi là whisky Bourbon, nổi tiếng trong loại này có Four Roses và Danniel ‘s Jack Bourbon. Rượu whisky Gia Nã Ðại có màu sậm vì chế bằng lúa mạch đen và bắp mà nhãn hiệu Crown Royal được ưa chuộng nhất, bên cạnh còn có Seagram mang ký hiệu VO cũng được nổi tiếng.
             Brandy chưng cất từ nho hay các loại trái cây đã lên men theo kỹ thuật cổ truyền , đạt nồng dộ từ 70-80, sau khi rượu phải qua hai lần chưng cất rồi đem ủ vào các thùng gổ sồi để oxy hoá. Cuối cùng thêm vào rượu nước cốt Caramel để hạ nồng độ xuống còn 40 cố định, hiện nay có hai loại Cognac và Armagnac. Cognac chế bằng loại nho đặc biệt được trồng tại những miền lựa chọn, nho tươi ép lấy nước cốt để lên men trước khi cho vào nồi chưng. Nhiều loại cognac nổi tiếng hiện nay như Hennessy, Martell, Remy Martell, Courvoisier,Napoleon,Roi des Rois.. Riêng Armagnac được chế tạo bằng các loại nho St.Emillion, Folle Blanche và Colombard trồng ở vùng Gascony phía nam tỉnh Bordeaux,Pháp, cách chưng cất hai loại rượu giống nhau nhưng rượu này dùng nồi cất có cột và rượu được ủ trong thùng gổ sồi, rượu uống gắt nhưng hương vị đậm đà. Tại Ý có cognac gọi là Marc và Grappa, chưng cất từ vỏ và hạt nho, có màu xanh nhạt , gắt hơn rượu Pháp nhưng được nhiều nước Âu Châu thích, nhất là loại Grappa Italy, chế tạo tại vùng Pied Monte và Barbara.
             Về loại Rum. Ron (Tây Ban Nha) và Rhum (Pháp) đều chế bằng mía,theo truyền thuyết được quân viễn chinh Mông Cổ và Hung Nô từ Trung Á mang vào trồng tại Âu Châu đầu tiên, sau đó Kha Luân Bố mang đến trồng tại Châu Mỹ La Tinh và Cu Ba. Ngày nay Rum được chế tại hầu hết các quốc gia trồng mía, dùng để pha cocktail nhưng nhiều người vẫn thích uống nguyên chất vì nồng độ rất cao, so với các loại brandy khác.
            Tại Jalisco, Mễ Tây Cơ có loại rượu nổi tiếng Tequilla, chưng cất từ nước cốt lên men của một loại cây cùng họ với cây xương rồng gọi là Tequilla Weber , nồng độ chừng 40, có vị thảo mộc, khi uống pha với nước chanh.
             Vodka là loại rượu mạnh không màu, gần giống như đế của VN hay Phục Ðặc Gia Tửu của Tàu, chế biến từ các loại lương thực ngâm nước nóng. Riêng Vodka Ba Lan và Nga, nấu bằng khoai tây, có nồng độ ban đầu tới 95, sau đó giảm dần chỉ còn 45-50., đặc biệt loại này không cần ủ mà chỉ cần lọc hết màu và mùi vị để trở thành trong suốt.Trừ các tay cao thủ trong Lưu Linh phái uống nguyên chất, còn hầu hết phải uống qua sự pha chế với các loại nước trái cây cho rượu hạ bớt nồng độ. Cuối cùng là rượu GIN của Hòa Lan do tiến sĩ Sylvius sáng chế năm 1650, từ sự chưng cất các loại hạt (bắp, lúa), trộn với các hương liệu như quế, hạnh nh6an, côca,gừng, vỏ chanh, vỏ cam.. có nồng độ từ 34-47.
3-CHUYỆN LẠ VỀ RƯỢU :
+ CUỘC CHIẾN RƯỢU Ở MEXICO : Mỗi chai rượu Tequila theo thời giá hiện nay bán trên 100 đô la vì vậy nhiều người làm rượu giả. Năm 1999 đã có 1307 vụ xô xát về rượu Tequila tại Mễ Tây Cơ, làm 42 người chết và hằng ngàn người khác bi thương. Theo tin từ tờ NewsWeek và USA Today ngày 8-9-2000, có tường thuật cuộc chiến rượu giả Weber Blue nấu bằng cây thùa và đậu Hà Lan, mới vừa phát minh từ tiền bán thế kỷ XX và loại nổi tiếng hơn 1000 năm qua là Tequila, cũng được nấu bằng hat cây thùa. Vì giá cả và phẩm chất khiến rượu giả Weber Blue nhiều lần đánh bật rượu thật Tequila, và cuộc chiến giữa hai thứ rượu đã bùng nổ ngay trên quê hương của Tequila. Cuộc tranh chấp thật dã mang, người ta dùng đủ mọi thủ đoạn để hại nhau, từ đâm chém, bắn giết, phá hoại ruộng vuờn trồng trọt và cả cách làm rượu giả để hạ uy tín lẫn nhau. Vì cách thức cất rượu qúa dễ và kiếm lời nhiều, nên nhiều Bang khác của Mễ cũng bắt chước trồng đậu Hà Lan và thùa để chế rượu Tequilq và Weber Blue. Ðể chế biến rượu cho mới lạ, thành một thứ hổn hợp, không giống ai vì nhái theo mùi vị và kiểu chai cognac hay champagne, rượu Whisky của Mỹ, Tô Cách Lan...... bằng cách trộn thêm đủ thứ như mía, bắp, củ cải, trái cây.. bán khắp nước và xuất cảng. Từ thập niên 1950-1994, các bang Oxaca, Guadalajara, Monterrey,Juarez.. bùng nổ kỹ nghệ sản xuất rượu , chỉ riêng Tequila đã có hơn 600 loại., thượng vàng hạ cám. Còn một điều lạ khác là các nước Âu Mỹ cũng bắt chước người Mễ làm rượu giã và Mễ Tây Cơ hiện nay là quốc gia sản xuất rượu nhiều nhất thế giới.
+ BÔNENKAI,TRUYỀN THỐNG UỐNG CẠN LY CỦA NGƯỜI NHẬT : Bônenkai, từ nguyên Hán-Việt có nghĩa là vọng niên hội, một biểu hiện cao nhất của tính cách hai mặt, trong đời sống Nhật Bản., nghiêm trang đứng đắn lúc ban ngày và trở thành kẻ rất xa lạ về đêm trong các tửu quán, nơi bộc lộ một cách trần trụi nhất tính bạo lực tiềm ẩn trong xã hội công nghệp đang phát triển tợt bực. Tóm lại trong các cuộc vui mọi người phải hoà mình và quên hết thân phận nhưng trên hết phải biết uống rượu và hát.
            Theo nhà xã hội học Nobutake Kanzaki, thì tập tục uống cạn ly trong bàn tiệc, bắt nguồn từ các nước Ðông Nam Á và Nhật Bản, về muà hè nóng và ẳm ướt, nên việc bảo quản rượu lên men thời xưa rất khó khăn. Vì thế trong mùa hội hè, người ta có thói quen uống sạch rượu dự trữ từ 1 tới 3 ngày. Trái lại ở Âu Châu, mùa hè khô ráo, rượu tha hồ để lâu, nên người ta nhấm nháp tuỳ theo ý muốn và gọi đó là kiểu Ðịa Trung Hải, còn uống cạn ly như Nhật là kiểu gió mùa. Cho nên điều cốt yếu trong một bàn tiệc là rượu phải chảy như suối,tất cả mọi người phải say để đạt tới một sự cộng thông về tinh thần, đây cũng là thói quen từ xưa của người Nhật, uống rượu liên tục và khi họ say thì hát và chơi các trò vui nho nhỏ.
            Tại vùng Á Ðông, người Nhật có phong tục thờ cúng tổ tiên đặc biệt. Ngày Tết, cúng rượu Saké cho thần thánh và tổ tiên xong, số ruợu còn lại ho uống để chúc tụng. Người Anh có lối chúc rượu nhau gọi là Toast bắt nguồn từ một phong tục cổ truyền hồi thế kỷ XVI . Thời ấy người Anh mỗi khi uống rượu thường bẽ một mẫu bánh mì nướng bỏ vào ly rượu cho thêm hương vị. Ngày nay Toast có nghĩa là cạn ly.
            Ngoài ra họ còn một phong tục rất giống người Việt , đó là luân phiên nhau uống rượu trong cùng một cái ly bằng bạc, có hai tay cầm. Những ngày đầu năm tết lễ, người Mỹ dùng rượu để chúc mừng lẫn nhau. Trong một bửa tiệc có Mục sư Martin Luther King tham dự, một nhà báo đã nâng ly chúc mừng :” cầu xin Thượng Ðế hãy cho nước Mỹ có những con người không vì danh lợi mà hại dân, không vì vinh thân mà bán nước..” Tóm lại kẻ sĩ uống rượu là để thực hành cái nhân sinh quan bất biến :” Thề,Chết,Trốn,Uống” nghĩa là Thề vì Tổ Quốc, Chết cho Chính Nghĩa, Trốn khỏi bọn gian ác bất lương và Uống với Bạn Hiền .
            Ai cũng biết rượu là nguyên nhân gây ra phiền phức cho con người . Nhưng tự cổ tới kim, thế nhân vẫn lao đầu vào rượu đến độ như Lý Bạch trong cơn say thấy bóng trăng phản chiếu trên mặt sông Thái Thạch , đưa tay vói bắt đến nổi té xuống nước chết đuối. Người xưa dùng rượu để quên ta, quên đời, quên sầu, quên tất cả như Nguyễn Công Trứ :” rượu với sầu như gió mã ngưu, trong lai láng biết tránh đâu cho khỏi..”, Còn Cao Bá Quát thì :” thôi công đâu chuốc lấy sự đời. Tiêu khiển một vài chung lếu láo.Ðoạn tống nhất sinh duy hữu tửu.” hoặc :” lắc bầu rượu , dốc nghiêng non nước lại. Chén tiếu đàm , mời mọc trích tiên..”
            Người đời nay cũng đâu khác đời xưa, trước tâm sự ngổn ngang tận tuyệt, chỉ còn biết mượn rượu để tống biệt sầu buồn :
“ Ai người tri kỷ
Hãy cùng ta cạn một hồ trường
(Nguyễn Bá Trạc)
hay :” Ðất trời nghiêng ngửa
Thành sầu không sụp đổ em ơi..”
(Vũ Hoàng Chương).
            Thật ra con người coi rượu là tri kỷ cũng đáng vì rượu là niềm vui cũng như nổi buồn, khi trùng phùng cũng như hồi ly biệt, bâng khuâng thương nhớ khi nhắp ly rượu đào. Hóa ra hạnh phúc nhiều khi không phải là tưng bừng cao lương mỹ vị, mà chỉ cần có những mặn mòi nồng ấm quê hương, một nơi cho nổi nhớ biết chốn đi về, ở đó hình như những ngày xuân củ có bạn, có ta, có người em gái .. cười vui chếch choáng xuân thì -/-
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Chạp 2013
Mường Giang

