Friday, March 7, 2014

Từ Hà Nội đến Sài Gòn 1954 _Evacuation de la population civile du Nord Viêtnam


L'indochine Française  : 

(Documentaire sur l'armée française à l'Indochine, TF1)

« J'ai vu ce que la France a réalisé en Indochine, une œuvre grande, utile et féconde. »
(Albert Sarrault, Gouverneur Général de l'Indochine, 1919)

Parcequ'elle était la plus riche, la plus peuplée et la plus fascinante des colonies françaises on l'appelait " la perle de l'Empire ".

Pendant des années, elle a fait rêver des générations d'écoliers qui, sur leurs cartes de géographie, apprenaient par cœur les noms exotiques de ces pays lointains auxquels on avait donné le nom d'Indochine. Les royaumes du Cambodge et du Laos et les trois provinces du Viêt-nam : le Tonkin, l'Annam et la Cochinchine.

Évangélisée par des missionnaires français dès le début du XVIIe siècle, découverte et conquise par des marins qui s'appelaient Rigault de Genouilly, La Grandière, Doudart de Lagrée, Auguste Pavie ou Francis Garnier, l'Indochine a profondément marqué le destin de deux peuples dont l'Histoire commune s'est arrêtée en 1954, au lendemain de la bataille de Diên Biên Phu.

C'était la fin d'un siècle de présence française en Extrême-Orient.

- Aventure en Indochine 1946-1954  :


- Geneva Conference (1954) :





Evacuation de la population civile du Nord Viêtnam.






-VIDEO : Hanoï 1954








-Di cư 1954 :




L'exode du Nord Viet Nam:_Un film du Père Christian Simonnet, MEP_(Les Missions Etrangères de Paris)_Cuộc di cư từ Miền Bắc_Cuốn phim lịch sử của cha Christian Simonnet, thuộc Hôi Thừa Sai Paris_.










-VIDEO :Việt Nam : 1954 Cha Bỏ Quê - 1975 Con Bỏ Nước .


Từ Hà Nội đến Sài Gòn 1954  :


