Responsive Navbar with Dropdown

Home About

Responsive Topnav with Dropdown




**~***** Việt Nam Quê Hương Tôi ******  Vietnam My Native Land ****** Vietnam Mon Pays Natal ********* Vietnam **** ******   Việt Nam  *** 



Tuesday, March 1, 2016

Hình ảnh xưa đặc sắc về Việt Nam_Part # 1 of 2.

    Hình ảnh  xưa  đặc sắc về Việt Nam_Part # 1 of 2 :



-Bên Bờ Đại-Dương



ẢNH XƯA VIỆT NAM


Những nét đặc trưng của 36 phố phường cùng những dấu ấn của người Pháp ở Hà Nội trong khoảng năm 1940 – 1941 đã được tái hiện sinh động qua ống kính nhiếp ảnh gia Mỹ Harrison Forman.

Tàu điện trên phố Hàng Đào. 

Những biển báo ở góc phố Hàng Đào – Cầu Gỗ. 

Góc phố Hàng Gai – Hàng Đào.

Phố Cầu Gỗ với những pa-nô quảng cáo lớn trước các tòa nhà.

Phố Hàng Đào với đường xe điện ở giữa.

Phố Hàng Bạc.

Rạp phim Trung Quốc ở phố Hàng Bạc, nay là rạp Chuông Vàng.

Quầy giải khát bên bờ hồ Hoàn Kiếm.

Nhà hàng Thủy Tạ soi bóng xuống mặt nước hồ.

Bốt Hàng Trống bên bờ hồ.

Tháp Rùa giữa hồ Hoàn Kiếm. 

Quầy bán hoa bên bờ hồ. 

Một phụ nữ ngồi xe kéo đi qua bờ hồ. 

Cửa hàng bách hóa Grands Magasins Reunis, ngày nay là Tràng Tiền Plaza.




Phố Paul Bert (Tràng Tiền).

Nhà hát Lớn Hà Nội.

Góc phố nơi giao giữa phố Paul Bert với đại lộ Francis Garnier (đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay).

Ngã tư phố Paul Bert (Tràng Tiền) và đại lộ Henri Rivìere (Ngô Quyền) với nhà hát Lớn ở phía cuối.

Bờ hồ Hoàn Kiếm nhìn từ đầu phố Paul Bert.

Ngã ba Paul Bert – Boissière (ngày nay là Nguyễn Xí).

Rạp Eden (nay là rạp Công Nhân) trên phố Paul Bert.

Một quý ông người Pháp ngồi trên xe kéo tay.

Ông lão hát xẩm mù trên hè phố. 

Vườn hoa bên hồ Hoàn Kiếm chằng chịt hệ thống hầm hào quân sự. 

Một hầm tránh bom đang được xây dựng gần bến Cầu Cháy (khu vực chân cầu Chương Dương ngày nay).

Một hầm tránh bom đang được hoàn thiện.

Nhân công người Việt, trong đó có cả trẻ em tham gia xây hầm trú ẩn.

Cổng vào ga Đầu Cầu, ngày nay là ga Long Biên.

Trạm biến thế và trạm tàu điện tại ngã năm Bờ Hồ.

Những thùng phuy xăng được vận chuyển trong thành phố bằng xe kéo.

Đường dẫn lên cầu Long Biên.

Bảng thông tin về khoảng cách đường bộ từ Hà Nội đến các địa phương ở miền Bắc đặt tại đầu cầu Long Biên.

Những người phụ nữ từ khu vực ngoại thành vào Hà Nội qua cầu Long Biên.

Toàn cảnh cầu Long Biên, lúc này vẫn còn nguyên vẹn.

Gỗ được tập kết bên bờ sông Hồng, gần cầu Long Biên.

Trạm xăng của hãng Texaco gần cầu Long Biên.

Phía trước một cửa hàng xăng dầu của hãng Standar Vaccuum tại Hà Nội.

Một góc phố Huế.

Tượng đài Thống chế Ferdinand Foch tại vườn hoa Canh Nông (nay là công viên Lê Nin).

Một khu phố mới của Hà Nội.