Photobucket

Một trà, một rượu, một ... một ...
Ái Văn
Tôi có hẹn là sẽ viết một bài nói về Trà, về Rượu mà không dám lạm bàn đến ... đến ... lãnh vực mình luôn " mù tịt ", cho dù mỗi ngày mình đều phải đương đầu. Nay xin giới hạn rõ ràng là chỉ xin lạm bàn về Trà và Rượu mà thôi, để dành cái phần kia cho quý vị Đàn Anh, quý vị Đàn Em hào hoa hoặc các bậc Trưởng Thượng tha hồ mạn đàm. "Em" xin lắng nghe lời chỉ giáo của quý vị.
Nói về cái gì mà " thiên hạ " ghét trước, hãy bàn về Rượu.
Thuở nhỏ, tôi hay đọc văn thơ lặt vặt - sở dĩ dùng chữ lặt vặt vì lúc nhỏ tôi nhác học văn chương lắm, cho dù tên tôi là Văn - nên đọc được câu thơ nào thấy thú vị hay hạp với mình thì cứ nhớ mãi, cho dù đã bao nhiêu năm về sau. Xin trích đây mấy câu chữ Hán cho ra cái điều ta đây cũng " Háng " rộng, với lại để cho đúng với chữ của cổ nhân: " Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ ". ( Xin đừng bày đặt hiểu bậy hiểu bạ để xuyên tạc là tôi nói móc lò mấy ai cứ đem tiền ra cho các Thẩm mỹ viện tiêu giùm ).
" Nam vô tửu như kỳ vô phong ", hoặc
" Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi " ( hai câu sau cũng rất hay nhưng không muốn trích vì không thấy dính tới Rượu ).
Rồi thơ Việt như :
" Đất say đất cũng lăn quay
Trời say Trời cũng đỏ gay ai cười " ...
Hay tới chuyện viết trong sách Giáo Khoa Thư lớp Đồng Ấu hay lớp Dự Bị. ( Ôi chao ơi, nếu tôi học được và hành được những gì Thầy Cô đã dạy cho học trò lớp Đồng Ấu thôi, ví dụ như đừng có nói dối, đừng làm những gì mình không muốn người khác làm cho mình, v.v. ... thì tôi đã " thành nhơn " rồi chứ không còn bậy bạ như thằng tôi đang viết những giòng này ).
Truyện kể rằng có một chàng kia vì một lý do gì đó đã bị một ông thần bắt buộc chàng phải về nhà giết cha , hay giết mẹ: Chàng dĩ nhiên từ chối không làm chuyện đó, rồi ông thần cho chàng một giải pháp khác là nếu như vậy nhà ngươi phải uống rượu. Chàng kia thấy giải quyết như vậy có vẻ OK, vì mình chỉ uống rượu mà thôi. Ai dè khi chàng uống rượu say lướt khướt rồi thì đâu còn biết gì nữa đâu: chàng giết luôn cả cha lẫn mẹ !!
Đó thấy không ? Rượu là hại lắm lắm, nhất là mấy quý vị Phật tử thì lại càng nên lưu tâm cẩn thận hơn vì trong ngũ giới, giới Tửu là một giới phải giữ. Ủa vậy chớ hại như rứa mà chú mầy lại bày đặt viết về rượu có phải là muốn hại nhau không ?
Ai cha, như đã trình bày ở trên, nếu ai ai cũng đàng hoàng, ai ai cũng ngoan ngoãn theo lời Thầy Cô dạy từ nhỏ thì đâu có chuyện, đâu có cõi tùm lum, tà la này, đâu còn thiên hạ sự, đâu còn chuyện để nói nữa ! Thái bình thịnh trị.
( Ê, Thầy Cô dạy, nghe được thì nghe theo, chớ đừng bắt chước những gì Thầy Cô làm, bởi vì nói thì nói vậy thôi chớ Thầy Cô là ai nếu không phải là chúng ta đang mặc áo mô phạm, mà Ta thì đâu đã thánh thiện, đâu đã đạt đạo !)
Vì Ta chưa thánh thiện nên ta hay dòm dòm ngó ngó xem thiên hạ làm gì ... để ... bắt chước. Bởi vậy mới sinh chuyện ! Dòm tới dòm lui, dòm qua dòm lại, thấy có nhiều đạo cho uống rượu, như đạo Thiên Chúa cho con chiên rượu lễ chẳng hạn, v.v. ..., rứa là ta có cớ để hủ hóa, để hư, để bày chuyện !
Quý bạn đọc sẽ đọc sau đây những chi tiết về rượu không có tính cách " hàn lâm " như là có bao nhiêu thứ rượu, làm bằng vật liệu gì, làm ra sao, uống có công dụng gì, v.v. ... mà chỉ đưa ra một vài cảm nhận lúc uống rượu cùng một ý kiến của riêng tôi về cách uống rượu.
Nói phét là như vậy, nhưng làm sao mà có thể nói cho hết những loại rượu đang bán trên thị trường, nên đành giới hạn ở nơi bài này chỉ nói về một thứ rượu mà phe ta hay dùng : rượu Cognac.
Trước đây ở Việt Nam tôi thường được các cao thủ võ lâm trong làng Công Chánh dạy cho cách uống rượu Cognac, đó là các anh TND (nay đã quá cố), HĐL (đang sống hùng mạnh ở San Jose), v.v. ... dẫn dắt vào con đường " rượu chè ". Nhớ những lần TND, HĐL vào công tác Sài Gòn là thế nào tôi cũng được đi lẽo đẽo theo các đàn anh để hầu rượu ( nói cho khéo, chớ thiệt là để uống keù ). Những tên được nhắc đến trong các buổi nhậu nhẹt tôi học vỡ lòng về rượu nho từ TND: nào là Martel Trois Étoiles, nắp mở bằng nút xoắn, nào là Cordon Bleu, rồi là Cordon D'argent v.v... nghe nói không cũng thấy " đã " rồi, trong khi mình đang được uống Martel " chùa ", và đang phá " mồi " ( có nghĩa là " ăn " nhiều hơn " uống " ). Các đàn anh cứ phán, đàn em đang lắng nghe và đàn em " đớp " đều đều. Tôi vẫn còn nhớ như hôm qua TND với ĐST cùng HĐL đạp xe đạp chạy theo tôi vào Chợ Lớn " đổi " rượu để đi nhậu. Số là như vầy: Mấy đàn anh sau biến cố 1975 thì khá kẹt tiền vì đâu có ai làm ra tiền nữa, nên đâu còn vung vít như ngày xưa thân ái. Nhưng " ăn quen mà nhịn chẳng quen ". Qua những buổi bàn bạc với nhau, chúng tôi mới biết là vì ít uống rượu mà bạn bè lại mới biếu Tết nhiều chai rượu nên anh ĐST đang có nhiều chai Martel nằm yên trong tủ. Làm sao mà nói mấy chị cho mấy anh chút chút đi nhậu cho cam ? Bèn thở dài thở vắn, nhớ tới " thời oanh liệt nay còn đâu ". Tôi mới bàn với anh em như sau : Mình lấy hai chai Martel, đi vào Chợ Lớn, chỗ tôi có quen biết để " mại " một chai, lấy tiền để nhậu chai thứ hai với nhau. Vậy là xong: vẫn ngon lành như xưa, cũng đủ món đồ nhậu trong Chợ Cũ, mà cũng còn dư để đi ăn thêm Phở hôm sau. Vui quá phải không anh T, anh L ?
Qua đây có dịp và có nhiều phương tiện, tôi tiếp tục sự nghiệp uống Cognac. Nếu nói Cognac mà không đưa ra một vài chi tiết thì thấy không được, nên phải viết ra một ít để quý bạn dễ theo dõi con đường " say sưa ".
Trước hết xin nói rõ Cognac là một loại rượu cất từ nho, gọi chung tên là Brandy. Tuy vậy, chỉ Brandy làm từ vùng Cognac ở Pháp mới được gọi là Cognac. Còn nếu Brandy làm từ chỗ khác thì không được dùng tên gọi Cognac, ví dụ làm từ Armagnac hay ở California chẳng hạn.
Thị trấn Cognac ở Pháp nằm ở phía Tây Nam thành phố Paris khoảng 200 miles trên bờ sông Charentes, và bao gồm sáu districts: Grande Champagne, Petite Champagne, Fin Bois, Bois Ordinaire và Borderies. Xin phân biệt Champagne ở đây là một district của thị trấn Cognac, chớ không phải là Champagne ở Đông Bắc Paris gồm có Reims, Epernay v.v... sản xuất rượu bọt ( vin mousseux ) nổi tiếng Champagne.
Nho dùng trong Cognac là loại Ugni blanc, Colombard với Folle blanche. Còn nho dùng trong các rượu vang khác thường là Cabernet Sauvignon, Merlot Chardonay, Pinot Noir, Syrah, hoặc là Riesling.
Chỉ khi nào dùng 100 % nho trồng ở district Grande Champagne thì Cognac mới đề ngoài nhãn là " Grande Champagne ", còn Fine Champagne thường thấy đề ở một số rượu như Remy Martin chẳng hạn thì chỉ có khoảng 50% nho của Grande Champagne, phần còn lại là nho ở Petite Champagne. Vậy chớ hai district này có gì đặc biệt mà cứ mãi nói về chúng hoài : Tất cả là do cái bouquet của nho trồng ở hai nơi đó. Mà trong chúng ta ai cũng đều biết là ăn hay uống, có bạn lại thêm là cả con người cũng vậy ) ta thường đánh giá trên ba điểm chính : Sắc, Vị, Hương. Hương là khó nhất. Các hãng nước hoa là một thí dụ điển hình : chỉ cần một mùi hương là đã kéo lại cho chúng ta một " bầu trời thương nhớ cũ ". Thôi, không bàn lang bang sợ lại không viết được nhiều cho chủ đề chính là Cognac.
Cognac phải được cất hai lần trong các lò cất bằng đồng đốt trực tiếp bằng lửa ngọn. Sản phẩm do lần cất thứ nhất cho khoảng 30% alchohol. Sau lần thứ nhì, ta được KHOẢNG 70% alchohol. Mỗi lần cất như vậy lâu vào khoảng 12 giờ. Phần đầu và phần cuối của các sản phẩm này đều không được dùng, chỉ phần giữa là được giữ lại để ủ trong các thùng chứa bằng gỗ sồi (oak) lấy trong rừng thiên nhiên Limosin hay vùng rừng nhân tạo Troncais. Xin lưu ý ở đây là Cognac ngon hay không ngon cũng là nhờ giai đoạn ủ trong các thùng này, không được dùng đinh hay keo để làm thành thùng tonneau, gồm các mảnh gỗ sồi phải được chẻ bằng tay chớ không dùng cưa để xẻ và được bó chặt với nhau bằng các đai kim loại. Cognac đựng trong các thùng này, tuy rất kín, vẫn bị mất khoảng 3% do bay hơi mà dân Pháp gọi là phần rượu của Thiên Thần ( part des Anges). Chính trong khi ủ trong thùng bằng gỗ sồi này mà Cognac hấp thụ cả màu sắc lẫn hương thơm.
Các hãng sản xuất rượu Cognac thường được bày bán trên thị trường ta có thể kể : Martel, Hennessy, Remy Martin, Courvoisier, Delamain, Hine, Camus, Otard, Pierre Ferrand v.v...
Về phân loại hạng cấp đi từ dưới lên trên: bắt đầu là V.S. (Very Superior), muốn được ghi là VS, Cognac phải được ủ trong các thùng sồi ít nhất là 2 năm rưỡi tính theo luật lệ rượu của Pháp, tuy vậy Cognac VS thường được ủ khoảng 4 hay 5 năm; kế là V.S.O.P. ( Very Superior Old Pale, mà ở Việt Nam, các bậc đàn anh kháo với tôi là Verser Sans Oublier Personne), tính theo luật thì chỉ cần 4 hay 5 năm nằm thùng, nhưng thường thì họ cho ngâm lâu hơn, có khi 5 năm hay cho đến cả chục năm. Tiếp đến là Napoleon ( xin nhớ đây là hạng cấp Napoleon chớ không phải rượu tên là Napoleon thường bày bán để dân không rành uống rượu mua nhầm. Ta có Courvoisier Napoleon, Remy Martin Napoleon, còn Martel thì không đề Napoleon mà dùng chữ Cordon Bleu). Thứ đến là X.O. (Extra Old), và trên hết là Extra. Các loại trên này thì theo luật phải nằm thùng từ sáu năm trở lên, nhưng các hãng Cognac thường cho nằm trên chục năm cho đến cả trăm năm tùy theo hãng sản xuất và sản phẩm đặc biệt nói ở dưới đây. Nói về Cognac Extra thì rất là nhiều loại đặc biệt.
Ví dụ nói riêng về Công ty Courvoisier chẳng hạn: nhiều loại Extra như Chateau Limoges ở trong bình bằng Porcelain, VOC ở trong bình bằng pha lê (crystal) của hãng Baccarat, rồi có một series đặc biệt gọi là Series Erté - Erté là tên hiệu của một họa sĩ người Nga, ông này vẽ cho các hộp đêm sang trọng của Paris như Folies Bergères - Series Erté đặc biệt ở chỗ là chỉ sản xuất bảy ( 7 ) chai, mỗi năm một chai đánh số 1 tới số 7. Mỗi chai có một tên riêng: Vignes, Vendange, Distillation, Vieillissement, Degustation, Part des Anges, l'Esprit du Cognac, và chỉ sản xuất 12.000 chai, có đánh số từng chai. Chai số 1 vào năm 1989 và chai số 7 vào năm 1995. Sau đó vì còn một ít rượu nên Courvoisier sản xuất thêm một chai cuối gọi là Inedit, chỉ sản xuất được 4.000, thay vì 12.000 như những chai trước. Rượu đựng ở trong các chai này được lấy từ những thùng rượu rất là lâu đời, có rượu ủ trong thùng từ năm 1897 ( là năm sinh của Erté nên mới có tên cho series này). Tại Little Sài Gòn, có chợ Việt Nam Đồng Hương bày bán một bộ từ chai số 1 đến chai số 7 ( không có chai thêm sau cùng Inedit), chỉ biết nguyên bộ đó bị đánh cắp. Quý bạn ở Nam Cali cũng có thể xem các chai này đang bày bán ở chợ Hawaii trên vùng Alhambra/Monterey Park hoặc chợ Asahi tại Little Saigon.
Còn về các Công ty như Remy Martin, Việt Nam hay biết tới là chai Louis XIII đựng trong bình pha lê do Baccarat làm, hoặc Hennessy Paradis. Đại để là nói tới Extra thì rất là nhiều, bàn không hết được, chỉ biết " để mà biết chứ không phải để mà uống ". Xin quý bạn đừng chê kẻ hèn này, tội nghiệp. Vì " có mà không xài cũng coi là không có ". ( Câu tôi đã viết về thi P.E. cách đây hơn hai mươi năm: Có mà không xài còn hơn là không có. Vậy mới biết câu " trước sau như một " là như vậy ). Đây là nói về rượu, chứ nếu đổi chữ rượu ra chữ tiền thì cũng giống y chang: Bạn có rất nhiều tiền để ở trong nhà băng mà không xài thì cũng như là không có. Bạn chỉ hơn người khác có vài số zero ở trong compte thôi. Khổ một cái là nếu tiêu thì hết. Bởi vậy cho nên không tiêu, và giống như Catch 22, vì sợ tiêu hết nên không dám tiêu cho nên coi như có cũng như không. Đúng là "Sắc bất dị không, Không bất dị sắc; Sắc tức là không, Không tức là sắc". ( Đây là tôi nhập tâm tầm bậy nên vụt miệng đọc đại câu kinh hay đọc trong Bát Nhã Tâm Kinh. Xin đừng chấp. Vì Chấp Có còn đỡ hơn là Chấp Không. Huống hồ là chấp thằng Văn khi nó nói Tầm Phải ).
Đến đây tôi lại nhớ lời của một nhân viên an toàn của công ty Aramco ở Saudi Arabia đã dặn rõ cho tất cả nhân viên mới tới vùng này làm việc là hãy coi chừng những lỗi lầm ngu xuẩn như sau : Tất cả những người lạc trong sa mạc thì khát mà chết, nhưng khôi hài là bên cạnh những xác chết đó vẫn còn gần đầy bình nước dự trữ mang theo. Họ mang nước theo, nhưng không dám uống, sợ hết nước thì chết và họ đã chết trước khi hết nước. Bà con ơi, có ai trong chúng ta có tiền mà không dám tiêu, vì sợ lỡ tiêu hết thì không còn nữa, nguy quá, cho nên cho đến chết cũng còn quá nhiều tiền, trong khi lúc sống không dám hưởng. "Tiền chỉ có giá trị khi được tiêu đi ". Tiền không tiêu chỉ là con số, nằm ỏng a ỏng oảnh trong ngân hàng, không khác gì tờ giấy lộn. Vậy anh em ơi, " Hãy tiêu đi, hãy tiêu đi ". Các bạn không tin thì hãy thử : Không tiêu làm sao biết cái sướng của sự tiêu. Enjoy đi, không sao đâu !
Tuy nhiên nếu có ai hỏi, xin cứ mạnh dạn đổ thừa là nghe theo lời Ái Văn đó. Chỉ xin anh em đừng cho vợ tôi biết tôi cổ động chuyện tiêu pha này nhé. Được vậy là tôi cảm ơn bạn ngút ngàn rồi.
Xin trở lại với rượu và trà.
Chắc quý vị cũng muốn nghe bàn về cách uống rượu như thế nào để xem thử thằng Văn này nói ra răng ?
Như đã thưa trước, xin viết ra đây một vài cách uống Cognac.
Theo kiểu Việt Nam hay Tàu thì thường uống Cognac pha với nước Soda hay nước suối có sủi bọt như Perrier hòa chung với nước đá cục, và uống như rượu vang trắng. Đấy là cách tôi học được lúc mới "mở mắt" bài học Cognac. Có lẽ tại Việt Nam nóng nên thường uống pha với nước đá, cũng giống như mình uống cà phê sữa đá vậy. (Ê, chú mày nói vậy chớ bộ tụi Tây, tụi Mỹ uống trà đá Lipton thì sao ? Áy Ya, uống kiểu đó là uống theo kiểu tụi Tây, tụi Mỹ, còn đây là bàn cho TA là Việt Nam thì nên uống theo kiểu, kiểu ... kiểu ... cà lăm, vì chẳng là kiểu gì hết. Thôi thì chịu khó đọc tiếp cái đã). Xin nói thêm là nhiều nơi, ngay cả ở Pháp họ cũng uống " à l'eau ", pha với nước lạnh và bên Ăng Lê họ uống Cognac chung với Coca-Cola. Uống thế nào mình thấy hợp khẩu vị là được rồi. Nhưng để xem dân Pháp chính gốc họ uống ra răng đã. Sau đây là phần tôi đọc trong mấy cuốn sách nói về Cognac và trên Website, xin tóm lại đây hầu quý vị.
Thú uống Cognac nguyên chất (không pha thêm nước chi hết, cũng không có nước đá) - uống Cognac rót lên nước đá cục gọi là "on the rock" cũng được, nếu dùng loại VS, VSOP hay Napoléon thôi, chứ XO hay Extra mà pha như vậy e uổng phí mất cả phần hương, bớt mất vị, mà ngay cả phần sắc nữa, nhưng như đã viết ở trên "uống thế nào mà ta thấy ngon" là được rối - là rót rượu vào ly, xin chớ rót quá 1/3 ly nhé (nên dùng ly vừa tầm tay của mình, để humaniser rượu bằng lòng bàn tay cho ấm), nhìn màu rượu óng ánh trong ly (nếu có ly crystal thì đẹp mắt hơn: quý vị đang NHÌN em để thấy sắc diện em), bạn cầm ly xoay quanh để nước sóng sánh khắp ly cốt là để cho hương của Cognac bốc lên, bạn dùng khứu giác nhưng đừng để mũi bạn quá sát vào ly sợ e mùi hương quá nồng làm mất đi cái mùi hương (bạn đang thưởng thức MÙI của em, thích nhé) - viết đến đây bỗng nhớ đến truyện của Kim Dung nói về mùi hương của đàn bà, của con gái trong truyện Lục Mạch Thần Kiếm khi Đoàn Dự tả về Mộc Uyển Thanh với lại Vương ngọc Yến cùng với hương trà của Vương phu nhân, chắc quý bạn lại nghĩ là sau khi cho khứu giác thưởng thức rồi, thì chắc là sẽ "uống" chăng? CHƯA, đúng ra là KHOAN đã (đó, quý bạn vẫn có thói quen mà bị la mãi vẫn không nhớ: cứ từ từ, đi đâu mà vội mà vàng, cứ quýnh quýnh, quáng quáng, lụp cha lụp chụp). Trong sách Pháp về Cognac nói rằng: sau khi đã thưởng thức mùi của em (Cognac) xong thì để ly rượu xuống để NÓI về Cognac, BÀN về Cognac.
Đấy mới là điểm chính: cốt tủy của uống rượu không phải là "uống" mà là "nói", nói về chuyện tùm lum, tà la, ba hoa thiên địa vì TA gặp được nhau là chính, chẳng lẽ không ăn, không uống, nên phải có cho chứ, chứ chính là "gặp nhau". Chắc quý bạn cũng đồng ý với Lâm Ngữ Đường viết trong cuốn The Importance of Living xuất bản năm 1937 (Ái hữu lão thành Nguyễn Hiến Lê đã dịch ra từ bản dịch tiếng Pháp là Một Nếp Sống Đẹp thì phải) là người xưa đã trèo non, lặn suối, để đi đến nhà bạn, thăm nhau và uống với nhau một tách trà, hay một ly rượu để đàm đạo, rồi lại lội suối hay đội mưa trở về. Đây là một cái thú của cuộc đời.
Sau khi nói đã rồi mới uống. Xin bàn một tí về cách uống ở đây. Bạn chỉ nên uống một cụm nhỏ vừa đủ để đầy một phần miệng, ngậm trong miệng một chút, lấy lưỡi quay quanh để rượu có thể đến đầy ắp tất cả các vành trong và nướu răng, rồi uống ực một cái thiệt mạnh: hương rượu sẽ hừng hực bốc lên trên mũi để cho khứu giác một lần nữa được hưởng EM. Phần sau còn sót lại trong vị giác gọi là dư vị (after taste), tùy theo rượu ngon hay không là ở điểm hương và dư vị này, vì loại nào đi nữa thì nồng độ rượu vẫn chỉ là 40% cả. Rượu ngon thì cho ta cảm giác là nó nhẹ, dịu ngọt (cũng như đàn bà vậy: bà nào bà nấy cũng dịu dàng, cũng dễ thương, cũng ngọt ngào cho đến..., cho đến..., cho đến lúc mấy bà DỮ: Eo ôi, mèo nằm êm trên tay ta nũng nịu với ta hôm qua, nay biến thành hình Sư Tử đang gào thét và đang nhe răng sắp ăn sống nuốt chửng ta đây. Ôi trước sau gì cũng chết, thôi đành chết trong miệng mấy bà Sư Tử cho nó oai chứ không lẽ chết trong miệng mấy mèo con !!).
Nói về loại rượu nào nên uống nếu quý vị chưa có thói quen uống: Xin đề nghị quý bạn bắt đầu từ loại rẻ nhất (VS), hãy uống pha với Perrier chứ đừng dùng Club Soda hơi đắng, hay pha với nước cũng được, rồi leo lần lên bằng cách uống các loại mắc hơn một chút : (VSOP), cũng pha với Perrier, sau đó hãy thử uống không pha chi hết với nước đá on the rock mà thôi. Rồi thử uống nguyên chất với loại Napoleon hay XO. Sau đó quý bạn biết sẽ uống như thế nào là hợp vơi khẩu vị của mình. Xin nhắc là MÌNH uống cho MÌNH chứ không phải mình uống cho ai cả nên loại nào cũng NGON cả. Quên nói là mua rượu ở đâu rẻ: Nếu là vùng Nam Cali thì cứ vào mấy siêu thị Việt Nam hay Tàu thì mua các hiệu như Martel, Hennessy, Courvoisier, Remy Martin rất rẻ so với Liquor Store khác, nhất là vào các dịp Tết Tây, Tết Ta. Nhưng các bạn muốn mua các loại đặc biệt NGON mà RẺ, nhưng phe TA ít biết tới vì cũng lại là thói quen chỉ hay uống bốn hãng trên mà thôi, như Delamain XO chẳng hạn, thì xin giới thiệu quý bạn mấy chỗ như Hi-Times Cellars ở Costa Mesa, hay Wine Exchange ở Anaheim.
Quên nói là uống Cognac lúc nào thì thích hợp nhất: Nếu uống với Perrier thì uống thay cho rượu vang trắng từ đầu tới mãn táng cuộc vui cũng quá đủ. Nhưng nếu uống nguyên chất thì sau bữa ăn, sau khi uống Port ( fortified wine, rất độc đáo vì nó vừa ngọt lại vừa ngon), sau khi uống TRÀ hay CÀ PHÊ xong, sau khi đã uống liqueurs như Cointreau hay Grand Marnier, ta mới uống Cognac ngon để đi ra về ( quên, uống là phải nói phét rồi mới về ). Còn lại chủ nhà phải lo dọn dẹp thì tôi đề nghị: Xin khoan rửa các ly dùng để uống Cognac, hãy để các ly đó đến ngày hôm sau, lúc đó mùi hương Cognac vẫn còn đó. Mùi HƯƠNG vẫn còn, và đó là một mùi rất dịu và làm ta lại nhớ đến em (Cognac). " Để tưởng nhớ mùi hương - Truyện dài của Mai Thảo ".
Bài này đã quá dài sợ viết thêm nữa e có bạn sẽ chán đọc nên xin hẹn sẽ viết bài về Trà cho nhẹ nhàng hơn để hầu quý bạn.
Tái bút:
Này, Chú mày đang uống gì đó ? Dạ em đang uống Perrier sec ( nghĩa là nước suối nguyên chất. Còn tiền của chú mày thì sao ? Dạ em nào có account ngân hàng đâu, chỉ có nhà em có account mà thôi. And that is " HER " business.
( Đừng nghe những gì ... hãy nhìn kỹ ... ) vẫn còn đúng ở Thiên Niên Kỷ này !