2201630150_aa91b2383f_o
Tháng 6 năm 1954 đúng 50 năm về trước, là lúc mọi người trong vùng kiểm soát của chính phủ Quốc Gia ở Bắc Việt cực kỳ lo lắng và hoang mang sau khi cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ ngày 7 tháng 5 năm 1954. Nhiều tin đồn trái ngược càng làm cho mọi người thêm sợ hãi. Khoảng 20 tháng 6, tại Nam Định và các tỉnh phụ cận, có tin đồn được lan truyền nhanh chóng nói rằng quân đội Pháp và quân đội Quốc Gia sẽ rút khỏi Nam Định và các tỉnh phía Nam Hà Nội. Từ hôm ấy, hàng loạt doanh trại được tháo gỡ vội vàng, xe vận tải quân sự chở vật liệu nặng bắt đầu theo nhau từ Bùi Chu, Ninh Bình, Thái Bình đổ về Nam Định cùng các xe cộ từ Nam Định nối nhau đi Hà Nội. Kho đạn Nam Định cho phá hàng loạt đạn súng cối và đạn pháo binh ở vùng đất hoang phía tây thành phố.
Bộ Tư Lệnh Pháp và chính quyền Bảo Đại không hề lên tiếng về tình hình tại Bắc Việt. Bộ Chỉ Huy Pháp tại Nam Định vẫn tiếp tục công việc chuẩn bị cuộc diễn binh hùng hậu vào ngày quốc khánh Pháp, 14 tháng 7 năm 1954 mà họ đã loan báo trước. Vào lúc này, đã có tin đồn ông Ngô Đình Diệm sẽ về nước làm thủ tướng. Những truyền đơn đầu tiên ký tên Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia ủng hộ ông Diệm xuất hiện lác đác ở Nam Định.
Ba ngày cuối cùng phi cơ quân sự lên xuống liên tiếp. Khi đã chuyên chở gần hết vật dụng và người, trạm hàng không quân sự Nam Định bắt đầu cho mọi người tự do lên phi cơ C-47 còn trống nhiều chỗ để đi Hà Nội.
Nam Định bắt đầu hoảng hốt thực sự từ ngày 28 tháng 6 khi điện bị cắt. Thành phố tối mù. Nhiều người chen chúc mua vé xe hoặc thuê xe di tản về Hà Nội. Nam Định là nơi số doanh trại và binh lính dầy đặc nhất Việt Nam. Trước đó từ 9 giờ khuya là giờ giới nghiêm, thành phố vắng vẻ không một bóng người trên phố xá. Nay đột nhiên tất cả chìm trong không gian đen thui, nhưng lại cựa mình mạnh hơn trong bóng tối. Trên đường phố người ta đi lại đông đúc khác thường quá cả giờ giới nghiêm.
vn54_01Đường phố Hà Nội, hình chụp vào tháng 7 năm 1954.(HÌNH ẢNH: VNCTLS sưu tầm)
Gia đình tôi lúc ấy đang ở một căn cư xá công chức nơi mẹ tôi làm việc. Lúc 7 giờ sáng, một anh lính tống thư viên người Pháp vào sở đưa một giấy báo di chuyển, ghi đúng số người thuộc quyền sở này và gia đình nhân viên kể cả 4 gia đình ở cư xá. Tất cả mau lẹ tập trung đợi xe. Sau đó chừng 15 phút, một tiểu đội Bảo Chính Đoàn dẫn 4 xe vận tải trưng dụng của tư nhân đến nơi và cho biết đúng 8 giờ kém 15 mọi người phải có mặt đầy đủ trên xe.
Việc di tản có vẻ đã được chuẩn bị nhiều tuần lễ trước đó. Số người ngồi trên xe thoải mái rộng rãi vì không ai mang theo đồ đạc gì nhiều ngoài một vài chiếc valise và túi xách tay gọn nhẹ.
Lệnh di chuyển cho biết đoàn xe này phải qua trạm kiểm soát phía bắc hướng đi Phủ Lý-Hà Nội vào khoảng giờ nhất định mà tôi nhớ là sau 8 giờ và trước 8 giờ 10 phút. Lệnh này cũng cảnh cáo nếu xe nào đến sớm quá hay muộn quá theo giờ ấn định sẽ bị ủi ra khỏi mặt đường để tránh nhiễu loạn giao thông.
Hồi đó tôi còn là học trò. Vội vàng xếp quần áo, hình ảnh, giấy tờ cần thiết, cuống cuồng không biết phải mang theo gì và phải bỏ lại món nào. Lúc còn chừng 25 phút, tôi xin phép mẹ tôi chạy ra phố nói là để chào mấy thằng bạn. Cô ruột tôi , người nuôi nấng tôi từ nhỏ không chịu vì sợ tôi chậm trễ e sẽ kẹt lại. Nhưng mẹ tôi hiểu ý, mỉm cười can thiệp nói, “Chị cứ cho nó đi, nó không dám về muộn đâu.”
Mẹ tôi thừa biết tôi đi đâu. Tôi đạp xe với tốc độ không thua các tay đua vòng quanh Đông Dương, xẹt qua trước nhà cô bạn mà tôi thương vụng nhớ thầm từ năm 17 tuổi và chưa hề mở lời yêu đương.
Nàng đang ngồi chải tóc ở cửa sổ trên lầu. Không rõ nàng có nhìn thấy tôi hay không, nhưng tôi vội vàng đánh bạo thu hết can đảm hôn gió trên bàn tay phải ném về phía cửa sổ rồi lao xe như gió về nhà, trước giờ xe chạy khoảng 10 phút. Ở miền Bắc hồi ấy trai gái còn nhút nhát, phải can đảm lắm mới dám làm như thế vì tôi linh cảm chuyến đi này sẽ lâu lắm., có thể là cả đời. Sau này trong đời lính chưa bao giờ tôi phải vận dụng can đảm cao độ như vậy dù gặp nhiều tình thế rất khó khăn nguy hiểm.
Quân cảnh Pháp thi hành đúng giờ giấc như quy định. Tại trạm kiểm soát Cổng Hậu, từng đoàn xe gồm năm mười chiếc có lính hộ tống được cho khởi hành. Một vài xe đến muộn phải đậu một bên đường chờ giải quyết sau. Trên đường đi, tại mỗi cây cầu đều có một toán Công Binh đặt sẵn chất nổ. Một trung sĩ Công Binh Việt Nam cho biết họ phải phá nổ các cầu này khi đơn vị cuối cùng đi qua.
Buổi trưa đoàn xe chúng tôi đi đến Hà Nội. Gia đình tôi về ở nhà người thân. Đêm hôm ấy thị xã Phủ Lý bị một sư đoàn Việt Minh tấn công. Thành phố đã hư hại sẵn nay lại chịu tàn phá gần hết những gì còn lại.
Cuộc rút lui này tuy tiêu biểu cho việc Pháp thua trận nhưng lại là cuộc rút lui thành công. Dựa vào tài liệu của Pháp và thực tế quan sát thấy tại chỗ, cho thấy Đại Tá Vanuxem chỉ huy trưởng Phân Khu Nam đã điều động cuộc rút lui mau lẹ, có trật tự với tổn thất nhẹ không đáng kể. Đoàn quân rút lui vượt qua nút Phủ Lý trước khi bị địch đánh chận.
Kế hoạch tỉ mỉ do bộ tham mưu Pháp bí mật soạn thảo, trong đó chỉ có các sĩ quan từ đại úy mới được cho tham dự. Mọi việc đánh máy, chuyển nhận công điện, văn thư tài liệu đều do các cấp sĩ quan từ đại úy trở lên đích thân thi hành. Bí mật được giữ đến phút chót. Chỉ có một điều đáng tiếc là nhiều đội dân quân tự vệ ở nhiều làng mạc các tỉnh vùng này kể cả quanh những trung tâm chiến lược như Phát Diệm, Bùi Chu bị Pháp bỏ rơi. Nhiều dân quân chạy không kịp bị Việt Minh bắt và giết hại.
Hà Nội vốn yên tĩnh, lúc đó đang sống thanh bình không nghe tiếng súng. Những vũ trường, hàng quán sang trọng và độc đáo với những thắng cảnh nổi tiếng đầy bóng dáng người đẹp thướt tha. Cuộc di tản 4 tỉnh phía Nam làm cho đường phố Hà Nội đông người thêm nhưng vẫn không mất vẻ mỹ lệ của đất Thăng Long ngàn năm văn vật.
Lúc ấy hội nghị Geneve bắt đầu họp. Ai cũng thấy phe Cộng Sản đang nắm ưu thế. Những người có quan tâm đều lo ngại không biết sẽ đình chiến kiểu nào. Có thể là hai bên ngưng bắn xen kẽ mà sau này năm 1972-73 người ta gọi là “giải pháp da beo.” Cũng có thể là chia đôi đất nước thành hai miền Nam và Bắc. Người ta cũng bàn tán gay go về ranh giới đình chiến sẽ nằm ở vĩ tuyến nào? Vĩ tuyến 13, 16 hay 19?
Đầu tháng 7, ông Diệm ra Hà Nội. Một số đông đảo dân chúng chào đón ông, và nhiều người hy vọng vị nhân sĩ này sẽ cứu vãn tình hình. Sau đó ngày 7 tháng 7 năm 1954 ông Diệm chính thức nhậm chức thủ tướng. Ông thành lập Ủy Ban Bảo Vệ Bắc Việt. Các đoàn thể, đảng phái chống Cộng đều ủng hộ đường lối này. Nhiều sĩ quan, binh sĩ cũng sẵn sàng tham gia việc phòng thủ lãnh thổ phe quốc gia đang nắm giữ. Một số đông đảo đặt niềm hy vọng lớn lao vào sự trợ giúp của Hoa Kỳ thay thế người Pháp.
Nhóm chúng tôi là đảng viên Đại Việt và Quốc Dân Đảng đều hăng hái tham gia tuyên truyền vận động ủng hộ chủ trương giữ Bắc Việt. Đêm đêm, chúng tôi đi ném truyền đơn ở khu Hồ Tây, Cổ Ngư, Ngọc Sơn và nhiều nơi khác kể cả những nơi có lính Pháp lui tới. Hà Nội bắt đầu có không khí căng thẳng và phảng phất mùi chiến tranh.
Đường phố Hà Nội về khuya lần đầu tiên có những bóng dáng cảnh sát võ trang súng trận Mas-36 và quân phục tác chiến đi tuần tiễu. Nhưng các cơ sở dân sự cơ yếu và doanh trại quan trọng của Quân Đội Quốc Gia đều thấy có lính Maroc hoặc da đen canh gác, rõ ràng là Pháp đang phòng ngừa chính biến chống lại họ.
Ngày 14 tháng 7, quân đội Pháp tổ chức diễn binh ờ Bờ Hồ phía Tòa Thị Chính. Thông cáo và bích chương của Pháp vẽ hình nắm đấm được thấy khắp nơi. Pháp giải thích rằng rút 4 tỉnh phía Nam là bàn tay trước kia xòe ra nay nắm lại để đánh mạnh hơn. Tất nhiên ít ai tin vào luận điệu này.
Đám học sinh chúng tôi từ Nam Định chạy về nhiều đứa tình nguyện vào Khóa 5 Sĩ Quan Trừ Bị và lục tục lên đường khoảng trước ngày 15 tháng 7 năm 1954. Phần còn lại thường tìm gặp nhau trao đổi tin tức và bàn luận về tình hình đất nước.
Chiều 21 tháng 7 năm 1954 khi bọn tôi đang tụ họp thì có tin trên đài Con Nhạn (Hirondelle) của quân đội Pháp vang lên lời loan báo “Hiệp Định Đình Chiến đã được ký kết.” Tờ báo của quân đội Pháp cũng đăng câu ấy trên trang nhất bằng chữ lớn. Mọi người bàng hoàng dù biết trước thế nào việc này cũng sẽ đến. Báo này cho hay đất nước phân chia ở sông Bến Hải, Vĩ Tuyến 17.
Tân Thủ Tướng Pháp Mendès-France nhậm chức ngày 17/6/54, đã tuyên bố rằng ông ta sẽ từ chức nếu không đạt được thỏa hiệp trước ngày 20 tháng 7 năm 1954. Vì thế hiệp định Geneve về Đông Dương được ký lúc sáng sớm ngày 21 nhưng nhà cầm quyền Pháp đã cho đồng hồ ngưng chạy từ đêm trước để làm như lúc ấy vẫn còn là ngày 20. Tại Việt Nam thời điểm này là trưa ngày 21.
Hà Nội liền thay đổi rõ rệt. Niềm hy vọng giữ Bắc Việt lịm tắt dần và dân chúng nóng lòng về tin tức sẽ có cuộc di cư. Một số bài trên báo chí đang từ thái độ chống cộng quay dần sang ủng hộ Việt Minh. Người các tỉnh đổ về Hà Nội đông đảo. Cán bộ Việt Minh cấp thấp ra vào Hà Nội dễ dàng. Đồ chơi trẻ em bày bán trước dịp Trung Thu có những chiếc máy bay, xe thiết giáp, xe chở lính, tàu thủy được sơn cờ đỏ sao vàng. Các cơ quan an ninh chẳng ai thèm để ý.
Một số cán bộ Việt Minh quen biết gia đình tôi đến thăm và khuyên gia đình tôi nên ở lại nhưng mẹ tôi và tôi đã dứt khoát ra đi. Sau đó 4 tháng, chúng tôi gặp lại vài người trong số cán bộ này ở Sài Gòn. Chính họ cũng đã mau chóng nhận rõ thực chất của Cộng Sản và kịp thời ra đi trước khi cảng Hải Phòng đóng cửa tháng 3 năm 1955.
Những gia đình chuẩn bị di cư đem đồ đạc bày bán dọc bờ hồ Thiền Quang làm thành một thứ chợ trời. Một buổi sáng sớm khi những người đầu tiên đang lục tục khuân đồ đạc đến chợ thì thấy có một lá cờ đỏ sao vàng treo trên tàng cây cao chừng ba bốn mét. Một thanh niên nổi nóng trèo lên giật lá cờ ném xuống đất.