Quầy vé số trên vỉa hè Hà Nội .

Phố Hàng Khay.

Trụ sở hãng xe hơi Ford ở Hà Nội.

Trẻ em làm nhân viên phục vụ tại một trạm xăng.

Trụ sở ngân hàng Đông Dương ở Hà Nội – nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trụ sở hãng xe hơi Simca (Pháp) ở Hà Nội, ngày nay là vũ trường New Century trên phố Tràng Thi.

Trụ sở công ty thương mại và hàng hải Viễn Đông ở Hà Nội.

Phòng khám bệnh của bác sĩ Phạm Văn Phan.

Phố Hàng Tre.

Hàng xăng dầu của hãng Texaco giữa phố Hàng Tre và Maréchal Pétain (phố Nguyễn Hữu Huân ngày nay).
(Theo Kiến thức / Hanoi Lovers)



-VIEW :HANOI 1920-30s






-VIEW : Hà nội_flickr_500 items



-VIEW : Hà nội (tiếp)_flickr





Một số ảnh màu Việt Nam giai đoạn 1914 -1921 :




Vietnam 1914-17 - Photos from Musee d'Albert Kahn



Ngày nay chúng ta vẫn có thể thấy những hình ảnh khắc họa xã hội xưa, nhưng hầu hết là ảnh đen trắng và rất mở. Tuy nhiên, chúng tôi thấy những bức ảnh in trong "Albert Kahn Le monde en couleurs" đều là ảnh màu, rất đẹp. Xin giới thiệu một số bức ảnh trong sách như sau: 
 


Liền bà Hà Nội 1914







Hoàng Trọng Phu, Tổng đốc Hà Đông 1914







 Cử nhân 1915





 
Quan lại Hà Nội 1915





 Sài Gòn 1915





 


Sài Gòn 1915







 Hải Phòng 1916




 Hà Nội 1921


 


 Hà Nội 1915







 Hà Nội 1915




Albert Kahn (51)

Thuyền trên vịnh Hạ Long, 1916

Albert Kahn (26) 

Vịnh Hạ Long

Albert Kahn (27)

Vịnh Hạ Long

Albert Kahn (61)

Sông Tam Bạc, Hải Phòng

Albert Kahn (4) 

Một ngôi chùa trên đường lên Tam Đảo, tháng 6 năm 1916

Albert Kahn (62)

Bán gạo, 1914-1915 

Albert Kahn (39) 

Quán nước và hàng quà rong 

Albert Kahn (40) 

Quán ăn trên đường quê  

Albert Kahn (34) 

Quay tơ 

Albert Kahn (42) 

Bật bông 

Albert Kahn (23) 

Phường nhạc

Albert Kahn (44) 

Mấy mẹ con người hành khuất mù

Albert Kahn (71)


Lão mù vái khách xin độ nhật
Albert Kahn (72)
     
 Những người phu bố mộ

Albert Kahn (33)  

Cấy lúa

Albert Kahn (45) 

 Cấy lúa 

Albert Kahn (38) 

 Cô bé chăn trâu 



Albert Kahn (32)

Đánh dậm

Albert Kahn (5)

Quan huyện và các chức sắc tập trung tại huyện đường, 1915

Albert Kahn (9)

Quan huyện đọc chiếu vua, 1915

Albert Kahn (21) 

Một ông quan huyện Bắc Kì, 1915
Albert Kahn (15)

Một vị quan địa phương trong triều phục thường, 1916

Albert Kahn (74) 

Một viên đội

Albert Kahn (25)

Ông lý trưởng hút điếu bát

Albert Kahn (57) 

Hai người hút thuốc phiện, 1915 

Albert Kahn (17)

Têm trầu, 1916

Albert Kahn (84) 

Cơi trầu

Albert Kahn (24) 

Trang phục đi hội

Albert Kahn (11)

Các cô gái đóng vai con Tốt trong một ván cờ người, 1920

Albert Kahn (12)

Mấy bé gái Bắc kỳ, 1916

Albert Kahn (10)

Phụ nữ miền Bắc nhuộm răng đen, 1915
  
Albert Kahn (8)