Cognac Courvoisier Serie Erte
 1988
1989
1990
Vignes
Vendange 
Distillation
1991
1992
1993
Vieillissement
Dégustation 
L'Esprit du Cognac 
.
1994
Part des Anges
Inédit
home collection
(Collection của Ái Văn)


Martel

-VIEW :10 Most Expensive Whiskeys In The World


-VIEW :-Em Champagne, Má Đỏ Môi Mềm





Brigitte Bardot In " And God Created Woman"

Rượu và Thơ
















Từ xưa đến nay, có rượu thì ra thơ, mà thơ thì ca tụng rượu. Đó là chân lý dưới mọi bầu trời.
Nơi đâu cũng mượn chén rượu để quên hoặc vượt qua cái hiện thực đáng buồn hoặc ngược lại, để mừng công, chúc tụng nhau. Nhưng thái độ với người say và với rượu khác nhau, tùy theo từng nền văn hoá.
Ở phương Tây, nói chung nghiện rượu bị coi là một bệnh xã hội, đạo lý lên án. Ở ta và các nước Đông Á, trừ những tay nát rượu bê tha, rượu lại được đề cao, coi là đồ cúng thiêng liêng. Rượu không những là cách tiêu sầu cho các bậc tao nhã mà còn là phương tiện giải thoát “phận người”, đạt tới cái lâng lâng, tâm nhập vào vũ trụ, tan biến vào hư vô của Phật Lão.
Trong Đường thi, Lý Bạch là ngôi sao “rượu và thơ”. Ông rất thích rượu, nhưng không hề bị chê trách là bê tha. Trái lại, trong cuộc đời riêng, đối với gia đình, bè bạn, nhân dân và bản thân, ông luôn tỏ ra chân thành, nhân hậu và bình dị. Rượu giúp ông thể hiện bản sắc thơ ông, mà đời sau đánh giá là “phiêu dạt, hào phóng” (khoáng đạt, thanh thoát tự nhiên), vươn tới cái cao xa. Bài Thơ trước khi chuốc rượu của ông nổi tiếng: Nước sông Hoàng Hà chảy ra biển mất hút, tóc con người thoắt từ đen thành trắng, vậy hãy uống đi, mong say, không mong tỉnh. Hãy bán ngựa và áo quý lấy tiền mua rượu ngon để cùng nhau tiêu tan “vạn cổ sầu” của kiếp người.

Ở ta, Tản Đà cũng có cái “ngông” của Lý Bạch. Ông mượn thơ và rượu để nói lên cái u uất, khát vọng và tình người của mình:
Trời đất sinh ra rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa
 Công danh hai chữ mùi men nhạt
 Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ
  Mạch nước sông Đà tuôn róc rách
 Ngàn mây non Tản mắt lơ mơ
  Còn thơ còn rượu còn xuân mãi
Còn mãi xuân còn rượu với thơ
(Ngày xuân thơ rượu)
Còn thơ còn rượu là để:
Đất say đất cũng lăn quay
Trời say trời cũng đỏ gay ai cười!
Cuộc lợi danh như chiêm bao, vậy thì:
Thương ai cho bận lòng đây
Cho vơi hũ rượu cho đầy túi thơ
 Cảnh đời gió gió mưa mưa
Buồn trông, ta phải say sưa đỡ buồn
Rượu say thơ lại khơi nguồn
Nên thơ rượu cũng thêm ngon giọng tình
Rượu thơ mình lại với mình
Khi say quên cả cái hình phù du
Bầu rượu túi thơ, lãng du giang hồ là điển hình cho văn nhân thời trước, muốn tìm lối thoát cho cái tôi bị Khổng giáo và xã hội đè nén.
Trong truyện Kiều, có những câu thơ nói đến rượu cùng cảm xúc thơ như:                       
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh           
Bầu tiên chuốc rượu câu thần nối thơ
Mảng vui rượu sớm cờ trưa
Vị chúa thơ rượu nổi danh Đông Tây là Omar Khayyam (thế kỷ 10). Có điều lạ là vị giáo sĩ thần rượu này lại là người nước Ba Tư cấm rượu vì dân theo đạo Hồi. Tôi có dịp đi Iran (tên mới của Ba Tư) thì thấy các buổi tiệc tùng đều không có rượu. Người ta kể lại là Khayyam thường ngồi trên sân thượng uống rượu và đàm đạo với bạn bè. Có làn gió mạnh làm rơi vỡ vò rượu. Ông ngẫu hứng làm bài thơ:
Hỡi thượng đế, Người đã đập vỡ vò rượu của con
Đã đóng cửa niềm vui của con, Thượng đế hỡi!
Thế là con uống mà Người lại say
Chao ơi, Người có say chăng khi mồm con đầy đất?
Thơ Khayyam qua rượu, thể hiện một triết lý hưởng lạc và bi quan về số phận con người, ý nghĩa vũ trụ, nhiều khi đi ngược giáo lý chính thống của đạo Hồi.
Ở phương Tây, thơ chuốc rượu và ca tụng rượu xuất phát từ lễ hội thờ Thần Rượu cổ Hy Lạp là Diomisos, Thần Rượu cổ La Mã là Bacchus. Lễ hội gồm nhảy múa, ca hát, truy hoan… có những đám cuới đeo mặt nạ, là nguồn gốc thể loại bi kịch và hài kịch cổ Hy Lạp.
Khi tôi đi Thụy Điển tìm hiểu văn hoá Bắc Âu, được biết nhà thơ Bellman (thế kỷ 18) cũng trong truyền thống dùng thơ rượu. Ông không phải là nhà thơ vĩ đại của dân tộc nhưng khi tôi nói chuyện với ai, cũng thấy ông được mọi người ưa thích. Bài ca chuốc rượu theo kiểu ca tụng thần Rượu Bacchus là sở trường của Bellman. Ông sử dụng những khuôn sáo cổ điển của thể loại: Tình tri kỷ của các đệ tử rượu, thoát ly cái thống khổ của xã hội. Bacchus được tôn là lãnh chúa của Vương quốc Hạnh phúc. Trong say sưa, hưởng lạc khoảnh khắc, ông làm thơ rất sinh động, đưa vào thơ cả cảnh sinh hoạt hiện thực.
Người ta thường ví Bellman  với nhà thơ Pháp thời Trung cổ là Villon. Hai nhà thơ chỉ giống nhau ở rượu chè lang bạt, nhưng tâm tình và rung cảm khác nhau. Villon đắm mình trong tội ác của giới trộm cướp, để rồi hối hận, sám hối trước Chúa, luyến tiếc cái trong sáng đã mất. Còn Bellman là viên chức tiểu tư sản vui đời, say sưa rượu chè ca hát, la cà quán rượu không hối tiếc. Nhảy múa, nhạc ca vui. Rượu là chất men những bài ca của Bellman. Rượu đây không có nghĩa hành lạc, chỉ khoảnh khắc cho khuây nỗi chán chường như trong văn học cổ La-Hy. Nó cũng không gợi lên cái say, các nhà thơ Ba Tư cảm thấy thú vui trong cay đắng hay do băn khoăn siêu hình. Rượu của Bellman bắt nguồn từ thần Rượu La-Hy nhập vào cuộc đời với  vui buồn trần thế. Đọc thơ Bellman đừng quên đó là bài ca kèm nhạc, ngọc phải lắp vào nhẫn mới thấy hết giá trị.
Hàng năm ở Thuỵ Điển, ngày 26/7 là ngày Hội Bellman. Từ 1920, có giải thưởng Bellman cho nhà thơ xuất sắc.            
  Hữu Ngọc



http://baomai.blogspot.com/

Lại Rượu và Thơ


Trở về dĩ vãng, văng vẳng còn nghe câu hò say sưa:


Còn trời còn nước còn non,
Còn cô bán rượu, anh còn say sưa.

Say sưa tối ngày là điều xấu, tục ngữ “rượu vào lời ra” ám chỉ cách giới phàm phu uống rượu và ca dao cũng đồng ý:


Ở đời chẳng biết sợ ai,
Sợ thằng say rượu… nói dai tối ngày.

Đó là hình ảnh thường thấy trong xã hội nông nhiệp ngày xưa: sau mùa gặt lúa người xưa dành cả ba tháng ăn chơi, gồm cả tháng rượu chè:


Tháng Giêng là tháng ăn chơi,
Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba rượu chè…

Đọc lại những bài thơ cũ, tôi nhớ đến nhà thơ Sông Đà Núi Tản trong bài Thơ Rượu. Say sưa của thi sĩ có vẻ nên thơ hơn nhiều


Thương ai cho bận lòng đây?
Cho vơi hũ rượu cho đầy túi thơ!
Cảnh đời gió gió mưa mưa,
Buồn trông, ta phải say sưa đỡ buồn.
Rượu say thơ lại khơi nguồn,
Nên thơ, rượu cũng thêm ngon giọng tình.
Rượu thơ mình lại với mình,
Khi say quên cả cái hình phù du.
Trăm năm thơ túi rượu vò,
Ngàn năm thi sĩ tửu đồ là ai?"

(Tản Đà, Thơ Rượu)

Thơ túi rượu bầu là hình ảnh của người đã thoát vòng danh lợi và là phần thưởng của kẻ đã trả xong nợ đời


Nợ tang bồng trang trắng, vỗ tay reo,
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu.

(Chí làm trai - Nguyễn Công Trứ)
và …
Hẹn với lợi danh ba chén rượu,
Vui cùng phong nguyệt một bầu thơ.

(Thoát vòng danh lợi - Nguyễn Công Trứ)

Bầu giốc giang sơn say chấp ruợu
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ

(Tức cảnh chiều thu - Bà Huyện Thanh Quan) (1)

Nhưng thơ và rượu cũng là đề tài của người chờ thời hay của kẻ thất thời


Trời đất sinh ra rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa
Công danh hai chữ mùi men nhạt
Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ

(Ngày xuân thơ rượu - Tản Đà)

Hay là cái sự say sưa với rượu của kẻ bất cần đời?


Say sưa nghĩ cũng hư đời,
Hư thì hư vậy, say thì cứ say,
Đất say đất cũng lăn quay,
Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười?

(Lại say - Tản Đà)

Nhớ bạn, nhớ rượu, nhớ văn thơ nhưng không uống và viết vì chẳng có người tri kỷ để hiểu lòng mình:


Rượu ngon, không có bạn hiền,
Không mua, không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa.