Một trung tá người Pháp đi bộ ngang qua hung hăng can thiệp, lớn tiếng đại ý nói đó là quốc kỳ của một nhà nước, không được xúc phạm. Ông ta không ngờ những người bán chợ trời đều không ưa lá cờ máu ấy. Thế là xô xát xẩy ra, kết quả viên trung tá bị trọng thương vì gạch đá gậy gộc cho đến lúc xe quân cảnh Pháp cấp cứu.
Tin tức về di cư được loan báo chính thức vào đầu tháng 8. Nhiều nhà giầu đã đi vào Nam bằng phương tiện riêng. Đại đa số còn lại đợi ghi danh di cư bằng phi cơ và tàu biển. Trong nhóm chúng tôi từ Nam Định lên, phần đi Khóa 5 Thủ Đức, số còn lại một phần tham gia đoàn cán bộ xã hội được gửi vào Nam để phụ trách các trại tiếp cư do Bộ Xã Hội thiết lập. Tôi ở trong số này. Buổi chiều ngày 11 tháng 8 năm 1954 bốn đứa bọn tôi đi bộ thăm tất cả các di tích và thắng cảnh quanh Hà Nội lần cuối.
vn54_02Hình chụp vào tháng 9 năm 1954 với một số người Bắc di cư trên tàu USS Bayfield khi tàu vừa cặp bến Saigon. Sau Hiệp Định Geneve, tàu USS Bayfield là một trong những vận-chuyển hạm của Hải Quân Hoa Kỳ được giao phó nhiệm vụ chở người tị nạn từ Bắc vào Nam. (HÌNH ẢNH: Trung Tâm Quân Sử Hải Quân Hoa Kỳ).
Sáng sớm 12 tháng 8 khi qua cửa kiểm soát phi trường Gia Lâm, một trung úy Nhảy Dù người Pháp hỏi chuyện chúng tôi vì thấy 25 đứa trong đoàn cán bộ xã hội toàn là thanh niên còn trẻ. Sau khi nghe chúng tôi nói rõ lập trường và mục đích ra đi, ông ta nắm tay chúng tôi giọng xúc động nói rằng, “Nước Pháp đã liên tiếp sai lầm để các bạn chịu hậu quả đau đớn hôm nay.” Nói xong không ai ngờ viên trung úy trẻ dưới 30 này bật khóc, nước mắt chảy dài trên má.
Chúng tôi cũng cảm động tuy nhiên vẫn còn cầm được nước mắt. Nhưng khi phi cơ lượn một vòng lấy cao độ, tất cả đều ngó xuống. Giữa tấm thảm mây mưa xám xịt che kín bên dưới phi cơ có một khoảng trống vuông vắn hiện ra Hồ Gươm và 36 phố phường. Cảnh tượng tuy tầm thường nhưng lại gây xúc động mạnh, khiến đứa nào cũng rưng rưng nước mắt. Đây là lần chúng tôi vĩnh biệt Hà Nội. Vĩnh biệt miền Bắc.
 

Sau những giờ bay dài phi cơ đến Tân Sơn Nhất, cảnh những con rạch đỏ ngầu giữa hai hàng dừa xanh làm chúng tôi tươi vui hơn. Được đưa về nhận việc tại trại Bệnh Viện Bình Dân dưới quyền Bộ Xã Hội, ngày hôm sau chúng tôi được phân phối đi các trại tiếp cư khắp Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định. Đợt đầu tiên đồng bào di cư bằng cầu vận chuyển của chính phủ và các nước trợ giúp đã vào Sài Gòn từ đầu tháng 8 năm 1954.
Nhờ vào dịp hè, các trường học vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định được trưng dụng để đón nhận người di cư đến bằng phi cơ quân và dân sự, các quân vận hạm Mỹ như Marine Serpent và Marine Addler, các mẫu hạm Anh và Pháp. Trại tiếp cư lớn nhất vùng Sài Gòn là trại Phú Thọ Lều (sát trường đua Phú Thọ, gồm hàng trăm lều vải lớn mỗi lều chứa bốn năm gia đình do quân đội Mỹ dựng. Gọi là Phú Thọ Lều để phân biệt với trại Học Sinh Di Cư Phú Thọ ở gần kế đó. Trại Phú Thọ Lều chứa trên 10 ngàn người.
Trợ cấp tiền mặt một ngày cho mỗi người lớn 12 đồng, trẻ em 6 đồng, dư để ăn ba bữa tươm tất. Lúc ấy một bát phở hay một tô hủ tiếu giá 3 đồng, một bữa cơm ở quán ăn xã hội hai món canh và mặn giá 5 đồng. Chai bia 3 đồng kể cả nước đá, một gói thuốc lá Ruby 8 đồng. Lương giáo viên tiểu học khoảng hơn 4,000 đồng, lương trung sĩ 2,200 đồng, lương cán bộ ngang lương thấp là 1,500 đồng. Một căn nhà gỗ lợp tôn 4×20 mét ở mặt đường khoảng chợ Hòa Hưng giá chừng 30,000 đồng.
Đời sống trong các trại tiếp cư rất đa dạng. Sống chật chội chung đụng và ồn ào, làm nảy sinh nhiều vui buồn, đụng chạm, kết bạn, rã bạn, tạo ra những mối tình ái lăng nhăng xấu tốt đủ cỡ đủ kiểu. Những cảnh âu yếm giao tình nặng nhẹ bên bờ bụi gần trại trong đêm khuya vắng vẻ của trai gái, vợ chồng đủ lứa tuổi, là những nét sinh hoạt rất sống động có đủ vui, buồn, yêu, giận, phát khóc và nực cười.
Từ tháng 8 năm 1954, mỗi ngày có trung bình hàng ngàn người từ Hà Nội và Hải Phòng vào Sài Gòn bằng đường hàng không và nhiều ngàn người mỗi tuần bằng tàu chiến. Công việc định cư được tiến hành song song và khẩn thiết. Phủ Tổng Ủy Di Cư lúc ấy đã thay thế bộ Xã Hội trong nhiệm vụ chuyên biệt này.
Thời gian tạm cư kéo dài đến cuối năm 1954 và các trường học được trả lại cho học sinh. Trại Phú Thọ Lều giải tán. Người di cư theo nhau đi định cư khắp nơi, ở nhà tư hoặc ở các trại định cư khắp các tỉnh. Tính đến chuyến tàu sau cùng tháng 3 năm 1955 có khoảng 950,000 người từ bắc Vĩ Tuyến 17 di cư vào Nam.
Nếu tính theo giấy tờ, con số này có thể lên tới hơn 1 triệu vì có sự gian lận sổ sách của một số viên chức cán bộ lợi dụng thủ tục khai và lãnh tiền trợ cấp dễ dàng. Và không phải 90% người di cư là tín đồ Công Giáo như nhiều người nhận định. Số đồng bào Công Giáo di cư có lẽ chỉ chiếm khoảng 70% tổng số.
Một điểm đáng ghi nhận là đáng lẽ số người di cư còn cao hơn nữa nhưng vì vụ tướng Nguyễn Văn Hinh chống ông Diệm và những cuộc giao tranh giữa quân chính phủ và lực lượng Bình Xuyên đầu năm 1955 ở Sài Gòn nên nhiều người Bắc không dám vào Nam. Tin tức về vụ này làm một số rất nhiều người đã định ra đi nhưng vì e ngại loạn lạc mà đổi ý.