Một bà vãi và hai chú tiểu, khoảng 1916

Albert Kahn (18)

Một bà đồng, 1916

Albert Kahn (65) 

Một bà đồng ở quê

Albert Kahn (64)

Một bà đồng, 1915

Albert Kahn (31) 

Cậu bé với chú gà chọi

Albert Kahn (22)

Một gia đình khá giả 

Albert Kahn (69) 

Một phụ nữ đang nấu ăn

Albert Kahn (29) 

Ăn trầu

Albert Kahn (46) 

Hoa quả và lễ vật

Albert Kahn (37) 





-Việt Nam 120 năm trước trong ảnh của 
Firmin André Salles :


1896 Tonkin. Hanoi - À travers les rues


Le pousse-pousse importé par les Occidentaux à la fin du XIXe siècle ne leur était pas exclusivement réservé. Cependant ces voitures à bras, permettant de se déplacer rapidement, étaient, comme l'a précisé Firmin-André Salles, « chargées de deux ou trois Annamites, là où un Européen ne trouverait place que pour lui ». source: BnF - Trésors photographiques de la Société de géographie


Firmin-André Salles a posé son regard sur des détails pittoresques de la ville commerçante : ces deux femmes installées sur le trottoir, peut-être des vendeuses ambulantes, transportent leurs marchandises dans de grands paniers maintenus en équilibre sur leur épaule à l'aide d'une palanche. source: BnF - Trésors photographiques de la Société de géographie



1986 - Tonkin - Hanoi - Barbier en plein vent_ Les barbiers installés en pleine rue ne limitaient pas leur activité au rasage. Ils pratiquaient également le curage d'oreille, très apprécié de la population. Le nettoyage était réalisé à l'aide d'une tige incurvée de petite taille maniée avec dextérité. Les Français, peu habitués à ces soins en plein air, regardaient ces scènes pittoresques avec curiosité. source: BnF - Trésors photographiques de la Société de géographie



1986 - Tonkin - Hanoi - Barbier en plein vent_Les barbiers installés en pleine rue ne limitaient pas leur activité au rasage. Ils pratiquaient également le curage d'oreille, très apprécié de la population. Le nettoyage était réalisé à l'aide d'une tige incurvée de petite taille maniée avec dextérité. Les Français, peu habitués à ces soins en plein air, regardaient ces scènes pittoresques avec curiosité. source: BnF - Trésors photographiques de la Société de géographie

-VIEW: ảnh Việt Nam (1920-1930):

(ảnh của Charles Peyrin )



những người giúp việc vẽ bản đồ?
dựng lều giữa cánh đồng
xe kéo quan Tây trên phố
đám rước - có lẽ ở Hà Nội
gánh nước thuê
ra chợ
chợ làng
gánh hàng rong và xe thổ mộ
mua bán cá trên biển khi thuyền về
phu chèo thuyền
tát nước vào ruộng
choi trâu
vật trước sân đình
diễu hành duyệt binh bằng xe đạp
 
duyệt binh
 
hồ gươm
cầu Long Biên
gia đình người dân tộc vùng cao Bắc Việt
 viên chức nhỏ vùng cao Bắc Việt
quan Tây và nguoi Thượng
quan Tây và nguoi Thượng
người Thượng
một người Thượng chết, có lẽ do vết thương ở ngực
mang người chết về làng
đầu trâu săn được (dân Thượng)
bắt cá bằng nôm
cầu Thê Húc
chọi trâu
ganh hàng rong
gia đình một quan chức (lieutenant) làm cho Tây
trẻ em thuộc địa và bà đầm thực dân
mẹ con Tây và mẹ con Ta trên bãi biển
quan Tây thăm chợ làng



-VIDEO :La petite Tonkinoise



-Việt Nam năm 1948 trong loạt ảnh của tạp 

chí Life :





Những bức ảnh màu đầu tiên về Hà Nội :

-VIEW :Vietnam 1914-1935 by Léon Busy_flickr Photos.