(Khóc bạn - Nguyễn Khuyến)

Nhưng nếu gặp người tâm đầu, thì nếu có say, chẳng qua là vì tình nghĩa. Ca dao có giải thích tại sao phải uống để thật say để trọn tình với người đối ẩm


Say là say nghĩa say nhân
Say thơ Lý Bạch say đàn Bá Nha

Trong cổ văn ngày xưa, “cầm kỳ thi tửu” là mấy món ăn chơi của người thanh lịch. Đàn và cờ, thơ và rượu bổ túc cho nhau


Cầm tứ tiêu nhiên, Kỳ tứ sảng,
Thi hoài lạc hĩ, Tửu hoài nồng.
(Cầm kỳ thi tửu - Nguyễn Công Trứ) (2)
Tiếng đàn hay, làm cờ sáng nước,
Ý thơ vui, vì rượu say nồng.

(Lý Hữu Phước dịch thơ)

Thi, cầm, kỳ, tửu cũng được nhắc đến trong Cung oán ngâm khúc

Câu cẩm tú đàn anh họ Lý,
Nét đan thanh bậc chị chàng Vương,
Cờ tiên rượu thánh ai đang,
Lưu Linh, Ðế Thích là làng tri âm.
Cầm điếm nguyệt phỏng tầm Tư Mã,
Ðịch lầu thu đường gã Tiêu Lang,
Dẫu nghề tay múa miệng xang,
Thiên tiên cũng xếp nghê thường trong trăng…

(Cung oán ngâm khúc)

Vũ Hoàng Chương mượn rượu để tiêu sầu, nhưng cái sầu càng sâu đậm thêm, có chép lại


Có ai say để quên sầu,
Lòng ta lảo đảo càng sâu vết buồn
và…
Em ơi lửa tắt bình khô rượu
Ðời vắng em rồi say với ai ?

(Ðời vắng em rồi - Vũ Hoàng Chương)

Rượu là một trong ba cái lăng nhăng trong đời của Tú Xương:


Một trà, một rượu, một đàn bà,
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.
Chừa được thứ nào hay thứ đấy,
Họa chăng chừa rượu với chừa trà.

Nguyễn Du, trong Truyện Kiều, có đoạn tả đến Thúy Kiều mượn chén rượu để ôn lại quảng đời lưu lạc trôi nổi của mình


Khi chén rượu, khi cuộc cờ,
Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên.

Trong bài Đối tửu (3), ông có câu:

Sinh tiền bất tận tôn trung tửu
Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi

Sống, vò không dốc say bầu cạn
Chết, mộ ai còn tưới rượu đây

(Đông A dịch thơ)


o0o

Trên đây là những vần thơ từ bên xứ ta, nói đến rượu và thơ làm sao ta quên được ông tiên trong rượu (4) Lý Bạch bên Trung quốc. Trong Tương tiến tửu (5), cảm hứng trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ, uy nghi “Nước sông Hoàng Hà từ trời cao đổ xuống, chảy ra biển khơi cuồn cuộn chẳng quay về”, tác giả đã làm ra những dòng thơ hào hùng, phóng khoáng


Nhân sinh đắc ý tu tận hoan
Mạc sử kim tôn không đối nguyệt

Đời người lúc thích cứ chơi,
Dưới trăng đừng để chén vơi làm gì!

(Lý Hữu Phước dịch thơ)

và ông cao ngạo cho rằng:


Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh


Xưa nay lặng tiếng thánh hiền,
Chỉ người uống rượu… còn truyền lưu danh!

(Lý Hữu Phước dịch thơ)

Tiếng tăm lưu truyền của Lưu Linh, Lý Bạch Tửu trung tiên (4), có lẽ đã chứng minh được phần chí lý của hai câu này!

Trong thơ họ Lý, ông viết rất nhiều về những đề tài khác nhau, nhưng cái tôi, trăng và rượu được nhắc lại nhiều lần. Ông có bốn bài Nguyệt hạ độc chước (6) (Dưới trăng một mình uống rượu). Trong trí tưởng tượng phong phú của tác giả: ánh trăng, ông và bóng hình của ông, tất cả là ba người – tạo thành một cuộc đối ẩm sống động, hào hứng:


Hoa gian nhất hồ tửu,
Độc chước vô tương thân.
Cử bôi yêu minh nguyệt, 
Đối ảnh thành tam nhân.

(Nguyệt hạ độc chước)

Giữa hoa là rượu một bầu,
Mình ta cứ rót chẳng đâu bạn hiền,
Mời trăng cất chén triền miên,
Nhìn vào bóng đó, ngả nghiêng ba người !

(Lý Hữu Phước dịch thơ)
Ông uống say, chẳng biết ngày đêm, đất trời:

Ðối tửu bất giác minh,
Lạc hoa dinh ngã y.
Túy khởi bộ khê nguyệt,
Ðiểu hoàn nhân diệc hy.

(Tự khiển - Lý Bạch)

Cạn ly chẳng biết tối trời,
Áo ta sương gió hoa rơi rớt đầy,
Say qua khe suối trăng mây,
Chim đàn về tổ, chốn này còn ai?

(Lý Hữu Phước dịch thơ)

Quanh năm suốt tháng, ông say bét không sót một ngày, và tự mình “kiểm điểm” trong bài Tặng nội:


Tam bách lục thập nhật,
Nhật nhật túy như nê.
Tuy vi Lý Bạch phụ,
Hà dị Thái Thường thê.

Ba trăm sáu chục ngày trời,
Ngày ngày say bét như đời con nê.
Vợ chàng Lý Bạch ta kia,
Như ai vợ Thái Thường xưa khác gì.

(Tản Đà dịch thơ)

Thái Thường là một ông quan nổi tiếng giữ mình nghiêm nghị, không dám gần vợ giữ chay tịnh để coi sóc chuyện thờ cúng. Còn Lý Bạch thì bị rượu hành quanh năm, nên có gần vợ cũng như thừa. Lý Bạch phụ và Thái Thường thê là hai người vợ của hai ông, cùng cảnh ngộ bị chồng bỏ bê, giống nhau ở điểm đó.

Nhưng ông giải thích vì sao phải uống rượu


Xử thế nhược đại mộng,
Hồ vi lao kỳ sinh ?
Sở dĩ chung nhật tuý,
Ðồi nhiên ngọa tiền doanh…
(Xuân nhật túy khởi ngôn chí) (7)
Ðời như giấc mộng lớn
Nhọc lòng mà làm chi ?
Suốt ngày say túy lúy
Trước hiên nằm li bì…

(Trần Trọng San dịch thơ)

và cứ uống tiếp nữa, vì ông lý luận…

Thiên nhược bất ái tửu,
Tửu tinh bất tại thiên.
Địa nhược bất ái tửu,
Địa ưng vô Tửu tuyền
Thiên địa ký ái tửu
Ái tửu bất quí thiên...

("Nguyệt hạ độc chước Kỳ II)


Nếu trời không thích rượu
Sao rượu ở chi trời ?
Nếu đất không thích rượu,
Suối rượu ở chi đời ?
Trời đất đã thích rượu,
Thích rượu không thẹn trời...

(Trần Trọng San dịch thơ)

Trong cái vui với rượu, đôi lúc có cái buồn vời vợi. Lý Trích Tiên mượn rượu để tiêu sầu nhưng lắm lúc cái sầu vẫn triền miên không dứt được: “Rút đao chém nước, nước vẫn chảy. Nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu”.


Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu
Cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu

(Nguyệt hạ độc chước IV)


Rút gươm chém nước, nước trôi,
Giải sầu cạn chén; lòng buồn, buồn thêm.

(Lý Hữu Phước dịch thơ)

Hai câu cuối trong bài Nguyệt hạ độc Chước “Vĩnh kết vô tình du, Tương kỳ mạc Vân Hán”, đã được chuyển ngữ thành “Forever committed to carefree play, we’ll all meet again in the Milky Way”  [CTDHM]. Hai câu này đã diễn tả phù hợp với cuộc đời của Lý tiên sinh


Suốt đời rượu tiệc cuồng ngông,
Kiếp sau uống tiếp… trên sông Ngân Hà.

(Lý Hữu Phước dịch thơ)

Cả cuộc đời họ Lý là một cuộc rong chơi lớn: Ông uống rượu từ lúc thất thời ngao du lang thang trong thiên hạ, lại uống nhiều thêm lúc được ân sủng của Đường Minh Hoàng tại triều đình, và đến cuối đời mình - huyền thoại để lại - ông uống say, nhảy vào hồ, ôm bắt bóng trăng rồi chết đuối. Một vầng trăng mà trong rượu và thơ, ông theo đuổi cả đời mà không sao sờ tay bắt được… Có lẽ cái chết là bắt đầu của cuộc hành trình tửu du vô tận của ông ở bên kia thế giới. Từ xưa đến nay, thật không có cuộc đời nào đầy thơ và rượu như của ông !


o0o

Viết đến đây, tôi nhớ lại chuyện đời xưa trong sách có liên quan với rượu và chơi chữ: “Thuở người Pháp còn ở Sài Gòn… tại mé sông Sài Gòn, ở sát cạnh sở Ba Son, có một quán bán rượu chát chủ quán là một võ quan Thủy binh chơi chữ, hiệu quán vỏn vẹn đề mấy số thật lớn, trên bảng: 0 - 20 - 100 - 0 và phải đọc là 'Au vin sans eau' (quán bán rượu không pha nước)”  [NĐCL]. Phải chăng chính người Chợ Lớn năm xưa đã pha rượu với nước để làm giàu, tạo thành cách uống rượu lạ lùng của dân Sài Gòn, nên mới có cái quảng cáo chơi chữ nên thơ!  Mấy chục năm trước, còn nhớ cả đường Lý Nam Đế (cũ) ở Chợ Lớn, phụ tùng xe đạp được sản xuất ở đây và đóng dòng chữ “Fabriqué en France” chứ không xài “Made in Japan” vì đồ Nhật còn chưa tốt…


o0o

Câu tục ngữ “rượu vào lời ra” chỉ cái xấu của những người uống rượu nói dai, riêng đối với người có nợ với văn chương thì rượu là nguồn cảm hứng bao la của bao nhiêu sáng tác văn học rực rỡ. Đường thi có câu đấu tửu thi bách thiên  (4) - rượu vào hàng trăm bài thơ ra.

Đọc và chép lại những vần thơ cũ trích dẫn ở trên, tôi nghĩ thơ cũng giống như rượu: càng lâu năm thì càng quý. Quan hệ mật thiết giữa rượu và thơ là như hình với bóng – cùng nhau trưởng thành già dặn qua thời gian, và tôi rất tán thành về sự so sánh giữa rượu và thơ của Ưng Bình Thúc Giạ Thị:


Rượu có mùi thơm nên uống mãi,
Thơ là thuốc bổ cứ ngâm hoài…



Lý Hữu Phước biên soạn
Sydney, mùa Giáng Sinh 2005.


Tài liệu tham khảo


 [CTDHM]China’s Tang Dynasty – Heather Milar, Marshall Cavendish 1996.… Li Po’s poems covered almost every topic under the sun. He wrote whole sets of poems dedicated to the pleasures of nature and wine. In one he exulted:  ‘Forever committed to carefree play, we’ll all meet again in the Milky Way’
 [ĐTTTK] Ðường Thi – Trần Trọng Kim – Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 1995
 [LHPTL] Ðường thi Tuyển chọn, Cổ văn & Thơ mới – Lý Hữu Phước – tài liệu riêng.
 [NĐCL] [NĐCL]    Nửa đời còn lại – Vương Hồng Sển – Văn Nghệ, 1996 California USA
 [TTLB] Tứ Tuyệt Lý Bạch – Phạm Hải Anh
 [chinese text] http://zhongwen.com/tangshi.htm - 李 白
http://etext.lib.virginia.edu/etcbin/chinesebin/chinese-search?poem=085

Chú thích & Phụ lục

(1) Tức cảnh chiều thu - Bà Huyện Thanh Quan


Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ
Bầu giốc giang sơn say chấp ruợu
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ
Cho hay cảnh cũng ưa nguời nhỉ
Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ


(2) Cầm kỳ thi tửu - Nguyễn Công Trứ


Ðường ăn chơi mỗi vẻ mỗi hay,
Ðàn năm cung réo rắt tính tình dây,
Cờ đôi nước rập rình xe ngựa đó.
Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ,
Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà.
Thú xuất trần, tiên vẫn là ta,
Sánh Hoàng Thạch, Xích Tùng, ờ cũng đáng !
Cầm tứ tiêu nhiên, kỳ tứ sảng,
Thi hoài lạc hĩ, tửu hoài nồng.
Một chữ nhàn giá lại đáng muôn chung
Người ở thế dẫu trăm năm là mấy.
Sách có chữ "nhân sinh thích chí"
Ðem ngàn vàng chác lấy chuyện cười,
Chơi cho lịch mới là chơi,
Chơi cho đài các, cho người biết tay.
Tài tình dễ mấy xưa nay.
(3) Đối tửu - Nguyễn Du
Đối tửu
Phu tọa nhàn song túy nhãn khai
Lạc hoa vô số há thương đài
Sinh tiền bất tận tôn trung tửu
Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi
Xuân sắc tiêm thiên hoàng điểu khứ
Niên quang ám trục bạch đầu lai
Bách kỳ đãn đắc chung triêu túy
Thế sự phù vân chân khả ai.
(Nguyễn Du)
Ngồi uống rượu
Ngồi xếp bên song chếch choáng say
Hoa rơi tơi tả xuống rêu đầy
Sống, vò không dốc say bầu cạn
Chết, mộ ai còn tưới rượu đây
Xuân đổi khiến oanh rời tổ khác
Năm qua dục tóc bạc đầu rày
Trăm năm mong được say sưa suốt
Thật đáng thương đời tựa đám mây.
(Đông A dịch thơ)

(4)
 Đời Ðường, bốn thi sĩ nổi tiếng được đặt những biệt danh:

  • Lý Bạch (Li Po 701-762) - Thi Tiên
  • Ðỗ Phủ (Tu Fu 721-770) - Thi Thánh
  • Vương Duy (Wang Wei 699-761) - Thi Phật
  • Lý Hạ (Li Ho ) - Thi Quỉ
Thi Thánh Đỗ Phủ có làm bài tứ tuyệt đề cao Thi Tiên Lý Bạch
Lý Bạch đấu tửu thi bách thiên,
Trường An thị thượng tửu gia miên.
Thiên tử hô lai bất thượng thuyền,
Tự xưng thần thị tửu trung tiên.
(Lý Bạch uống rượu làm hàng trăm bài thơ,
Nơi quán rượu Trường An ngủ say li bì.
Vua gọi lên thuyền chẳng thèm lên,
Tự cho mình là tiên trong rượu.)