Nói chung, sự xuất hiện của ông Ngô Đình Diệm và thái độ can dự của người Mỹ đã gây được tin tưởng trong một số đông đảo người miền Bắc khiến họ yên tâm vào Nam. Đại đa số thành phần trí thức, chuyên viên cao cấp như kỹ sư, bác sĩ, chuyên viên trung cấp, thợ giỏi, đã rời bỏ đất Bắc khiến chính quyền ông Hồ Chí Minh gặp khó khăn lớn trong mục tiêu xây dựng một đội ngũ chuyên viên kỹ thuật mà họ cho là xương sống của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật Xã Hội Chủ Nghĩa.
Cuộc di cư năm 1954 tạo ra những thay đổi sâu rộng trong lịch sử Việt Nam. Xin ghi lại một vài sự kiện nổi bật xảy ra và những nét đặc biệt của cuộc di cư sau Hiệp Định Geneve 1954 điển hình tại vùng thủ đô Sài Gòn.
Trước hết phải nhìn nhận cuộc di cư đã giúp hàn gắn những chia cách đáng buồn giữa hai miền trong nước. Tình trạng chia rẽ do hậu quả của những năm dài dưới chế độ thuộc địa Pháp đã tiêu tan mau chóng. Những dị biệt về phong tục, ngôn ngữ vì ngăn cách, lâu ngày được san bằng gần hết. Những ngăn cách và hiểu lầm còn lại không gây hậu quả nào nghiêm trọng. Về mặt chính trị và xã hội, sau nhiều biến chuyển và chiến tranh, cuộc di cư vĩ đại năm 1954 đã góp phần thay đổi bộ mặt bề ngoài cũng như nếp sống của dân chúng đến chỗ tốt đẹp, phong phú hơn.
Trước tháng 10 năm 1954, chính quyền địa phương còn gần y nguyên như thời Pháp Thuộc. Văn thư, giấy tờ, tên công sở, phố xá còn dùng tiếng Pháp. Từ khi chính phủ Ngô Đình Diệm nắm toàn quyền sau những âm mưu đảo chánh bất thành, luật lệ được thi hành nghiêm chỉnh. Nhiều cải cách hành chánh đã làm giảm hẳn nạn giấy tờ nhiêu khê. Văn thư, giấy tờ đều bắt đầu dùng tiếng Việt. Xin Tư Pháp Lý Lịch bây giờ chỉ mất một tuần thay vì đợi 3 tháng. Xin chứng nhận bản sao đợi lấy ngay hay sau vài giờ thay vì một tuần lễ. Các cuộc cải tổ mạnh mẽ được tiến hành có kết quả tốt nhờ phần nào ở sự ủng hộ tích cực của đồng bào di cư đối với chính phủ.