-VIEW :Vietnam 1914-17 - Photos from Musee d'Albert Kahn

Hồ Gươm, Văn Miếu thuở còn nguyên sơ với những con đường đất hay các cô gái trong chiếc áo yếm hiện lên sống động qua tác phẩm của nhiếp ảnh gia người Pháp Leon Busy.
18.jpg
Nhiếp ảnh gia Leon Busy được Viện Bảo tàng Albert Kahn (Pháp) cử sang Việt Nam chụp lại cuộc sống của người dân Bắc Kỳ từ năm 1914 tới năm 1917. 60 ảnh trong triển lãm này chọn lọc từ 1.500 bức do Leon Busy thực hiện. Đây là một bức ảnh về hồ Gươm.
19.jpg
Qua các bức ảnh, người xem có thể thấy được cảnh sinh hoạt, lao động đời thường hay như cách phân tầng xã hội thời bấy giờ. Ảnh cũng thể hiện đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Hà Nội xưa thấm nhuần Lão giáo, như quan niệm về Đạo Tam phủ hay thờ cúng các linh vật hoặc tư tưởng cấm sát sinh của đạo Phật. Ảnh chụp toàn cảnh Văn Miếu.
hck-7554-1386989515.jpg
Ảnh lăng mộ Hoàng Cao Khải mà ngày nay chỉ còn là phế tích.
5_1386948664.jpg
Bức ảnh về lò giấy ở làng Bưởi. Nghề làm giấy nổi tiếng ở làng Bưởi (làng Yên Thái xưa) nay đã không còn.
4_1386948664.jpg
Có nhiều nhiếp ảnh gia để lại những bức ảnh giá trị về Hà Nội xưa, song những bức ảnh chưa từng công bố này mang đến một điều đặc biệt. Nó là những bức ảnh màu đầu tiên về đất Thăng Long xưa. Leon Busy được đánh giá rất "chịu chơi" vì áp dụng kỹ thuật này trong khi nó mới ra đời năm 1903. Trong ảnh là phố Hàng Thiếc.
16.jpg
Một góc chợ cuối làng ở vùng ven Hà Nội.
2_1386948664.jpg
Phố đèn lồng rực rỡ sắc màu qua góc nhìn của Leon Busy. Một mặt hàng nhưng do nhiều nghệ nhân khác nhau làm giúp người mua thoải mái lựa chọn.
3_1386948664.jpg
Bức ảnh "Móng tay của nhà nho" thể hiện rõ quan niệm thời xưa rằng người có chữ không được làm công việc chân tay.
7_1386948664.jpg
Bên cạnh đó, những bức ảnh màu đầu tiên còn thể hiện rõ phân biệt đẳng cấp xưa. Trong ảnh một người phụ nữ trung lưu đang nấu cơm.
9_1386948664.jpg
Tóc vấn, quần áo đắt tiền, có người đứng hầu phía sau cửa... là hình ảnh về những phụ nữ thuộc tầng lớp khá giả xưa. Trong ảnh ba phụ nữ này đang chơi bài.
8_1386948664.jpg
Leon Busy cũng sắp đặt một số góc cảnh để chụp ảnh. Hai cô gái ngồi bên bể nước vận trang phục cổ truyền là yếm trắng, quần đen, thắt lưng sáng màu, nón ba tầm.
13.jpg
Lão nông ngồi giữa sân phơi thóc thể hiện quan niệm về sự sung túc trong đời sống nông nghiệp thời xưa. Sân phơi thể hiện tham vọng của chủ nhà, sân càng rộng nhà càng nhiều thóc.
14.jpg
Hai thôn nữ vừa đi hái rau muống, họ mặc áo tứ thân, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ. 
17.jpg
Đô vật bái thần làng trước trận đấu (làng Xa La, Hà Đông). Triển lãm ảnh "Hà Nội, sắc màu 1914-1917" diễn ra từ ngày 9/12/2013 đến ngày 4/1/2014. 


