(5)
 Tương Tiến Tửu - Lý Bạch

Tương tiến tửuQuân bất kiến
Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi !
Hựu bất kiến
Cao đường minh kính bi bạch phát,
Triêu như thanh ti mộ thành tuyết.
Nhân sinh đắc ý tu tận hoan
Mạc sử kim tôn không đối nguyệt
Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng,
Thiên kim tán tận hoàn phục lai.
Phanh dương tể ngưu thả vi lạc,
Hội tu nhất ẩm tam bách bôi.
Sầm phu tử! Đan Khâu sinh!
Tương tiến tửu, Bôi mạc đình!
Dữ quân ca nhất khúc,
Thỉnh quân vị ngã khuynh nhĩ thính.
Chung cổ soạn ngọc bất túc quý,
Đãn nguyện trường túy bất nguyện tinh
Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch,
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.
Trần Vương tích thời yến Bình Lạc,
Đẩu tửu thập thiên tứ hoan hước.
Chủ nhân hà vi ngôn thiểu tiền,
Kính tu cô thủ đối quân chước.
Ngũ hoa mã,
Thiên kim cừu,
Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu,
Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu
 將  進  酒
君  不  見
 黃  河  之  水  天  上  來
奔  流  到  海  不  復  回
君  不  見
高  堂  明  鏡  悲  白  髮
 朝  如  青  絲  暮  成  雪
人  生  得  意  須  盡  歡,
 莫  使  金  樽  空  對  月
 天  生  我  材  必  有  用
 千  金  散  盡  還  復  來
烹  羊  宰  牛  且  為  樂
會  須  一  飲  三  百  杯
 岑  夫  子! 丹  丘  生!
將  進  酒  君  莫  停!
與  君  歌  一  曲
 請  君  為  我  側  耳  聽
鐘  鼓  饌  玉  不  足  貴
但  願  長  醉  不  願  醒
 古  來  聖  賢  皆  寂  寞
 惟  有  飲  者  留  其  名
 陳  王  昔  時  宴  平  樂
 斗  酒  十  千  恣  讙  謔
 主  人  何  為  言  少  錢
 徑  須  沽  取  對  君  酌
 五  花  馬
 千  金  裘
 呼  兒  將  出  換  美  酒
 與  爾  同  消  萬  古  愁
Sắp dâng rượuHá chẳng thấy
Nước sông Hoàng từ trời tuôn xuống
Chảy nhanh ra biển,chẳng quay về,

Lại chẳng thấy
Thềm cao gương soi rầu tóc bạc
Sớm như tơ xanh, chiều tựa tuyết ?
Đời người đắc ý hãy vui tràn,
Chớ để bình vàng suông bóng nguyệt !
Trời sinh thân ta, hẳn có dùng,
Nghìn vàng tiêu hết rồi lại đến.
Mổ dê, giết trâu, cứ vui đi,
Uống liền một mạch ba trăm chén !
Bác Sầm ơi ! Bác Đan ơi !
Sắp mời rượu, chớ có thôi !
Vì nhau tôi xin hát,
Hãy vì tôi hai bác nghe cùng :
"Này cỗ ngọc, nhạc rung, chẳng chuộng,
"Muốn say hoài, chẳng muốn tỉnh chi !
"Thánh hiền tên tuổi bặt đi,
"Chỉ phường thánh rượu tiếng ghi muôn đời !
"Xưa Trần Vương yến nơi Bình Lạc,
"Rượu tiền muôn đùa cợt tha hồ"
Chủ nhân kêu thiếu tiền ru ?
Để cùng dốc chén, ta mua đi nào !
Đây ngựa gấm, đây áo cừu,
Này con, đổi rượu hết,
Cùng nhau ta giết cái sầu nghìn thu !
(Hoàng Tạo Và Tương Như dịch thơ)

(6) Nguyệt hạ độc chước - Lý Bạch

Nguyệt hạ độc chước kỳ I
Hoa gian nhất hồ tửu,
Độc chước vô tương thân.
Cử bôi yêu minh nguyệt,
Đối ảnh thành tam nhân.
Nguyệt ký bất giải ẩm
Ảnh đồ tùy ngã thân.
Tạm bạn nguyệt tương ảnh,
Hành lạc tu cập xuân.
Ngã ca nguyệt bồi hồi;
Ngã vũ ảnh linh loạn.
Tỉnh thì đồng giao hoan,
Tuý hậu các phân tán.
Vĩnh kết vô tình du,
Tương kỳ diểu Vân Hán.
 月  下  獨  酌  其  一
 花  間  一  壺  酒
 獨  酌  無  相  親
 舉  杯  邀  明  月
對  影  成  三  人
月  既  不  解  飲
 影  徒  隨  我  身
 暫  伴  月  將  影
 行  樂  須  及  春
我  歌  月  徘  徊
 我  舞  影  零  亂
 醒  時  同  交  歡
 醉  後  各  分  散
 永  結  無  情  遊
相  期  邈  雲  漢
Trong hoa rượu ngọt một bầu,
Một mình chuốc chén có đâu bạn bè.
Mời trăng cất chén lè nhè,
Thân ta, bóng ấy, trăng kia, ba người.
Trăng thì tiếp rượu không nguôi,
Bóng ta theo mãi không rời thân ta.
Bạn cùng trăng bóng vẩn vơ,
Vui chơi khuây khỏa để chờ ngày xuân.
Ta ca trăng cũng băn khoăn,
Khi ta nhảy múa, bóng lăn lộn hoài.
Cùng nhau khi tỉnh vui cười,
Say rồi nghiêng ngửa, mọi nơi rạc rời.
Vô tình giao kết chơi bời,
Hẹn nhau ở chỗ xa khơi cõi trời.

(Trần Trọng Kim dịch thơ)
 Here among flowers one flask of wine,
with no close friends, I pour it alone.
I lift cup to bright moon, beg its company,
then facing my shadow, we became three.
The moon has never known how to drink;
my shadow does nothing but follow me.
But with moon and shadow as companions the while,
this joy I find must catch spring while it’s here.
I sing, and the moon just lingers on;
I dance, and my shadow flails wildly.
When still sober we share friendship and pleasure,
then, utterly drunk, each goes his own way –
Let us join to roam beyond human cares
and plan to meet far in the river of stars.

(“Drinking Alone by Moonlight” Stephen Owen in An Anthology Of Chinese Literature: Beginning to 1911

(7) Xuân nhật túy khởi ngôn chí - Lý Bạch

Xuân nhật tuý khởi ngôn chíXử thế nhược đại mộng
Hồ vi lao kỳ sinh?
Sở dĩ chung nhật túy
Đồi nhiên ngọa tiền doanh
Giác lai miện đình tiền
Nhất điểu hoa gian minh
Tá vấn thử hà nhật?
Xuân phong ngữ lưu oanh
Cảm chi dục thán tức
Đối chi hoàn tự khuynh
Hạo ca đãi minh nguyệt
Khúc tận dĩ vong tình


The best of life is but ... -- translated by H.A. Giles


What is life after all but a dream ?

And why should such bother be made ?
Better far to be tipsy, I deem,
And doze all day long in the shade.
When I wake and look out on the lawn,
I hear midst the flowers a bird sing;
I ask "Is it evening or dawn ?"
The mango-bird whistles, "'Tis spring."
Overpowered with the beautiful sight,
Another full goblet I pour,
And would sing till the moon rises bright --
But soon I’m as drunk as before.

(Chinese poetry in English verse, London, 1898)
 春  日  醉  起  言  志
處  世  若  大  夢
 胡  為  勞  其  生
所  以  終  日  醉
 禿  然  臥  前  楹
 覺  來  盼  庭  前
 一  鳥  花  間  鳴
 借  問  此  何  時
 春  風  語  流  鶯
 感  之  欲  嘆  息
 對  酒  還  自  傾
 浩  歌  待  明  月
 曲  盡  已  忘  情
Ngày xuân say rượu tỉnh dậy nói chí mình
Ðời như giấc mộng lớn
Nhọc lòng mà làm chi ?
Suốt ngày say túy lúy
Trước hiên nằm li bì
Tỉnh dậy trông sân trước
Trong hoa chim hót vang
Hôm nay ngày nào nhỉ
Gió đưa tiếng oanh vàng
Cảm xúc ta than thở
Ðối cảnh ta nghiêng bình
Hát vang đợi trăng sáng
Hết khúc đã quên tình
(Trần Trọng San dịch thơ)

Réveil de l'ivresse un jour de printemps -- Translated by P. Demiéville


Si la vie en ce monde est un grand songe,

A quoi bon la gâcher en se donnant du mal ?
Aussi pour moi tout le jour je suis ivre,
Et me couche effondré au pilier de la porte.
Au réveil, je regarde au-delà du perron;
Un oiseau chante parmi les fleurs.
"Dis moi, quelle est donc la saison ?"
"C'est le vent du printemps qui fait parler le loriot vagabond."
J'en suis ému, et je vais soupirer;
Mais, face au vin, je m'en verse à nouveau.
A voix haute je chante en attendant le clair de lune;
Ma chanson finie, tout est oublié ...

(Anthologie de la poésie chinoise classique, Gallimard, Paris, 1962)

Toast :


Hip hip hurra! Tranh vẽ Người Đan Mạch chúc rượu
Ngoài ra, tiếng Việt có hàng ngàn bài thơ và giai thoại về các nhà thơ và rượu.
Chẳng còn người ta có thể giãi bày
Chỉ còn rượu cho ta những cơn say
Đừng rời tay khỏi chiếc quai bình rượu
Nếu tuổi già không còn ai để bắt tay.
  • William Shakespeare (trong vở Henry VIII, màn 1, cảnh 4) viết: Good company, good wine, good welcome, make good people (Có bạn hiền, có rượu ngon, có lòng mến khách thì sẽ làm cho mọi người hân hoan, dễ chịu).
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua.
Chén vui nhớ buổi hôm nay
Chén mừng xin đợi ngày rày năm sau.
  • Martin Luther King, lãnh tụ phong trào dân quyền da đen có lời chúc rượu thức tỉnh mọi người: “Chúng ta không phải là cái tôi nên làm, muốn làm, sẽ làm, nhưng cảm ơn Chúa, chúng ta cũng không phải cái tôi của ngày hôm qua!”.
  • Một nhà chính trị Mỹ chúc: “Cầu Chúa hãy cho chúng con, những người không vì dục vọng quan trường mà hại dân, không vì bùa mê, lợi lộc mà mù quáng, hãy cho chúng con có kiến giải, có ý chí, trọng danh dự và không hề dối trá!”
http://baomai.blogspot.com/


Truyện cười, câu nói hài hước về rượu bia, thơ hay về rượu



1. Rượu và người
- Người cầm chiếc li lắc lư trong tay run vì say rượu, bạn biết họ uống cái gì không ? Họ uống nước mắt, máu huyết, đời sống của vợ con họ đấy.
- Sóng nước mắt người đàn bà đẹp bao giờ cũng có tác dụng như một ly rượu ngon mà người đàn ông là kẻ bợm rượu
- Còn bạc còn tiền còn đệ tử, hết cơm hết rượu hết ông tôi
- Người chết đuối trong ly rượu đông hơn người chết đuối dưới sông

2. Thơ về rượu
Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quậy ta
Chừa được cái gì hay cái nấy
Có chăng chừa rượu với chừa trà .
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Màng vui quên hết lời em dặn dò
Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa .
Tay tiên rót chén rượu đào
Đổ đi thì tiếc uống vào thì say

3. Tục ngữ về rượu
Nam vô tửu như kỳ vô phong (Đàn ông không rượu như cờ không gió)
Tửu nhập tâm như hổ nhập lâm (Rượu vào lòng như cọp vào rừng)
Tửu nhập ngôn xuất (Rượu vào lời ra)

4. Rựợu bất tử
Vua Ngũ Đế ở thời nhà Hán có lần được biếu một bình rượu bất tử. Một quan đại thần đã uống trộm một ít. Nhà vua bắt được và nổi giận sai lính đem đại thần đi chém đầu. Nhưng viên quan đại thần liền nói:
- Muôn tâu bệ hạ, thứ rượu mà kẻ hạ thần uống là thứ rượu bất tử. Bởi vậy không thể giết được kẻ đại thần. Còn nếu như thần bị giết chết thì đó sẽ là bằng chứng nói lên rằng thứ rượu bất tử này là rượu rởm.

5. Ngạn ngữ về rượu
Ngạn ngữ Anh: Rượu là kẻ phản bội: trước là bạn sau là thù
Ngạn ngữ Hy Lạp: Trong rượu có sự thật
Ngạn ngữ Hung Ga Ri: Điên, nghèo và say rượu, ba thứ này chẳng có thứ khăn nào che được
Ngạn ngữ An Độ: Hãy đứng xa con voi bảy bước, cách con trâu mười bước và cách thằng say ba mươi bước
Ngạn ngữ Tây Ban Nha: Thêm nước vào rượu, ta làm hư rượu, không thêm nước vào rượu, ta làm hư ta.
Ngạn ngữ Nhật Bản:
Chén rượu thứ nhất: Người uống rượu
Chén rượu thứ hai: Rượu uống rượu
Chén rượu thứ ba: Rượu uống người
Kẻ uống, không biết tác hại của rượu, người không uống, chẳng biết cái lợi của rượu.
Ngạn ngữ Nga: Đối với người say rượu, nước biển chỉ cao tới đầu gối
Ngạn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ: Rượu ngon và gái đẹp là hai thứ thuốc độc hoà hợp với nhau.
6. Rượu vang dở (kém chất lượng)
Hai anh bạn ngồi tâm sự, anh này hỏi anh kia:
- Này cậu, cậu có thấy một số nhà văn bình thường đã trở thành nhà phê bình nổi tiếng không ?
Anh kia đáp:
- Đúng đấy! Tớ có biết chuyện đó. Theo tớ điều đó là bình thường vì đôi khi rượu vang dở, kém chất lượng lại làm được thành dấm rất ngon.
7. Rượu làm bay hơi nhân cách
Trong lớp học môn hoá học, thầy giáo hỏi một học trò:
- Em hãy cho thầy biết tính chất hoá học của rượu êtylic?
Học trò đáp:
- Thưa thầy! Rượu là một chất không màu, nhưng làm đỏ mặt người. Nó không tự cháy nhưng làm cháy túi tiền, khi tác dụng với món “mộc tồn” (thịt chó) tạo chất hung hăng và làm bay hơi nhân cách ạ.
8. Điều cần biết về rượu
Trong lớp bồi dưỡng các học viên tư vấn hôn nhân gia đình, thầy giáo nói về tác hại của rượu:
- Các anh nên nhớ, rượu là nguyên nhân dẫn đến sự chia ly của biết bao cặp vợ chồng....
Một học viên hỏi:
- Thưa thầy ! Xin thầy cho biết cụ thể hơn, rằng cần phải uống bao nhiêu rượu để có được sự chia ly này !
9. Đố vui
Trong buổi liên hoan cuối năm của một cơ quan nọ, có tiết mục "đố vui", một anh chàng nhận được câu hỏi:
"Anh hãy kể tên những chất có trong những sản phẩm gây kích thích làm cho con người ta có cảm giác từ khoái phát triển thành nghiện. Anh hãy liên hệ với câu thơ của Tú Xương nói về tác hại của trà, rượu... ".
Anh chàng suy nghĩ một lúc rồi trả lời:
- Những chất có trong những sản phẩm gây kích thích làm cho con người ta có cảm giác từ khoái phát triển thành nghiện đó là: chất Andehit có trong rượu, nicotin có trong thuốc lá, tanin có trong chè (trà), cafein có trong cà phê, heroin và mocfin có trong thuốc phiện...
- Câu thơ của Tú Xương nói về tác hại của trà, rượu ... là:
"Một trà một rượu, một đàn bàBa cái lăng nhăng nó hại ta
Trừ được thứ nào hay thứ đó
Họa chăng chỉ trừ được rượu và trà"
Cả hội trường vỗ tay rào rào vì câu trả lời đúng và hay quá... Chàng trai được Ban tổ chức thưởng cho một chiếc áo sơ mi rất đẹp.

Phạm Đình Điểu (Sưu tầm và biên soạn)




Tổ Tiên Ơn Đức Sinh Ra Rượu 
Con Cháu Thảo Hiền Mặc Sức Say 
Nào anh em ta cùng vào nhậu 
Cho đời bớt khổ bớt đau thương 
Cuộc đời có bao nhiêu là bội bạc 
Chỉ có rượu là bạn của ta 

Khi nào đau khổ hay buồn tủi 
Hãy nhớ đến rượu đến anh em 
Nhậu cùng anh em là tất cả 
Chẳng màn thế sự cả đời trai 
trăm năm bia đá cũng mòn 
trăm năm bia rươu vẫn còn trơ trơ 
*************************** 
Uống đi em cho đời bớt khổ 
Thật ra thì có bổ gì đâu em 
Em là nợ mà vợ là kẻ thù 
Còn tình yêu là mung mù sương gió 
Chỉ có rượu và thịt chó muôn năm 
************************ 
Thân trai cũng mộng tưởng lắm thay 
Rượu vào trời đất cứ quay quay 
Tưởng đâu buồn ấy chừng bay hết 
Tỉnh ra mới thấu nỗi đau này 
***************** 
Đời trai chỉ được cái lai nhai, 
Tâm tư thế sự đúng sai chẳng màng ! 
Một bên rượu một bên nàng, 
Bên nào cũng nặng...........bỏ nàng nâng ly!!! 
************************* 
________________________________________ 

Con bò thì có kì U 

Con trai k riệu thì "ngu" hơn bò 

.................................... 