Cuộc đổi tiền Đông Dương thành tiền Việt Nam năm 1955 trong 3 ngày không giới hạn số lượng là một đòn bất ngờ vô hiệu hóa hàng tỷ bạc Đông Dương mà chính quyền Hồ Chí Minh thu gom được ở miền Bắc vì họ không kịp chuyển vào Nam để đổi lấy tiền miền Nam mới. Đợt đổi tiền này cũng chấm dứt luôn thói quen tiêu dùng coi nửa tờ giấy bạc 1 đồng như 5 cắc (hào). Khi cần xài hay trả lại 5 cắc, chỉ cần xé đôi tờ giấy bạc một đồng. Đành rằng tập tục này không áp dụng cho những giấy bạc mệnh giá trên một đồng.
Lúc ấy ảnh hưởng tuyên truyền của Cộng Sản rất mạnh ở nam phần ngay tại Sài Gòn. Nhiều người mở đài Hà Nội công khai mà không ai bắt bớ. Nhiều người miền Nam ít hiểu biết về thực tế Cộng Sản đã thật thà hỏi mấy đồng bào di cư mới gặp gỡ rằng “Ngoài Bắc đã độc lập rồi, mấy thầy cô dô đây làm chi?” Do đó đã xẩy ra một số đụng chạm nhỏ trong tháng đầu. Dần dần đồng bào miền Nam mới nhìn đồng bào di cư một cách có thiện cảm hơn.
Trong bối cảnh ấy, lực lượng học sinh di cư đã dẫn đầu cuộc biểu tình vào dịp 20 tháng 7 năm 1955 đòi tống xuất các đoàn đại biểu của quân đội Cộng Sản từ Hà Nội trú đóng tại hai khách sạn Majestic và Galliéni (đường Trần Hưng Đạo). Khi bị khiêu khích, cuộc biểu tình biến thành bạo động, gây thiệt hại nặng cho hai khách sạn nhưng không có thương vong quan trọng. Những hành vi cương quyết của quần chúng khiến bọn thân Cộng Sản không còn nhởn nhơ tuyên truyền bán công khai như trước.
Người di cư tiếp xúc, trao đổi với dân chúng địa phương mau chóng tạo ra những hiểu biết và thông cảm. Về kinh tế thương mại, người Bắc vào Nam đã mở mang thương trường, ra các cửa hàng nhất là hàng ăn. Năm 1954 hầu hết cửa tiệm ăn do người Hoa kinh doanh, và họ dành độc quyền ngành lúa gạo cũng như các sạp thịt ở mọi chợ. Đời sống dễ dàng ở miền Nam khiến người Việt ít muốn cạnh tranh, ngay như ngành công chức cũng không hấp dẫn nhiều người. Bà con lao động xích lô kiếm đủ tiền tiêu trong ngày nhiều khi đẩy xe lên lề dưới bóng cây làm một giấc, khách gọi mấy cũng từ chối. Cách biệt giầu nghèo ở Nam Việt lúc ấy rất ít.
Các tầng lớp dân di cư cần cù chịu đựng tham gia thị trường lao động đã làm cho đời sống kinh tế miền Nam lên cao nhưng lại buộc mọi người phải làm ăn chăm chỉ hơn. Một số người địa phương không hài lòng vì nếp sống thong thả lè phè cũ đã mất đi không còn trở lại.
vn54_03Hình chụp tại Saigon vào tháng 10 năm 1954 trong một trại định cư với hàng trăm căn lều. Lúc đó, một trong những trại định cư lớn nhất ở Saigon là trại Phú Thọ Lều được thiết lập tại Quận 10 sát bên trường đưa Phú Thọ. Trại này có lúc đã chứa đến 10,000 người di cư. (HÌNH ẢNH: VNCTLS sưu tầm).
Trang phục phụ nữ hai miền khác nhau, nổi rõ nhất là giới nữ sinh trung học tuổi đôi tám. Nữ sinh Hà Nội làm dáng sớm hơn, quần hẹp, áo dài nở vòng số một. Nữ sinh Sài Gòn vận quần trắng rộng, áo bà ba trắng nhiều hơn áo dài được may vòng số 1 tương đối phẳng phiu có lẽ vì đó là cách tỏ ra là con nhà nghiêm túc. Sau hơn một năm các cô hai miền tự nhiên hòa hợp cách ăn mặc, bọn thanh niên sinh viên học sinh chúng tôi không còn phân biệt được gốc gác các cô qua y phục nữa. Điều quan trọng và dễ thương hơn hết là những câu chuyện tình Bắc duyên Nam đã nhiều khi hóa giải rất nhiều cho những mâu thuẫn văn hóa chính trị.
Các trường phía Bắc di chuyển vào Sài Gòn giữ gần y nguyên ban giám hiệu và tổ chức riêng. Từ Hà Nội vào, Chu Văn An tiếp tục tại cơ sở cạnh Petrus Ký. Trưng Vương học chung cơ sở nhưng khác giờ với Gia Long… sau hai ba năm mới ra học ở các cơ sở riêng trước Thảo Cầm Viên. Mấy năm sau nữa thì học sinh gốc hai miền dần dần pha trộn.
Chuyện đáng nhớ là năm 1955 học sinh Bắc vào Nam và các bạn gốc miền Nam mở chiến dịch phá bỏ tên đường tiếng Pháp. Nhờ đó mà việc đặt tên đường mới, vốn là việc mất nhiều công sức, đã được Tòa Đô Chánh Sài Gòn thực hiện trong vòng khoảng một tháng.
Về mặt văn hóa và báo chí, các nhà văn, nhà thơ, nhà báo từ Bắc vào Nam đã hòa hợp với đồng nghiệp miền Nam tạo ra sinh khí mới, lối viết và văn phong, sắc thái trong sáng, có sức truyền đạt hơn. Sau một thời gian ngắn người đọc chỉ có thể nhận thấy một số khác biệt ít ỏi giữa bài vở sách báo do các tác giả gốc từ các miền khác nhau viết ra.
Đặc biệt là về tân nhạc, lớp nhạc sĩ và ca sĩ cũng như những người yêu nhạc từ miền Bắc vào Nam đã lôi cuốn được phong trào âm nhạc mới phát triển mạnh để tiến đến tới cao điểm nghệ thuật ca nhạc trong các thập niên sau. Và ngược lại số người Bắc di cư hâm mộ ca nhạc kịch cải lương cũng gia tăng nhiều.
Về mặt ăn chơi, sự thay đổi rõ rệt hơn. Sòng bạc Kim Chung, Đại Thế Giới, khu mại dâm Bình Khang bị đóng cửa đầu năm 1955. Giữa năm 1954 cả Sài Gòn hình như chỉ có 2 hay 3 tiệm phở Bắc. Chỉ sau vài tháng số tiệm phở tăng đến hàng chục. Các quán cà phê cũng lục tục ra đời cùng với các ngành buôn bán khác. Các xuất gọi là phụ diễn tân nhạc trước khi chiếu phim chính ra đời dần dần tiến đến những buổi trình diễn âm nhạc chuyên nghiệp gọi là “nhạc hội” giúp vào việc phổ biến âm nhạc sâu rộng hơn. Trước đó hoạt động âm nhạc chỉ được biết qua các chương trình ca nhạc và các cuộc thi hát, tuyển lựa ca sĩ của các đài phát thanh quốc gia, đài quân đội và đài Pháp Á cùng hai đài Huế và Hà Nội.
Ngôn ngữ hai miền sau cuộc di cư cũng thay đổi và pha trộn về từ ngữ tuy vẫn giữ những nét độc đáo của từng vùng mà không lai giọng. Điểm đáng lưu ý là sau nhiều năm gia đình gốc gác miền Bắc di cư có con cái đứa thì nói giọng địa phương (Nam hay Trung), đứa thì nói giọng Bắc, đứa thì nói cả hai ba giọng tùy theo môi trưởng xóm giềng và trường học. Nhưng không mấy ai nói lẫn lộn cùng một lúc các giọng khác nhau.2200839095_edda0f9272_o1
Về mặt đời sống xã hội, người di cư dần dần và chậm chạp chịu ảnh hưởng bởi lối sống phóng khoáng, chân thật, thẳng thắn của dân miền Nam. Sau một thế hệ, tính nết người Bắc di cư khác hẳn tính nết của đồng hương của họ còn ở lại quê nhà. Đến sau 30 tháng 4 năm 1975 người ta càng thấy điều này rõ rệt hơn khi gặp đợt Bắc Kỳ mới vào Nam.
Trong đời sống tinh thần, có hai sự kiện đáng nhớ trong thời gian ấy. Một là trước ngày Việt Minh tiếp thu Hà Nội thì chùa Một Cột, di tích quý báu nhất của Việt Nam bị kẻ vô danh phá bằng chất nổ. Rất may chùa chỉ hư hại một góc. Nghe tin ấy chúng tôi đều hết sức buồn phiền. Hai là giữa lúc nhịp độ di cư đang lên cao thì Hoàng Dương, em nhạc sĩ Hoàng Trọng cho ra đời ca khúc Hướng Về Hà Nội với lời ca tha thiết “Hà Nội ơi, hướng về thành phố xa xôi… mái trường phượng vĩ dâng hoa, dáng chiều ủ bóng tiên nga… biết đâu ngày ấy anh về.” Ca khúc này khiến lứa tuổi 18, 19 chúng tôi cảm thấy rõ điều mà các văn thi nhạc sĩ gọi là “tan nát cõi lòng.”