Diễn ra tại 24 Tràng Tiền, triển lãm được tổ chức từ ý tưởng của 2 nhà Việt Nam học nổi tiếng đang sống tại Pháp: Nhà sử học Emmanuel Poisson và nhà dân tộc học Đinh Trọng Hiếu. 60 bức ảnh màu được trưng bày đều được lấy từ kho tư liệu của Bảo tàng Albert Kahn (Paris).
1. Sự thật, trước những tấm ảnh này, người Pháp đã có khá nhiều bức ảnh chụp Việt Nam theo thời gian đổ bộ vào đây. Nhưng, những bức ảnh của Bảo tàng Albert Kahn mang một màu sắc mới, khi thực hiện bằng  kĩ thuật chụp ảnh vốn dĩ vừa ra đời năm 1907.

Cầu Long Biên (đầu thế kỷ XX)
Năm 1909, Albert Kahn, một chủ nhà băng triệu phú - cũng là một nhà hoạt động từ thiện nổi tiếng người Pháp, bắt đầu tiến hành một dự án đầy tham vọng: xây dựng kho tư liệu ảnh màu cho tất cả các dân tộc trên thế giới. Quan điểm của ông khá đơn giản: thời gian sẽ làm xóa mờ hình ảnh của hành tinh chúng ta, và mọi thứ trên bề mặt của trái đất cũng như mọi sinh hoạt, phong tục tập quán, lễ hội…của dân chúng. Hàng loạt dự án chụp ảnh như vậy được Albert tài trợ triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới, để thu về một bộ sưu tập khổng lồ.
Tại Việt Nam, người được giao nhiệm vụ cầm máy là Leon Busy, một trung úy hậu cần của quân đội lê dương. Đi khắp Bắc Kỳ, Leon chụp khoảng 1700 bức ảnh VN trong thời gian 1915- 1920. Đây là lần đầu tiên, số ảnh này được trưng bày tại vùng đất mà Leon từng cầm máy gần 100 năm trước, với 60 bức ảnh được lựa chọn.
"Cái đáng phục nhất ở Albert Kahn là sự say mê và... chịu chơi. Bởi, kĩ thuật rửa ảnh màu hồi đó rất phức tạp, đòi hỏi cần được xử lý ngay bằng công nghệ tiên tiến nhất trước khi gửi về Pháp" - KTS Đoàn Bắc, vốn được dư luận biết tới như một trong những nhà sưu tập ảnh Hà Nội cổ, nhận xét - "Và, chúng ta càng xúc động hơn khi biết Albert  phải chịu cảnh phá sản vào năm 1932 và mất trong đói nghèo, còn bộ sưu tập ảnh thì bị sung công và trở thành cơ sở dữ liệu của Bảo tàng Albert Kahn tại Pháp bây giờ”.

Hồ Hoàn Kiếm (đầu thế kỉ XX)
2. Kĩ thuật cũ, cùng phương pháp xử lý không hiện đại lại mang đến cho bộ ảnh của Leon Busy một sắc màu khó tả. Như nhận xét của KTS Đoàn Bắc, nước ảnh mộc mạc, nhuốm màu thời gian gây cảm giác rất sâu, khiến người xem như đang chứng kiến những khuôn  hình của một bộ phim nhựa truyền thống. Đặc biệt, trong bối cảnh Bắc Kỳ mới bị chiếm đóng vài chục năm, cảnh vật của Hà Nội và các tỉnh phía Bắc còn rất nguyên sơ, đậm chất văn hóa Á Đông mà chưa kịp "Âu hóa" như vài chục năm sau này.
Leon Busy chụp ảnh với góc nhìn khá tinh tế và chuẩn mực. Tất cả những bức ảnh của viên sĩ quan Pháp này cho thấy một Bắc bộ khác đến vô cùng so với cuộc sống bây giờ. Từ cảnh vật quanh Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, cầu Long Biên, phố cổ cho tới những vùng quê thuộc châu thổ sông Hồng, tất cả đều có sự mở rộng tuyệt đối về không gian và nét sinh hoạt đặc thù, theo 2 chủ đề chính được lựa chọn trong triển lãm: "Cuộc sống hàng ngày - các nghề và xã hội" và "Môi trường và những đức tin".
Lăng mộ Hoàng Cao Khải tại Hà Nội, hiện chỉ còn là phế tích.