Trên linh sàng hai hàng riệu bọt 

Dưới linh sàng con cháu ọc ọc say sưa 
________________________________________ 


Vợ cầm Chén giơ lên 
Ta cầm chai ta đập lại 
Trong cuộc chiến điêu tàn 
Vợ là vợ, mà ta là ta ;)) 


Khi say một chút cũng say 
Khi nên tình nghĩa một ngày cũng nên 
Trời đất sinh ra rượu với thơ 
Không thơ không rượu sống như thừa 
Say đi em, say đi em 
Say cho lơi lã ánh đèn 
Say cho quên hết ai hèn ai vinh 
Say cho cung bậc ngã nghiêng 
Say cho quên hết tiền tình thế gian 


Thế sự đua nhau nói tỉnh say 
Biết ai là tỉnh biết ai say 
Say cùng thơ rượu là say tỉnh 
Tỉnh để bon chen ấy tỉnh - Say 
Mấy kẻ nên say đều có tỉnh 
Làm người có tỉnh mới nên say 
Cái say ai cũng biết say là thế 
Mới biết trần gian kẻ tỉnh - say 
Thế sự đua nhau nói Dại - Khôn 
Biết rằng ai dại biết ai không 
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ 
Người không người đến chốn lao xao 
Thu ăn măng trúc - Đông ăn giá 
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. 
Rượu đến gốc cây ta cứ nhấp 
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao!!!!! 

---ST--- 
________________________________________ 

Một trà, Một Rượu, Một Đàn bà. 
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta. 
Chừa được cái nào hay cái nấy. 
Có chăng chừa rượu với chừa trà 



UỐNG RƯỢU ĐÊM TRĂNG

Chú Cuội ngồi gốc cây đa
Túi thơ hũ rượu khề khà cho vui
Say rồi Cuội bảo Nga ơi!
Cùng nhau hạ thế vui đời say sưa
Rượu nếp pha với nước dừa
Đó là loại rượu thượng thừa miền tây
Cuội ơi hãy ghé vào đây
Cùng ta say xỉn cho ngày trôi qua
Ôm chi cái gốc đa già
Nghìn năm chẳng biết gì là thú say
Khi say nghe thấy hay hay
Tản Đà mới nói đỏ ray ông trời
Rượu vào thơ mới ra lời
Không rượu thì chịu một lời cũng không

________________________________________ 

Men rượu cay đong đầy trong nỗi nhớ 
Tình có say không Không vớt vát mỗi ngày 
Nâng chén rượu thấy đời u mê tăm tối 
Ngước lên trơi ta thấy vẫn còn ta 
p/s : bon chen mần bai thơ ni ko biết có chấp nhận đươc ko biết 
________________________________________ 

Rượu gặp tri âm ngàn chén thiếu 
Tiếng không đồng điệu nửa câu thừa 
________________________________________ 

Tổ Tiên Ơn Đức Sinh Ra Rượu 
Con Cháu Thảo Hiền Mặc Sức Say 

Nào anh em ta cùng vào nhậu 
Cho đời bớt khổ bớt đau thương 
Cuộc đời có bao nhiêu là bội bạc 
Chỉ có rượu là bạn của ta 

Khi nào đau khổ hay buồn tủi 
Hãy nhớ đến rượu đến anh em 
Nhậu cùng anh em là tất cả 
Chẳng màn thế sự cả đời trai 

trăm năm bia đá cũng mòn 
trăm năm bia rươu vẫn còn trơ trơ 
________________________________________ 

Khi say một chút cũng say 
Khi nên tình nghĩa một ngày cũng nên 
Trời đất sinh ra rượu với thơ 
Không thơ không rượu sống như thừa 
Say đi em, say đi em 
Say cho lơi lã ánh đèn 
Say cho quên hết ai hèn ai vinh 
Say cho cung bậc ngã nghiêng 
Say cho quên hết tiền tình thế gian 

Thế sự đua nhau nói tỉnh say 
Biết ai là tỉnh biết ai say 
Say cùng thơ rượu là say tỉnh 
Tỉnh để bon chen ấy tỉnh - Say 
Mấy kẻ nên say đều có tỉnh 
Làm người có tỉnh mới nên say 
Cái say ai cũng biết say là thế 
Mới biết trần gian kẻ tỉnh - say 
Thế sự đua nhau nói Dại - Khôn 
Biết rằng ai dại biết ai không 
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ 
Người không người đến chốn lao xao 
Thu ăn măng trúc - Đông ăn giá 
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. 
Rượu đến gốc cây ta cứ nhấp 
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao!!!!! 
________________________________________ 
Rượu Rượu Rượu ... ThôI Thôi thôi . . 
Quỳnh Tương khương dụng khắc mùi hôi 
Rượu phàm hay loạn tánh 
Men độc khó nhường lời 
Thân bởi Men mà lụy 
Danh tại Rượu mà trôi 
Quan võ ghét rượu ngon rất phải ? 
Ngưồi đời ưa Men độc Than ÔI ! 
******************************** 
Đầu tuần Rượu Chuối lai rai 
Giữa tuần chí ít vài chai Vód kà 
Cuối tuần Rượu Trắng bê tha 
Đầu tuần ta lại hát ca tửu phùng 
________________________________________ 
Nâng ly không uống hóa xỏ lá 
Uống nhiều quá hóa ta say! 
________________________________________ 

còn tiền còn rượu ta còn uống 
hết tiền hết rược ta uống bia 
lúc ra đi không một người đưa tiễn 
lúc ra về bảy tám thằng khiêng 
trên quan tài khắc 8 chữ thiêng liêng 
Tổ Quốc Cắt Cơm Gia Đình Thương Tiếc 
________________________________________ 
Có những lúc tưởng không buồn được nữa 
Ta vục mình vào chén rượu ngả nghiêng 
Sóng sánh cay 
Toé tràn qua khe mắt 
Cạn rồi. 
Thời gian không ngừng trôi 
Sao tĩnh lại? 
Mặc ta nhìn vào khoảng trống trước,sau 
Nhạt nhoà xa vắng. 
Mi mắt căng trĩu nặng 
Ập vào. 
Cồn cào như thể đói 
Chẳng buồn ăn. 
Nhấc chén rượu lên 
Hơi men bốc bừng trên má 
Tưởng như chừng uống cả 
Một đời... 
Buông mình rơi 
Mặc không gian vô nghĩa 
Tan dần. 
Buốt lạnh bàn chân 
Mà gan ruột 
Như từng phần đang cháy. 
Hồn sao muốn nhảy 
Khỏi chính mình. 
Bỗng nhìn lặng thinh 
Hình như mình hoá đá 
Nhớ ai mà rất lạ 
Tự dưng buồn! 
________________________________________ 

Hiu hiu gió thổi đầu non 
Mấy thằng uống rượu là con ngọc hoàng 
Ngọc hoàng ngự ở ngai vàng 
Thấy con uống rượu tưởng rằng con chơi 
Ai dè con uống con rơi xuống sình ..! 
************* 
Ai bảo nhậu lai rai là khổ? 
Tôi mơ màng, men rượu bốc lên cao. 
Có những ngày say xỉn té cầu ao, 
Vợ bắt được, chưa mắng câu nào đã khóc. 
Cô bé nhà bên nhìn tôi cười khúc khích. 
Chị giận anh rồi, tối sang ngủ với em? 



  Thơ dịch  Những bài thơ tuyệt vời về rượu đàn ông phải đọc


THƠ SAY

ÔMA KHAYYAM

Ôma Khayyam sinh năm 1040 ở  thành phố Nissapurê (miền đông Iran ngày nay), lớn lên nổi tiếng khắp cả vùng Trung Á rộng lớn như một nhà triết học, toán học, thiên văn học kiệt xuất của thời đại. Ông được vua chúa nhiều nước mời đến triều đình làm việc, là tác giả một loạt  tác phẩm quan trọng về vật lý và toán học. Cuộc đời ông đầy những năm tháng lưu lạc và gian khổ. Ông đi nhiều, lang thang hết nước này đến nước khác, cuối cùng trở về thành phố quê hương và mất ở đó vào năm 1112. Hiện nay vẫn còn giữ được lăng mộ của ông ở Nisapurê.

Ôma Khayyam chỉ viết thơ trong những phút rảnh rỗi và buồn chán. So với các
công trình khoa học, di sản 450 bài bốn câu (rubai) của ông không lớn. Cho mãi tới thế kỷ 19, khi chưa được người châu Âu “phát hiện”, ông hầu như chỉ được biết đến như một nhà khoa học. Sau sự phát hiện đó, nghĩa là sau bản dịch tiếng Anh 75 bài của Fitzgerald (1809 – 1883) năm 1859, ông “đột nhiên” trở thành nhà thơ nước ngoài được ưa thích nhất ở châu Âu và châu Mỹ. Lúc ấy đã xuất hiện, có nơi còn giữ đến ngày nay, nhiều quán rượu và câu lạc bộ say mang tên ông.
7
Ai cũng biết là Khayam già yếu,
Ai cũng biết là Khayam nghiện rượu,
Nhưng chẳng ai hay chính nhờ rượu, Khayam
Mới thắng nổi cái buồn và cái yếu.

8
Khi đang tỉnh, như cua, tôi cứng đờ, gượng gạo.
Nhưng khi say đầu óc tôi không tỉnh táo,
Nên khoảng cách thiên thần giữa tỉnh và say
Là cái đích tôi tôn thờ, tôi mộng ảo.

14
Bỏ nhà thờ, anh em, ta vào quán.
Trước ông chủ ta cầu kinh không nản.
Cuộc sống ta, ta để mất ở nhà thờ,
Giờ lại thấy trong cốc này, các bạn.

15
Ở đời này khi say là tốt nhất.
Nghe cô gái hát hay là tốt nhất.
Và tốt nhất là người được suy nghĩ tự do,
Bao điều cấm không hay là tốt nhất.

17
Thằng nghèo tưởng mình là vua, khi say.
Con gà tưởng mình là công, khi say.
Và khi say người già thấy mình trẻ lại,
Người trẻ thông minh như người già, khi say.

19
Hạnh phúc là cái gì? Chẳng là gì, đúng thế.
Chết, anh để lại gì? Chẳng để gì, đúng thế.
Tôi đã sống say sưa, tất cả tưởng của mình,
Nhưng nhìn kỹ hóa ra chẳng có gì, đúng thế.

22
Cả vương quốc Trung Hoa, cốc rượu này đáng giá.
Cả vườn tiên đầy hoa cốc rượu này đáng giá.
Cay đắng tất nhiên là mùi vị cốc này,
Nhưng tuy thế còn hơn bao ngọt ngào xảo trá.

26
Cầm chiếc bình trên tay, tôi khoái trá
Cười, giơ cao, ném tung vào tảng đá.
"Này, đừng quên, - bình nói, - một ngày kia
Rồi người ta cũng ném anh vào đá!"

27
Thà uống rượu cho tiêu tan mệt mỏi,
Hơn buồn đau nhớ ngày xưa chói lọi.
Khi không say anh tự trói lòng mình,
Nhưng chén rượu sẽ giúp anh cởi trói.
47
Nếu cứ vậy suốt đời anh chỉ tìm lạc thú.
Lo rượu, gái, vui chơi, lo tiền tài có đủ,
Thì tất cả trước sau anh cũng bỏ mà thôi.
Vì đời là giấc mơ - đến bao giờ anh định ngủ?

48
Kìa mây đen lại rơi nước mắt!
Khi không say nhìn cảnh này buồn thật.
Vì hôm nay tôi trên cỏ nằm chơi,
Nhưng ngày mai tôi đã nằm dưới đất.

49
Hãy tìm rượu, quẳng sách kinh ở đấy.
Chân lý nhà chùa trong cốc này mới thấy.
Sư không ôm nổi váy đời mình,
Thì hãy lại ôm váy nàng kia vậy.

50
Tìm rượu ngon, tìm cái vui, cái lạ,
Tôi bỗng thấy bông hồng khô trong lá.
"Ôi hoa ơi, sao nông nỗi thế này?"
"Vì trước kia tôi say và vui quá".

52
Giữa vườn hoa, người yêu, ly rượu nhỏ -
Là thiên đường xưa nay tôi muốn có.
Khi chưa ai được hưởng thú trên trời,
Thì vui tạm dưới này, trên bãi cỏ.

55
Sau cơn mưa, hoa hồng chưa khô.
Trong tim tôi nhiệt tình chưa khô.
Đóng quán sớm làm gì, ông chủ,
Nắng còn vương trên kính, chưa khô.

56
Chỉ là bóng những gì anh đang thấy.
Chỉ cái vỏ bề ngoài anh đang thấy.
Không ai thấy phần trong, đừng cố thấy làm gì.
Hãy ngồi xuống mà uống bia đi vậy.

57
Tôi uống rượu không phải vì thích uống,
Cũng chẳng phải để tìm vui tôi uống.
Tôi uống vì nay tất cả trên đời
Tôi muốn quên, để giải sầu tôi uống.

60
Cứ la cà hết quán này, quán nọ,
Suốt đời say, tự do như ngọn gió.
Hãy cầm dao đứng đón dọc đường,
Cướp thằng giàu chia cho kẻ khó.

63
Trái tim là anh mù, luôn chui đầu vào bẫy,
Để cám dỗ gạt lừa, để thiên thần xúi bậy.
Trong nhà thờ làm lính mới không vui,
Thà ra quán, Khayam, mà làm vua ở đấy.

68
Này anh ngốc, anh đang sa vào bẫy
Của cuộc đời rất phù hoa, tôi thấy.
Anh đi đâu vội thế? Hãy cho tôi
Một cốc rượu rồi đường anh, anh cứ chạy.

71
Trước mặt mọi người anh làm tôi phải bẽ.
Anh gọi tôi thằng say và mắng tôi thậm tệ.
Được, không sao, tôi có thể nghe anh,
Nhưng anh xứng hay chưa để gọi tôi như thế?
78
Trong hư ảo đời này bao lâu tôi phải bước?
Đến bao giờ tôi thôi không làm anh hài hước?
Tôi chán lắm rồi cái cặn bã nhà ngươi,
Như cặn rượu cốc kia, ước gì tôi đổ được!

81
Ta không thể ngăn thời gian, không thể,
cả anh cả tôi.
Và cũng chết như nhau thôi, cũng thế,
cả anh cả tôi.
Nhưng khi ta nâng cốc rượu, tức là
Chân lý ở trong tay ta, quả thế -
cả anh cả tôi.

82
Dù bị cấm, rượu ngon là cám dỗ.
Được người yêu đưa cho - càng cám dỗ.
Cả thế gian là quán rượu đắt hàng,
Gì bị cấm, xưa nay đều cám dỗ.

83
Anh thất tình và rồi anh buồn đau?
Cứ phớt lờ tất cả.
Khóc làm gì, ta hãy uống cùng nhau!
Cứ phớt lờ tất cả.
Khi không say, tôi buồn than không ít,
Nhưng khi say, tôi đếch cần, hơi đâu!
Cứ phớt lờ tất cả.

89
Thật đáng thương cho trái tim không yêu.
Thật đáng thương cho trái tim đang yêu.
Nếu anh sống ngày nào mà không say ngày ấy.
Thì đời anh, anh để hoài bao nhiêu.

90
Hơn một nửa bạn bè tôi đã chết,
Số phận ta đều giống nhau phần kết.
Không ít kẻ cùng ta mới nâng cốc hôm nào,
Thế mà cốc đời mình nay uống hết.

103
Cứ yêu đi, cứ say đi, bởi lẽ
Không dại gì làm vua quan bệ vệ,
Vì thượng đế trên cao, tôi thừa biết, đếch cần
Cả râu tôi, cả ria anh đẹp thế.

105
Thật tội nghiệp những người than với khóc,
Hay để bụng, cứ bắt mình khó nhọc.
Hãy hát đi khi chưa đứt dây đàn.
Hãy uống đi chừng nào chưa vỡ cốc.