2388937673_b0c203cf80_o2
Dĩ nhiên trong ngót một triệu người Bắc di cư có đủ mọi thành phần tốt xấu kể cả đầu trộm đuôi cướp, quan lại tham nhũng, trọc phú bất lương, tay sai thực dân và nội tuyến Cộng Sản. Nhưng so với số các phần tử tinh hoa của xã hội, số người yêu nước, chuyên viên giỏi các loại, các nhân sĩ, trí thức, chiến sĩ quốc gia chân chính, thì những phần tử xấu xa nói trên chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ bé.
Một số người cho rằng người miền Bắc di cư đã là chứng nhân lịch sử khiến đồng bào miền Nam hiểu rõ bản chất của chế độ Cộng Sản. Điều đó có thể đúng một phần nhỏ. Phần quan trọng hơn là chính vì thực tế những đường lối mà Cộng Sản thi hành tại miền Nam tại nông thôn từ khoảng năm 1961 trở đi. Từ đó họ đã thấy rằng chế độ Cộng Sản đi ngược lại quyền lợi và sự an hòa của nhân dân ta nhất là giai cấp nghèo khổ ở nông thôn.2614259143_d7783c57d6_o
Tôi và các bạn cùng lứa tuổi di cư vào ở miền Nam gần 40 năm tính đến năm 1990 qua di trú sang Hoa Kỳ. Tuy sinh ra trên đất Bắc nhưng chỉ ở Bắc dưới 20 năm trong đó mới biết chuyện đời được dăm ba năm. Vì thế chúng tôi có hai miền quê quán. Quê quán thứ nhất ở miền Bắc còn ở trong tim nhiều hơn. Quê quán thứ hai ở miền Nam sau ngày di cư năm 1954 mới thực sự chứa đựng nhiều vui buồn, yêu thương, giận dỗi, vinh quang và tủi nhục vì trải qua quãng đường đời dài 40 năm với biết bao nhiêu là kỷ niệm.
Lữ Tuấn

-PHOTO : Last Days of Hanoi - 1954_LIFE Magazine. (130 photos).





-VIDEO :L'exode du nord Vietnam par le père Simonet

Prêtre missionnaire engagé aux Missions Etrangères de Paris, le père Christian Simmonet filma en 1955 ces incroyables images de l'exode des nord-vietnamiens.
"Il écrivait vers mars 1956 :…" Mon film "L'Exode du Nord Viêtnam" a été édité par le Secours Catholique, et sonorisé. Il est actuellement tiré à dix exemplaires et passe dans tous les coins de France. Deux firmes, américaine et allemande, sont en pourparlers en vue de faire établir des versions dans ces deux langues. La réaction des gens est, en général, bonne : "Nous avions lu tout cela dans la presse ; jamais nous n'avions imaginé chose pareille !" Je n'ai donc pas perdu mon temps…"  [Extrait de la nécrologie de Christian Simmonet (1912-2002) sur le site de l'Institut de recherche France-Asie]


-Dân Sài Gòn chào đón dân Bắc Di Cư 1954:_TT NĐ Diệm, ĐD tôn giáo và dân Sàigòn đón tiếp chuyến tầu đầu tiên chở dân di cư cập bến Sàigòn 1954 

                                 

Hình ảnh di cư từ Bắc vào Nam 1954 :


                                         

- Hà Nội 1954 :

Lính Pháp chờ trẻ em qua đường ở Hà Nội, 23/5/1954._ ảnh  của Robert Capa


- Ngày 10/10/1954,  phóng viên Life đã ghi lại nhiều khoảnh khắc bình dị của Hà Nội:


Khung cảnh vắng lặng của phố Cầu Gỗ sáng sớm ngày 10/10/1954.

Khung cảnh bên bờ hồ Trúc Bạch.

Người Hà Nội ngồi uống nước bên hồ Trúc Bạch.

Những người Pháp ngồi uống cà phê trên tầng 2 của một hiệu vải ở phố Hàng Đào, Hà Nội ngày 10/10/1954.

Quầy giải khát trên đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên) với hồ Trúc Bạch và tháp chuông nhà thờ Cửa Bắc ở hậu cảnh.

Một bà sơ người Pháp chơi đùa với trẻ em tại nhà thờ Lớn Hà Nội.


Một phụ nữ Pháp di dạo bên bờ hồ Hoàn Kiếm, người hầu nữ Việt Nam dắt chó đi theo.

Bà đầm người Pháp chụp hình kỷ niệm ở phố Tràng Tiền trước khi phải rời khỏi Hà Nội.

Nhà thờ Lớn Hà Nội sáng 10/10/1954 vẫn diễn ra thánh lễ.

Những người đạp xích lô chờ khách bước ra từ nhà thờ.


Khoảng sân trước nhà thờ lớn nhìn tầng gác của một tháp chuông.

Một cậu bé Hà Nội câu cá ở giếng Thiên Quang trong khu du tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Khuê Văn Các trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Học vẽ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Người dân đọc báo tại một góc phố.
Những người lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên


Cảnh tiêu điều của Chợ Hôm, chợ lớn thứ nhì của Hà Nội sau chợ Ðồng Xuân. (Hình Hà Tường Cát)

Bố tôi (quần áo trắng đội mũ) đứng chờ danh sách di cư vào Nam tại sở học chính Bắc Việt, Hà Nội, cuối Tháng Bảy, 1954. (Hình Hà Tường Cát)

Chợ Trời ở đường Hồ Xuân Hương gần hồ Thuyền Quang, nơi dân chúng chuẩn bị di cư bán đi các đồ đạc trong nhà, là khu vực đông đảo nhất Hà Nội vào Tháng Tám, 1954. (Hình Hà Tường Cát)

Ngã 5 trung tâm thành phố từ hồ Hoàn Kiếm đến phố Hàng Ðào không còn nhộn nhịp sau ngày Hiệp Ðịnh Geneva 20 Tháng Bảy, 1954. (Hình Hà Tường Cát)
- Sau Hiệp định Genève, Chuẩn bị di cư vào Nam :

bán đồ đạc chuẩn bị di cư vào nam sau khi Hiệp định Genève được công bố
những ngày cuối cùng ở Hà Nội
Việt Minh và Pháp bàn giao bót Hàng Trống
bộ đội tiến vào tiếp thu bót Hàng Trống, lúc này đang là Ty Cảnh Sát TP Hà Nội
tiếp thu bót Hàng Trống
tiếp thu bót Hàng Trống
lễ hạ cờ Tây lần cuối cùng trong thành Hà Nội, phía trước Đoan Môn, chấm dứt hơn 70 năm chiếm đóng thành Hà Nội từ năm 1883 của quân Pháp.
những ngày cuối cùng của Hà Nội, bệnh viện Yersin
những ngày cuối cùng của Hà Nội, bệnh viện Yersin
Jul 1954, dân chúng đọc Viet-Nam Presse
Bộ đội Việt Minh tiến vào tiếp quản Hà Nội
Bộ đội Việt Minh tiến vào Hà Nội
di cư vào nam
đi tìm tự do
Chuẩn bị lên tầu vào nam
Chuẩn bị lên tầu vào nam
mẹ và hai con, tay xách nách mang, trên đường vào miền Nam
tìm đường vào miền Nam
ra phi trường Gia Lâm vào Nam
ra phi trường Gia Lâm
ra phi trường Gia Lâm
phi trường Gia Lâm
phi trường Gia Lâm
Hải Phòng
lên tầu vào Nam
di cư vào Nam
lên tầu vào Nam
lên tầu vào Nam
lên tầu vào Nam
Hải Phòng 1954
Operation Passage to Freedom, October 1954 đi tìm tự do
người ở lại
Hải Phòng 1954
Hải Phòng 1954
USS Bayfield di cư vào Nam 3 September 1954
người công giáo bỏ đi khỏi vùng do CS kiểm soát giữa đêm đen nở nụ cười khi thuyền của họ cặp được vào tàu đổ bộ của Pháp mà sẽ đưa họ đến nơi tự do. Khoảng năm 1954.
các thủy thủ Pháp giúp người tỵ nạn VN kéo thuyền của họ vào tàu đổ bộ của Hải quân ở Vạn Lý. Mặc cho những cảnh báo và hạn chế bởi công an của Việt Minh, hàng ngàn người công giáo trong vùng do CS kiểm soát đã lũ lượt di cư vào miền Nam để tái định cư ở các vùng không theo chế độ Cộng sản.
Man looking at posters of new leaders shortly before Communist takeover of city from the French. Oct 1954
Hà Nội 1954 sau Hiệp định Genève. Xin làm nô lệ cho Nga, Tầu
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt. (thơ Tố Hữu)
Hà Nội 1954 sau Hiệp định Genève. Xin làm nô lệ cho Nga, Tầu
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt. (thơ Tố Hữu)