-VIEW :Việt Nam xưa đẹp trong tranh họa sĩ Pháp_Cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, nhiều họa sĩ Pháp đã tìm tới Việt Nam như một điểm đến khơi nguồn cảm hứng hội họa.









-HÌNH ẢNH XƯA HIẾM QUÝ:


Nơi đây có chứa nhiều hình ảnh thật xưa, có giá trị lịch sử văn hóa Việt Nam.
Một tài liệu quý giá !
(49,373 Photos)


           -Mời vào xem: ẢNH XƯA HIẾM QUÝ_flickr_manhhai








Nếp sống xưa của gia đình trung lưu Hà Nội

3 thế hệ gồm ông bà, vợ chồng con trai và cháu nhỏ sống trong ngôi nhà 2 tầng ở phố cổ Hà Nội với bộ điếu bát, chiếc quạt Calor, được tái hiện tại 87 Mã Mây, quận Hoàn Kiếm.
Ban quản lý phố cổ Hà Nội vừa khai trương "Phòng trưng bày lịch sử" tại 87 Mã Mây, tái hiện cuộc sống một gia đình trung lưu Hà Nội có ba thế hệ vào thế kỷ 19. 
Gia đình gồm ông bà, các con và cháu quây quần tại phòng khách - cảnh sinh hoạt đặc trưng các gia đình ở Hà Nội thời kỳ ấy.
Phía sau phòng khách và giếng trời là phòng ngủ của ông bà. Gia đình được tái hiện gồm có ông và con trai làm nghề giáo học, con dâu là tiểu thương buôn bán ở mặt tiền phố cổ.
Bàn làm việc của ông trong phòng ngủ. Căn phòng có hai mặt thoáng, ban ngày tràn ngập ánh sáng trời khi mở hết các cửa gỗ.
Phòng ngủ của vợ chồng anh con trai trên tầng hai cũng có nhiều cửa thoáng, đầy ắp ánh sáng tự nhiên vào ban ngày.
Phòng thờ trên tầng hai với hoành phi, câu đối, sập gụ... tách biệt với các gian sinh hoạt khác.
Chiếc quạt điện hiệu Calor là một trong những vật dụng hiện đại khi ấy do Pháp sản xuất, có giá trị rất lớn thời kỳ đó.
Ngôi nhà 87 Mã Mây được xây dựng từ năm 1890, là một ngôi nhà ống hai tầng điển hình ở khu phố cổ với khoảng không mở ở giữa để lấy ánh sáng và khí trời. Năm 2004, ngôi nhà được xếp hạng là di tích quốc gia.
Bộ điếu bát, ấm chén uống trà trên bàn tiếp khách riêng của ông. Trước năm 1945, căn nhà 87 Mã Mây ban đầu là nơi sinh hoạt và bán gạo của một gia đình, sau đó một gia đình người Hoa làm nghề bán thuốc Bắc mua lại. Năm 1954, gia đình người Hoa di cư vào Nam và ngôi nhà được nhà nước quản lý từ đó. Sở Nhà đất Hà Nội đã bố trí cho 5 gia đình đến sinh sống.
Ngôi nhà đã được cải tạo năm 1999 với sự hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Toulouse (Pháp) trong dự án “Bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà Nội” và được coi là ngôi nhà mẫu truyền thống trong khu phố cổ Hà Nội.
Đèn dầu, giá nến - những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình Hà Nội thời kỳ điện còn khan hiếm. Trải qua thăng trầm, những ngôi nhà truyền thống trong khu phố cổ Hà Nội đã bị biến đổi nên số lượng còn lại không nhiều, tuy nhiên kết cấu mặt bằng và công năng các nếp nhà vẫn cơ bản được gìn giữ.
Anh Anh - Quý Đoàn





-Bộ sưu tập quí giá khoảng 13 ngàn bức ảnh xưa về VN:
  -Mời vào xem:  ball  Xem ảnh xưa về VN._flickr_manhhai

-PHOTO : -Việt Nam xưa_flickr (2)



-VIEW : ballHình ảnh xưa đặc sắc về Việt Nam _Part # 2 of 2