107
Bằng cái đẹp, bằng hương hoa, đời này
Đã làm Khayyam yêu và say.
Nhưng dòng suối của cuộc đời cứ cạn,
Muốn hay không, anh cũng đành bó tay.

109
Hãy mang rượu ra đây, đừng ỡm ờ!
Rót nữa đi, rót đầy, ngay bây giờ!
Già không nên giả vờ không uống,
Vì không uống lúc này thì bao giờ?

112
Rót nữa đi, chủ quán, rót vào đây
Thứ nước thần tôi uống đến kỳ say.
Cho đến khi con người tôi bèo bọt
Bị vắt thành chiếc cốc cầm trên tay.

113
Nếu đời tôi nằm trong tay thượng đế,
Và không ai thèm hỏi tôi như thế,
Thì rót đi, rót thêm nữa, nỗi buồn
Tôi cùng uống theo cốc này luôn thể.

117
Tôi bị gọi là thằng say - Quả đúng thế,
Thằng bất lương, thằng mặt dày - Quả đúng thế.
Nhưng tôi vẫn là tôi, nói gì mặc kệ,
Vẫn là Khayam này! - Quả đúng thế.

125
Tôi nghe nói thiên đường đầy suối mật,
Có đồng cỏ, có vườn cây đẹp nhất.
Rót rượu đi, tôi chẳng thiết thiên đường,
Tôi chỉ thích cốc này trên trái đất.

129
Hãy rót nữa, rót cho tôi, rót nữa,
Cho mặt tôi đỏ bừng lên như lửa.
Khi tôi chết, quan tài xin cứ cột dây nho,
Còn xác tôi - lấy rượu vang mà rửa

130
Tôi sẽ say cho tới ngày xuống mộ,
Cho mộ tôi cũng bốc mùi rượu đỏ,
Cho anh say đến viếng mộ thăm tôi.
Trở thành say gấp mấy lần trước đó.

131
Ta cần rượu và tình yêu; thượng đế
Cần nhà thờ và sách kinh - Đã thế,
Sao lỗi lại do ta, nếu mọi cái trên đời
Được định đoạt bởi bàn tay thượng đế?

132
Tôi cứ yêu, cứ say và cứ chén.
Tôi điên ư? Ngốc ư? Và đáng thẹn?
Ồ không sao! Cái phải đến, đến đi,
Vì cũng chẳng xấu hơn điều đã đến

141
Sống - tôi biết, chết với tôi - không lạ
Thế giới này tôi đi, nhìn, thấy cả
Và nhận thấy khắp nơi không thể có cái gì
Bằng cái say, bằng cái say vô giá.

146
Muốn thì uống, nhưng trí khôn đừng để mất.
Cái cảm giác đủ và thừa đừng để mất.
Đừng để ai đáng kính phải mếch lòng,
Và bạn tốt, đừng vì say mà để mất.

150
Ê, quan tòa luôn trang nghiêm, xin nói thật:
Anh tuy tỉnh mà xấu hơn thằng say nhất.
Tôi uống rượu nho, nhưng anh uống máu người,
Ai ác hơn - tôi hay anh? Xin hỏi thật!

151
Tớ là thằng đáng khinh, và càn rỡ?
Tớ không buồn, và thánh thần - đếch sợ.
Mặc, cứ say, và cốc rượu của mình
Tớ không xin, mà bắt mang cho tớ!

152
Nếu bên cạnh là một cô má đỏ
Nằm rót rượu cho tôi trên thảm cỏ,
Thì tôi chỉ là ngu, đáng khinh bỉ, chê cười
Nếu còn mơ một thiên đường nào đó.

154
Nếu tôi uống và say, không đứng nổi,
Thì thượng đế phải khen, không bắt tội,
Vì thế là tôi đã làm đúng ý ngài -
Ngài sinh tôi để say và phạm lỗi!

157
Vâng, tôi uống, nhưng không say, không truỵ lạc
Tôi uống rượu để tìm vui, xua cái ác.
Tôi cúi đầu thờ cốc rượu của tôi
Còn hơn anh cúi đầu thờ kẻ khác.

159
Đôi mắt tôi thích nhìn các cô nàng xinh nhất.
Đôi tay tôi thích cầm cốc rượu ngon, chén mật.
Tôi cố kiếm niềm vui, từng tí một cho mình,
Khi từng tí đời tôi chưa bị vùi xuống đất.

160
Chiếc bình này, như tôi, từng là anh ngu ngốc,
Từng si mê các nàng, từ hàm răng, mái tóc.
Các bạn hãy nhìn kia, chiếc tay xách trên bình
Là cánh tay từng ôm những tấm thân ngà ngọc.

163
Đừng chê người uống say không đứng nổi.
Hãy cố sống chân tình, không giả dối.
Anh không say, nhưng chớ vội tự hào -
Xấu hơn say là việc làm tội lỗi.

164
Cả giàu, đói, sang, hèn - tôi, các bạn
Vừa ngủ dậy là kéo nhau đến quán.
Cốc rượu vang ta cứ việc rót đầy,
Chừng nào cốc đời ta chưa uống cạn.

167
Chân lý này anh ngốc nào cũng biết:
Ta bỏ rượu là nhà hàng sẽ chết.
Ta mà thôi phạm tội, chúa trời
Chẳng còn biết cứu ai - càng đỡ mệt!

168
Cốc rượu này uống đi, vì trăng hoa trong đó,
Vì tuổi trẻ, niềm vui và bài ca trong đó.
Hãy ngồi xuống cùng nhau say một chút, đỡ buồn.
Cốc rượu này uống đi, vì đời ta trong đó.

170
Dù ăn no, rượu ngon, không phải làm việc nặng,
Dù cô gái anh yêu đôi má hồng, da trắng,
Dù có bạn tâm tình, dù nghe nhạc, tim anh
Cũng không thể bình yên, nếu lòng anh lo lắng.

179
Thật bất hạnh cho ai lửa trong lòng nguội tắt,
Không yêu ghét, buồn vui... Và anh, tôi nói thật,
Sống không có người yêu,
không uống rượu ngày nào,
Thì ngày ấy cứ xem anh hoàn toàn để mất.

184
Thêm một ngày mùa xuân đang nở rộ.
Như hạt ngọc sương treo trên lá cỏ,
Chim hoạ mi lại quyến rũ hoa hồng,
Mời hoa uống cốc rượu màu máu đỏ.

185
Ai nhức đầu - uống rượu vào sẽ hết!
Ai cãi nhau - uống rượu vào sẽ hết!
Hãy tin tôi, tôi đã nghiệm nhiều lần:
Ai buồn đau - uống rượu vào sẽ hết!

191
Rượu chỉ cấm với những người ngu ngốc
Chứ không phải người thông minh, có học.
Uống rượu là cần, nếu anh biết rằng anh
Uống với ai, bao giờ và mấy cốc!

192
Cốc rượu ngon hơn lời khuyên thượng đế,
Hơn vàng bạc, hơn lâu đài tráng lệ.
Đời mà không có rượu, sống làm gì?
Chỉ còn lại cái đau và buồn tẻ!

193
Từng cánh tuyết trên trời đang rơi xuống xa xa,
Nghĩa là ở trên trời vườn thượng giới ra hoa.
Nào các bạn, cùng tôi, hãy rót đầy, nâng cốc
Mừng thượng đế lòng lành gửi cái đẹp cho ta!

195
Khi xung quanh cảnh đẹp thế này,
Chỉ thằng ngốc mới không muốn say,
Chao, trăng sáng, hoa hồng thơm, chim hót.
Chưa giọt nào mà đã thấy ngất ngây!

197
Suốt ngày đêm phải ăn chay, nhịn đói,
Trời còn bắt tụng kinh - tôi mệt mỏi,
Nên lẫn lộn lung tung, tôi uống rượu vì nhầm,
Chắc vì thế, trời sẽ không bắt tội.

199
Hạnh phúc hết còn gì, ngoài cái tên vô vị?
Trong số bạn bè tôi chỉ rượu là chung thuỷ.
Tôi cũng chẳng bao giờ từ bỏ nó, vì sao?
Vì duy nhất với tôi nó là người tri kỷ!

200
Người thì lo chúi đầu vào chiếc cốc,
Người thì cầm sách kinh, không ngớt đọc.
Ở đời này chỉ thượng đế là khôn
Còn chúng ta ai cũng mù, cũng ngốc!

201
Thần chết bắt bạn tôi xuống mồ sâu mãi mãi,
Mà thiếu họ cuộc đời thành cô đơn trống trải.
Mới uống rượu cùng nhau còn đông đủ ngày nào,
Họ say trước, ra đi, giờ mình tôi ở lại.

202
Ngồi làm việc đến đầu đau, hông vẹo
Giới học giả không anh nào to béo,
Nên ở đời, chưa được chén nho tươi,
Thân xác họ đã thành nho khô héo.

206
Sự độc ác của đời khiến tôi luôn sửng sốt,
Đến mức ngủ không ngon, trái tim đầy đau xót.
Cái gáo nhỏ đầu tôi đầy ý nghĩ buồn rầu,
Giá nó đầy rượu thơm và ngon thì thật tốt.

208
Hãy cứ uống, cứ vui cho đến lúc
Chẳng còn sống để uống, vui hạnh phúc.
Chỉ thằng ngu mới tin ở thiên đường,
Tin ngọn lửa thiêu người nơi địa ngục.

209
Mỗi lần say, giữa khi đang vui nhất,
Hết cốc này đến cốc kia ngây ngất,
Tôi chỉ xin các bạn nhớ một điều:
Các bạn vui mà Khayam vắng mặt!

210
Cái chân lý sau đây, ừ thì xưa, thì cổ,
Nhưng nhắc lại không thừa:
"Uong di, đừng nhăn nhó,
Vì lưỡi hái thời gian sớm muộn sẽ cắt anh,
Mà anh chẳng mọc thêm, anh đâu là ngọn cỏ!"

211
Anh uống rượu, anh yêu - chẳng có gì đáng ghét.
Bỏ cầu kinh, phá chay - cũng không là tội chết.
Chỉ cần anh không tham, chân thật với mọi người,
Các tội khác nhỏ to sẽ được trời tha hết.

212
Những tia nắng đầu tiên đẹp không, anh bạn trẻ?
Hãy rót rượu uống đi, mừng một ngày mới mẻ.
Giây phút này kỳ diệu sắp đi qua,
Mà tìm lại xưa nay đâu phải là chuyện dễ!

213
Cuộc đời này xấu xa, bất công và ngu ngốc
Đang đầu độc đời tôi bằng rượu pha thuốc độc.
Tôi hèn nhát, sợ đau, không muốn chết từ từ,
Nên tôi uống một hơi, uống ngay cho hết cốc!

215
Không ai cấm ta ngồi uống vài ba chén nhỏ
Với những người ta yêu, người thông minh đức độ.
Nhưng nhớ uống vừa vừa,
thỉnh thoảng uống làm vui,
Và đặc biệt không nên khoe say, không báng bổ!

219
Tôi nghe nói xưa nay rượu là nguồn bất tử,
Nên tôi áp đôi môi vào miệng bình, muốn thử.
Chiếc bình đất thì thầm tha thiết, vẻ van xin:
"Hôn em đi, trước kia chính em là vũ nữ!"

228
Nhiều gái đẹp, nhiều rượu ngon một lúc
Tôi càng say, lòng tràn trề hạnh phúc,
Như thể tôi đang ở tít thiên đường,
Thoát khỏi các buồn lo nơi thế tục.

231
Mong thần chết bắt tôi đi mãi mãi,
Rồi dẫm tôi thành đất xanh mềm mại,
Để người ta vắt đất ấy thành bình.
Ngửi thấy rượu, biết đâu tôi sống lại.

233
Tôi nghĩ ta không người nào có thể
Sống hai lần ở đời này vui vẻ,
Nên chừng nào thần chết vẫn chưa tha
Thì hãy uống, đừng kiêng khem như thế.

234
Nếu cuộc sống mỏng manh, chỉ vài giây là hết,
Thì không say, không yêu, theo tôi là tội chết.
Các tu sĩ ngày đêm mơ ước chốn thiên đường.
Tôi những muốn bật cười, thấy vừa thương vừa ghét.

236
Lại lần nữa họa mi hót véo von,
Hoa lại nở, làm ngây ngất tâm hồn,
Hãy uống đi, uống mùi hương thơm dịu,
Uống vào lòng cả tình yêu, cái hôn

238
Anh đừng trách ở đời cái gì rồi cũng mất.
Sống ngày nào cứ vui. Hãy nghe tôi nói thật:
Nếu mọi cái ở đời mà vĩnh cửu, bền lâu
Thì chẳng đến lượt anh được sinh trên trái đất.

240
Thà im tiếng còn hơn nổi danh nhưng nhục nhã.
Cũng đừng trách cuộc đời, đời thế thôi, đừng lạ.
Tôi, Khayyam, thích nổi tiếng thằng say,
Hơn được khen thông minh
 nhưng bất lương, xảo trá.

243
Cùng bạn say cứ ăn chơi, cứ tán.
Đừng ăn chay, đừng tụng kinh buồn chán.
Tôi, Khayam, xin khuyên thật thế này:
"Uống, ăn đi, và đừng ky với bạn"

244
Lại lần nữa tim tôi buồn, lo sợ.
Vì người yêu đã bỏ đi vô cớ.
Người ta mang cốc rượu đến cho tôi.
Cốc đựng máu của trái tim tan vỡ.

247
Đừng quá chén mà thành say bí tỉ.
Đừng xúc phạm bạn bè, đừng mất trí.
Cả khi say anh vẫn phải là người
Tốt, vui vẻ, dễ thương và tế nhị.

249
Sáng hối hận rằng đêm qua quá say.
Tôi quyết tâm bỏ uống rượu hàng ngày.
Nhưng bây giờ tôi tiếc mình bỏ rượu.
Hãy nhìn kia - hoa nở đẹp thế này.

250
Thà bị lạc giữa những nàng xinh trẻ.
Hơn giữa những cuốn sách dày buồn tẻ.
Khi thời gian chưa uống hết máu anh.
Hãy uống máu những chùm nho đẫm lệ.

251
Ai nghiện rượu đến lấy râu quét quán.
Người ấy sống tự do, không buồn chán.
Không có ăn, túi rỗng, cũng bất cần.
Trời có sụp, vẫn vênh râu bình thản.

252
Tôi đã sống thật ngu và vô lý.
Tôi uống rượu mà nhạt phèo, vô vị.
Tiếc rằng tôi đã làm trái ý trời.
Tiếc phần lớn đời tôi, tôi bỏ phí.

255
Sống chỉ cần sáu mươi năm thanh thản.
Không cần giàu, chỉ cần nhiều bè bạn.
Và khi anh chưa bị vắt thành bình.
Hãy làm bạn với bình khi buồn chán.

261
Ai ở đây hiểu ta bằng chủ quán?
Trước ông ta đừng kiêu căng, đừng phán.
Theo luật chung, hãy can đảm, đừng chờ.
Đã vào đây ai cũng là bè bạn!

262
Cứ uống đi, từ thời xa xưa nhất
Những người chết thường nằm yên dưới đất.
Ở đời này mọi cái giả, phù du.
Chỉ duy nhất điều này là có thật.

265
Nếu bia rượu trong nhà ta có sẵn.
Thì hãy uống, uống cho tiêu buồn chán.
Đừng lo trời đang theo dõi bắt anh:
Không có ta, ngài cũng thừa cái bận.

266
Cốc rượu toả mùi thơm như hương hồng ngây ngất.
Ta uống rượu, tưởng khôn, nhưng hoá ra ngu nhất.
Nó moi hết ruột gan, cám dỗ, khiến ta nhầm.
Ta tưởng ta lên trời, nhưng lại chui xuống đất.

267
Đang say rượu, bước đi, tôi lớ ngớ
Để bình rơi, may mà bình không vỡ.
Tôi thầm ơn thượng đế, bởi đời này
Tuy không rơi, đã quá nhiều bình vỡ.