Haiphong _Juillet 1954_Evacuation de la population civile du Nord Vietnam

Tourane_Juillet 1954_Evacuation de la population civile du Nord Vietnam

Un documentaire de Patrick Jeudy : Aventure en Indochine [France 3]

21 février 2013
Par 

[ndlr] Diffusé le mercredi 20 février 2013 sur France 3 à 20h45, le nouveau documentaire de Patrick Jeudy met en scène Jean, un jeune aventurier, au contact d’une Indochine coloniale qui se délite et qui n’existe plus que dans les esprits des “petits blancs”. Car depuis le 11 mars 1945, l’empereur Bao Dai, puis de nouveau le 2 septembre 1945,Ho Chi Minh, ont proclamé tour à tour l’indépendance du Viêt-Nam.Malgré des approximations, un récit “colonial” et une forte pincée d’exotisme, le documentaire offre des images rares de Hanoi, de Saigon ou de la campagne prises dans les années trente à cinquante où la population s’affaireJean le personnage graphique ne peut éviter les poncifs de l’imaginaire français : “fumerie et trafic d’opium”, “femmes-enfants” vietnamiennes, cambodgiennes ou guerriers “Méos” des hauts-plateaux… Il est vite ramené à une réalité plus cruelle au contact de la guerre. Le fameux “mal jaune” qui rythme cette aventure… tourne peu à peu au cauchemar : le napalm, l’errance, la misère, le tombeau de Dien Bien Phu. L’aventure en Indochine de Patrick Jeudy donne à voir une tragédie franco-française, un mythe indochinois éternellement décalé:

-VIEW : -Aventure en Indochine 1946-1954 sur France 3






-Ghê sợ Cộng Sản! dân miền Bắc di cư vô Nam lánh nạn Quỉ đỏ 1954  :




-Le sacrifice :


Ce film, réalisé à la manière d'un journal et avec de nombreuses images d'archives, est un hommage aux troupes françaises, retraçant les opérations militaires au sud de Hanoï, d'octobre à décembre 1953 et surtout la bataille de Diên Biên Phu en 1954.
Les forces françaises s'opposent à la rebellion Viêt-minh, au cours de très nombreuses et violentes escarmouches. La population civile est touchée, les armées comptent leurs blessés et leurs morts. A partir de novembre 1953 est établi le camp militaire de Diên Biên Phu (parachutage d'hommes -- ceux du 6e BPC notamment, de matériels et de munitions, aménagement d'une piste d'atterrissage). Reconnaissances et attaques dans ce secteur se succèdent jusqu'à l'offensive Viêt-minh dans la nuit du 13 au 14 mars 1954. La contre-attaque française reste vaine face aux tirs et aux assauts ennemis. Le 6 mai, la base est conquise ; les prisonniers et victimes français sont nombreux.
Réalisateur : Bernard Orcel
Date de publication : Août 1987

-VIDEO :La petite Tonkinoise_
Des photographies de 1885 d'une qualité exceptionnelle pour cette chanson de 1906, connue d'au moins quatre générations...





-VIDEO : La bataille du Tonkin

Les assauts répétés du Viêt-minh qui font rage au Tonkin en octobre 1950, menacent Hanoï, la capitale. Devant la gravité de la situation, le général de Lattre, haut-commissaire et commandant en chef en Extrême-Orient, est envoyé en décembre 1950 en Indochine. En un mois, il rétablit la situation en rassemblant des forces neuves, en redonnant le moral au corps expéditionnaire, en remportant la bataille de Vinh Yen (janvier 1951), et en convainquant les alliés anglo-américains d'aider la France à défendre le Viêtnam. Le général Lawton-Collins, chef d'état-major de l'armée américaine, rend visite au maréchal et lui prouve son soutien en faisant livrer du matériel.
Les combats durent toute l'année 1951 dans les secteurs de Dong-Trieu, de Mao-Khê en mars, de Phuly-Nam-Dinh en juin puis de Hoa-Binh en novembre.
Le fils du général de Lattre tombe dans ces combats, et le général lui-même meurt quelques temps après.
Les images de la bataille du Tonkin défilent sans commentaire, soutenues par la musique de Wagner, qui intensifie le drame des événements. Les tirs de canons et de chars, les bombardements, la progression des soldats à travers les marécages, les parachutages, le débarquement des troupes (depuis des LCT), illustrent le combat, qui se solde par des prisonniers vietnamiens, des blessés, des morts, des incendies.
Puis, le commentateur explique qu'après la défaite de l'ennemi, les troupes des regroupements administratifs mobiles doivent désormais rétablir la paix, protéger et soigner la population, permettre la reprise des activités agricoles, principalement la culture du riz, et la reconstruction du pays.

La cérémonie des honneurs, en présence du général Salan et d'officiers français, illustre la continuité de l'oeuvre du général de Lattre. Levés par ce dernier, les jeunes soldats de la nouvelle armée vietnamienne, sur lesquels reposent désormais l'avenir et la défense du pays, participent à cette manifestation.

Indochina War: the Battle for Tonkin - ECPAD :








   

   



-VIDEO : La Légion Etrangère en Indochine


« La Légion Étrangère a payé un lourd tribut pour la défense et la pacification de l'Indochine. Ce documentaire de la chaine franco-allemande ARTE retrace leur épopée en Extrême-Orient au travers des souvenirs d'anciens Légionnaires allemands. »

" French Foreign Legion paid a heavy tribute for the defense and the pacification of Indochina. This documentary from the german and french channel ARTE redraw its action in Far-East through memories of former german Legionnaries.














- Đây là những Hình Ảnh chân thực của Dân chúng  miền Bắc sống dứơi chế độ Cộng Sản :
Hanoi before 1975 under the Communist Regime.





-Mời xem VIDEO :    Hà Nội 1974_British Pathé





-MOVIES :Chúng tôi muốn sống - We want to live (captioned)_The most well known feature film of the late 1950s was Chúng Tôi Muốn Sống ( We Want To Live), a realistic depiction of the bloody land reform campaign in North VietNam under the Ho Chi Minh 's communist regime.

  • Việt Nam 1938 - 1955 và cuộc đấu tố địa chủ ( ̣in color ) :






Xem phim xưa để nhớ Hà Nội: Kiếp Hoa (1953)- Phim Việt Nam đầu tiên được thu tiếng_Diễn viên nữ chính trong phim này là Kim Chung và Kim Xuân.
 


1989 - The Collapse of Communism in Eastern Europe


1989 was a year that changed the face of Europe. Communism collapsed in Eastern European countries and the Iron Curtain wasdismantled.
In Poland, the largest Communist country apart from the Soviet Union, the free trade union Solidarity got more and more support from thepopulation. In the June 1989 national elections Solidarity won the majority of seats in the Senate. As a result, Poland became the first Soviet satellite state to have a non-communist Prime Minister. A year later Solidarity leader Lech Walesa was elected Poland's first democratic President.
In 1988 Communist Hungary started making it easier for its own citizens to travel to the west. In May 1989 it started to tear down its barbed wire and metal fences along the border to Austria. East Germans, who were allowed to travel to Communist countries but not to the west,took advantage of Hungary’s move. In the summer of 1989 thousands of East Germans traveled to Hungary for their holidays. They never went back and escaped to West Germany through Austria.
In September Hungary's Foreign Minister declared that it would not stop the thousands of East Germans who were going to Austria. 
At the beginning of October Soviet leader Mikhail Gorbachew visited Berlin for East Germany’s 40th anniversary. During thesecelebrations East German citizens demonstrated on the streets of Berlin and other cities. They demonstrated for freedom and the right to leave Communist Germany. Gorbachew warned the Communist leaders not to ignore the rights of the population.

The Iron Curtain in Eastern Europe
The Iron Curtain - Free countries of Western Europe are blue, Communist countries of Eastern Europe are red,Yugoslavia was bloc-free

As the protest movement got stronger East German television announced on November 9, 1989 that all citizens were free to travel to West Germany. Within hours thousands passed the border at the Brandenburg Gate and other official border crossings in Berlin. A day laterbulldozers started tearing down the Berlin Wall, which had been built in 1961 to stop East Germans from escaping to the West.
East Germany's communist leader Erich Honnecker did not realize that everything was over.  Within a few months he and other communist leaders were removed from office and on October 3, 1990 East and West Germany joined to become one nation.
In autumn of 1989 unrest and rioting spread to Czechoslovakia. The weeks of demonstrations and protest were called the VelvetRevolution. In the end the whole communist government had to resign. At Prague's Wenceslas Square 200 000 people celebrated freedom and the collapse of Communism. The leader of the movement, dissident and playwright Vaclav Havel became president of Czechoslovakia.
In December 1989 protests erupted in communist Romania. Thousands of people started demonstrating in the streets and tearing down posters of Communist dictator Nicolai Ceausescu. Ceausescu ordered the police and the army to crush the protests. Dozens were killed in a wave of violence.
But as protests became even stronger the army started to support the demonstrators. Ceausescu and his wife fled Bucharest by helicopter. They were captured a few hours later by army soldiers and kept prisoners for three days. On Christmas Day Ceausescu and his wife were put on trial at a military base. They were found guilty by a people's court and executed on the same day.
Bulgaria's change to freedom occurred without violence. Its communist leader Zhivkov stepped down after 34 years in power. In the weeks before anti-communist protests swept throughout the country.  A few months later the first free elections were held in Bulgaria.

germans on berin wall
West Germans on the Berlin Wall in 1989


- Cộng Sản Là Gì ?
1-Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev:
Stalin was a killer

Stalin là tên giết người (ngày 15.4/2010)

2- Tổng Thống Nga  Vladimir Putin:
He who believes the communists has no brain. He who follows the communists has no heart.

Ai tin cộng sản, là không có cái đầu. Ai làm theo lời của cộng sản, là không có trái tim.

3- Tổng Thống Nga Boris Yeltsin:
You can build a throne with bayonets, but you can't sit on it for long.
Communists are incurable, they must be eradicated.

Anh có thể xây ngai vàng bằng lưỡi lê, nhưng anh không thể ngồi lâu trên đó.
Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải chúng nó.

4- Tổng Bí Thư Xô Viết Mikhail Gorbachev:
I have devoted half of my life for communism.
Today, I am sad to say that The Communist Party only spreads propaganda and deceives..

Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.

5- Thủ Tướng Ðông Ðức Angela Merkel:
The communists make the people deceitful.

Cộng sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.

6- Tổng Bí Thư Ðảng Cộng Sản Nam Tư  Milovan Djilas:
At 20, if you are not a communist, you are heartless.
At 40, if you don’t abandon communism, you are brainless.

20 tuổi mà không theo cộng sản, là không có trái tim.
40 tuổi mà không từ bỏ cộng sản, là không có cái đầu.

7- Nhá Văn Nga Alexandre Soljenitsym:
When a Communist lies to you, stand up and tell him that he is lying. If you don’t dare to say that he lies, walk away. If you don’t dare to walk away, do not recite the lie that you heard to anybody.

Khi thằng cộng sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu không can đảm nói nó nói láo, ta phải bỏ đi. Nếu không can đảm bỏ đi, ta sẽ không nói lại những lời nó nói láo với người khác.

8- Ðức Ðạt Lai Lạt Ma:
The Communists are wild weeds that sprawl on the devastation of war.
The Communists are venomous insects that breed on the garbage.

Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh
Cộng sản là loài trùng độc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời.

9- USA President Abraham Lincoln (Tổng Thống Mỹ)
You can fool some of the people all the time, and all of the people some of the time, but
you cannot fool all of the people all the time.

Anh có thể lừa dối một số người trong mọi lúc, và lừa dối mọi người trong vài lúc, nhưng anh không thể mãi mãi lừa dối tất cả mọi người.

10- Tướng Mỹ Sheridan 
T
he only good communist is a dead communist.

Thằng cộng sản tuyệt vời nhất là thằng cộng sản chết.

11- Tổng Thống Mỹ  Ronald Reagan:
How do you tell a communist? - Well, it's someone who reads Marx and Lenin.
And how do you tell an anti-Communist? - It's someone who understands Marx and Lenin.

Làm sao biết ai là CS? - Ðó là người đọc về Marx và Lenin.
Làm sao biết ai chống cộng? - Ðó là người hiểu về Marx và Lenin.


image

Quote Nguyên văn bởi Soviet Secretary General: Mr. Mikhail Gorbachev:
I have devoted half of my life for communism.
Today, I am sad to say that: The communist Party only spreads propaganda and deceives.

Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản
Hôm nay tôi đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá
Statue of Lenin Toppled During Soviet Collapse
Statue of Lenin Toppled During Soviet Collapse
After the fall of the Soviet Union, the red marble statues of Lenin and Stalin, in Moscow, were pulled down.


Workers put on November 13, 1991 in Berlin to remove – using a crane – the granite head of the Russian revolutionary leader Lenin on the road. 



-VIEW : Miền Bắc Việt Nam trước 1975 _North Vietnam Before 1975.



No comments:

Post a Comment