273
Chúng ta uống vì chúng ta vui vẻ.
Vì bên ta là những cô gái trẻ.
Bọn người điên gọi ta là điên
Ừ thì điên, ta say nhưng tử tế.

280
Thời chúng ta người thông minh nghèo khổ.
Thằng ngu dốt thì chức quyền, giàu có.
Hay nên chăng uống rượu để thành ngu,
Để có chức, có tiền như chúng nó?

281
Ngày lại ngày, như mặt trời mới dậy
Tôi lại uống rượu nho vàng rực cháy.
Người ta đồn chân lý đắng và cay.
Thế thì nó trong cốc này, chắc vậy.

283
Không có rượu - cốc này thật đáng ghét.
Chai trở thành vô hồn khi rượu hết.
Bạn Khayyam chỉ duy nhất cốc này
Từ khi biết mùi men cho đến chết.

284
Anh đang yêu? - Thì cùng bạn cứ say.
Cứ múa hát và đàn đúm suốt ngày.
Mặc người tỉnh suốt đời lo với nghĩ.
Đừng bao giờ để cốc rượu rời tay.

287
Kinh Côran - cả các nhà hiền triết
Cũng mất gần một năm mới đọc hết
Nhưng thơ khắc trên cốc rượu, thằng say
Không biết chữ mà đọc thông, thật tuyệt.

288
Hỡi cô gái tôi yêu, hãy dập tắt
Lửa tình yêu bằng rượu vang ngon nhất.
Hãy mang thêm để ta uống cùng say,
Trước khi chết bị vắt thành bình đất.

290
Lòng sáng hơn khi cốc rượu trên tay.
Cuộc đời trôi rất lặng lẽ từng giây.
Tuổi trẻ, tình yêu chỉ thoáng qua, hãy nhớ.
Mà thần chết luôn chờ anh đêm ngày.

291
Hoa hồng đẹp, còn long lanh sương đêm.
Nhưng hoa hồng không đẹp bằng mắt em.
Anh tự bảo: Khayyam, đừng buồn nữa,
Vì ít ra, anh còn ở bên em.

294
Không phải tìm cái vui thấp hèn.
Cũng chẳng vì tôi say hay điên,
Mà xấu hổ vì sống không mục đích,
Tôi uống rượu để tìm lãng quên.

296
Tôi nhấn chìm tuổi xuân trong cái say.
Không có rượu, chẳng đáng sống đời này.
Cay đắng, niềm vui bao nhiêu năm, tất cả
Trong chiếc cốc tôi đang cầm trên tay.

297
Hoa mới nở, hoa đã lại tàn rồi.
Ta cũng thế, cả anh và cả tôi.
Vậy uống đi, hái hoa đi, bởi lẽ
Đời chỉ đẹp trong nháy mắt mà thôi.

300
Cuộc đời này mà không còn tiếng nhạc -
chẳng là gì.
Thiếu rượu nho và con nai ngơ ngác -
chẳng là gì.
Vậy vui đi, say đi khi biết mình sống tạm.
Vì thực chất trên đời mọi điều khác
chẳng là gì.
302
Anh may mắn và làm ăn thành công -
Sao cốc cạn và bình rượu trống không?
Hãy uống đi, vì thời gian chắc chắn
Mai sẽ lại lột trần anh, biết không?

307
Anh cứ đi thật nhiều rồi sẽ rõ
Rằng không gì hay hơn ly rượu nhỏ.
Như rõ ràng tiếng thủ thỉ người yêu
Nghe hay hơn lời cầu kinh cha cố.

314
Dưới khóm hoa, bên bờ khe mát lạnh
Hãy cùng bạn vui chơi, ngắm cảnh.
Vì ở đời, ai thờ rượu, Khayyam.
Người ấy chẳng bao giờ thờ ảnh thánh.

316
Tôi thì rượu và tình, anh - nhà thờ.
Tôi địa ngục, anh - thiên đường đang chờ.
Ta không có lỗi gì vì số phận
Được thượng đế định trước từ bao giờ.

317
Một khi ta không làm chủ cuộc đời,
Thì thả sức cứ say và cứ chơi.
Đừng sợ chết, đừng buồn, đừng oán trách,
Đừng phí công làm trái lại ý trời.

318
Người thông minh thường vẫn dạy chúng ta:
Ai mộ đạo, thấy rượu phải lánh xa.
Không, Alla không cấm ta uống rượu.
Mà ngược lại, ngài nói: "Maixara!"(1)

319
Nào anh bạn, hãy mang rượu ra đây.
Ta vỏn vẹn chỉ được sống hai ngày.
Đừng sợ gì, đừng trách ai, dũng cảm
Đón mọi điều, đón bằng cả hai tay.

321
Đời cứ trôi, chẳng thèm nghe ai cả.
Thiếu rượu, tình - không có gì đáng giá.
Sau chúng ta người khác sẽ lên thay,
Như hết xuân tất nhiên là đến hạ.

322
Cứ để tim lửa tình luôn rực cháy.
Cứ để cốc rượu luôn đầy, cứ vậy.
Trời cho ta quyền hối lỗi, nhưng tôi,
Tôi tuyên bố khước từ ân huệ ấy.

324
Hết khổ đau, ta sẽ được tự do.
Nhịn đói nhiều, ta sẽ được ăn no.
Tiền bạc hết, sẽ có ngày có lại.
Cốc rượu cạn rồi lại đầy, đừng lo.

325
Tôi bị bệnh, phải nằm yên một chỗ.
Rượu bị cấm, càng làm tôi thêm khổ.
Không, vứt xa những thứ thuốc này đi.
Chữa bệnh tôi chỉ có ly rượu nhỏ.

326
Quyến rũ tôi là phụ nữ lả lơi.
Là cốc rượu làm say đến lịm người.
Tôi muốn hưởng mọi niềm vui trần tục
Cho đến khi bị tống ra khỏi đời.

328
Vì trí thức bây giờ không được giá,
Và thằng ngu đang trị vì thiên hạ,
Nên tôi say, tôi uống để thành ngu.
Mong nhờ thế thành giàu và danh giá.

329
Đừng buồn đau vẩn vơ, đừng cay cú.
Đừng trách đời cho anh lãnh đủ.
Nhớ: Bên anh thần chết vẫn luôn chờ.
Và hạnh phúc là uống say, đi ngủ.

330
Đời là chuỗi buồn đau và khó nhọc.
Ít tiếng cười mà quá nhiều tiếng khóc.
Này anh kia, hãy vứt hết sách kinh.
Hãy uống rượu, và uống xong - đập cốc!

331
Vô lo tỉnh, vô lo cứ ngủ say.
Bao cái buồn phải xua hết; hôm nay
Khi chính anh thành bình chưa bị vắt
Thì phải vui, cốc rượu phải rót đầy.

332
Tôi - cốc rượu trên bàn tay run rẩy.
Anh, thằng ngốc, cầm sách Kinh - thế đấy.
Rượu luôn làm tôi ướt, anh khô.
Xuống địa ngục thì anh càng dễ cháy.

334
Tia nắng sớm vừa xuyên qua cửa sổ.
Phải đánh cốc, rót đầy ngay rượu đỏ.
Rượu nghe đồn là thuốc độc - không sao.
Và chân lý vẫn luôn nằm trong nó.

335
Các bí mật cuộc đời không ai biết.
Cũng chẳng ai biết được ngày mình chết.
Hãy uống đi, đời ngắn lắm, uống đi.
Kẻo chết sớm, cốc này không uống hết.

339
Ta được dạy chỉ một điều buồn tẻ:
"Sống tử tế sẽ thành ma tử tế."
Vậy thì tôi suốt đời yêu và say.
Hy vọng chết cũng trở thành như thế.

340
Hãy vui lên, đừng tham, đừng cáu giận.
Tìm mọi cách mà chiều lòng số phận.
Đừng bao giờ xa rượu, xa người yêu
Cũng đừng quên cuộc đời này rất ngắn.

341
Sống mà không biết say, luôn cau có
Thì thật ngốc, hoặc ít ra, thật khổ.
Bản thân tôi được rượu dạy điều này:
"Cứ uống đi, rồi mọi điều sẽ rõ."

343
Lại lần nữa hoa hồng nở đầy.
Hãy cho người mang rượu ra đây.
Hãy quên đi thiên đường, địa ngục -
Chỉ trẻ con mới tin chuyện này.

347
Tôi chỉ uống với bạn bè - thế đấy.
Tôi uống rượu vì ý trời muốn vậy.
Nên bảo tôi bỏ rượu, khó vô cùng.
Ai dám trái lời ngài đã dạy?

349
Ta, người trần, liệu được sống bao lâu?
Hãy vứt ngay câu hỏi ấy khỏi đầu.
Đừng cố tránh cái điều không thể tránh.
Còn bây giờ, hãy rót rượu ra mau!

351
Kể từ ngày được sinh trên trái đất
Tôi hiểu rượu chính là điều hay nhất
Tôi ngạc nhiên thấy rượu bán rất nhiều.
Ngạc nhiên hơn - giá cũng không quá đắt.

352
Càng về già, càng uống nhiều cho bõ.
Rượu giúp ta quên mọi điều đau khổ.
Tôi chết đi, hãy lấy rượu lau người.
Nhớ trồng giúp một giàn nho trên mộ.

354
Anh - suốt ngày lo đọc kinh, tính toán.
Tôi - uống rượu cùng người yêu và tán.
Cuộc đời tôi dành cho rượu và tình.
Không để phí như anh đâu, anh bạn.

357
Ê, anh kia, uống đi, đừng ngủ gật.
Xin hãy nhớ một điều đơn giản nhất:
Chưa có ai sống lại bao giờ.
Và cả ta rồi cũng chui xuống đất.

358
Nếu anh muốn bằng người, không thua ai
Thì phải uống hàng ngày - từ thứ hai
Đến thứ ba, tư, năm và sáu, bảy.
Còn chủ nhật thì phải uống gấp hai.

360
Rượu là cái đáng ta thờ sớm tối.
Lãng phí rượu sẽ bị trời bắt tội.
Anh để rơi nước mắt - chẳng hề gì.
Nhưng đổ rượu - anh là người có lỗi.

361
Còn được uống đều đều - hãy mừng đi, Khayyam.
Được ngồi cạnh người yêu - hãy mừng đi Khayyam.
Và dòng chảy cuộc đời một ngày kia sẽ cạn,
Nhưng rượu anh còn nhiều - hãy mừng đi, Khayyam

363
Ai cau có và buồn lo vô cớ
Thì phải sống suốt đời trong nỗi sợ.
Tôi, Khayyam, uống, uống nữa, chừng nào
Nhạc chưa tắt và cốc tôi chưa vỡ.

366
Còn đang sống, tôi còn vui, còn say.
Mang thật nhiều, thật nhiều rượu ra đây.
Tôi sẽ uống đến ngã lăn ra ghế
Nhưng tất nhiên cốc rượu vẫn trên tay.

367
Ramazan - tháng ăn chay, chán thật.
Phải nhịn đói tụng kinh hoa cả mắt.
Nên tôi nhầm, uống phải rượu, Alla
Chắc tha thứ cái tội này nhỏ nhặt.

368
Tôi nhìn rượu mà thấy như máu đỏ
Liền tự nhủ: "Uống làm gì, thôi bỏ."
Nhưng hình như ai đó nói bên tai:
"Không có máu, sống làm sao hả bố?"

369
Cốc không rượu thì buồn không chịu nổi
Ăn cái gì cũng nhạt phèo - phải nói
Đời bắt ta chịu trăm bệnh đau buồn,
Chỉ có rượu là giúp ta chữa khỏi.

370
Không uống rượu đời này là rất khó.
Không có rượu, chân đứng yên một chỗ.
Khi người ta đưa cốc rượu mời tôi,
Thì tất nhiên tôi sẽ cầm lấy nó.

373
Mặc người khác cười chê, nào lại đây.
Hãy hát đi, hãy cầm cốc lên tay.
Ta cùng uống, bán cả nhà để uống.
Và uống xong đập vỡ chiếc cốc này.

375
Bỏ uống rượu và suốt đời không yêu?
Thế thì chết còn hơn, bởi một điều:
Đời rất ngắn, tiếp theo là cái chết.
Mà những gì sót lại cũng không nhiều.

376
Người hiểu rõ luật thiên nhiên, chắc chắn
Không bao giờ quá say hay quá giận.
Biết mọi điều ác thiện sẽ trôi qua.
Mà thiện ác còn tùy ta nhìn nhận.

377
Tim tôi yêu, nhức nhối - hãy tha thứ cho tôi.
Ý nghĩ đầy tội lỗi - hãy tha thứ cho tôi.
Còn bàn tay, hễ thấy rượu là chìa.
Chân say không đứng nổi - hãy tha thứ cho tôi.

379
Cuộc đời này chưa bằng hai hạt thóc.
Đừng bỏ rượu mà bị coi là ngốc.
Đừng vẩn vơ mơ tưởng chuyện thiên đường.
Tốt hơn hết, xin mời anh cạn cốc.

380
Trừ cốc rượu và tình yêu - hết thẩy
Gia tài tôi - muốn lấy gì thì lấy.
Quá nửa đời nổi tiếng một thằng say.
Đến lúc chết chắc thằng tôi vẫn vậy.

381
Đừng nhíu mày vì đời lắm buồn đau.
Đừng bận lòng lo nghĩ chuyện đâu đâu.
Hãy làm đầy cuộc đời anh bằng rượu,.
Như rót đầy cốc rượu này chúc nhau.

382
Chỉ thằng ngốc mới ăn chay, tụng kinh.
Cái ta cần là cốc rượu và tình.
Yên tâm đi, Khayyam, sau khi chết
Xác của anh cũng bị vắt thành bình.

384
Ngài làm vỡ bình của tôi, ôi thượng đế.
Làm tôi khát, khô cháy môi, ôi thượng đế.
Bình rượu ngon mà đổ phí thế này
Thì đích thị ngài say rồi, ôi thượng đế.

386
Nào, hát đi, cô gái, đừng ỡm ờ.
Nàng và ta say từ sáng đến giờ
Ta tiếp tục say suốt đêm, đến mức
Không biết mình đang sống thật hay mơ.

387
Hỡi thượng đế, hãy cho cái con cần.
Đừng để lũ đê hèn cho con ăn.
Cũng nhân tiện, ngài hãy cho con uống.
Uống thật say, quên bao nỗi nhọc nhằn.

388
Cái trong cốc không phải là nước lã.
Hãy uống đi, không có gì hèn hạ.
Vì ngày mai, chết bị vắt thành bình.
Có thể ta sẽ khát nhiều hơn cả.

389
Không trốn được số trời, buồn làm gì?
Hơi đâu mà oán đời, buồn làm gì?
Hãy uống đi, quên mọi điều đau khổ.
Nào uống hết một hơi, buồn làm gì?

390
Tranh luận nhiều như thế ích gì không?
Có ích gì khi bàn chuyện viển vông?
Hãy mang rượu ra đây ngay, nhân thể
Gọi cho thêm mấy cô gái má hồng.

391
Hãy cúi xuống rót thật đầy, rót đi.
Để ta uống đến kỳ say, rót đi.
Bạn bè phản, chỉ quán này không phản.
Nên ta ngồi uống ở đây, rót đi.

392
Hãy dũng cảm nhìn trời xanh trên đầu.
Hãy uống rượu để xua hết buồn rầu.
Sớm hoặc muộn, ai cũng thành bụi đất.
Cái ngày ấy cũng chẳng chừa anh đâu.

393
Môi cốc rượu và đôi môi người yêu
Là những cái tôi cần, quả không nhiều.
Tôi làm bạn với cả hai, vì thế
Tôi vào quán suốt từ sáng đến chiều.

      THAI BA TAN dich









 Tết Xuân - Thuy Nga Paris By Night Full Programs  : 


-VIEW :-Em Champagne, Má Đỏ Môi Mềm