Hình ảnh tuyệt đẹp về lịch sử trang phục Việt Nam__(part #1 of 2)
Fashion Timeline History of Vietnamese
Clothing (and Ao Dai)
Là một nghệ sĩ có niềm đam mê to lớn dành cho văn hóa Á Đông, đặc biệt là Việt Nam, Nancy Dương đã dùng kỹ thuật số hiện đại để thổi sức sống mới vào các giá trị truyền thống của người Việt.
Nancy Dương chia sẻ, cô rất yêu thích trang phục lịch sử Việt Nam và muốn được quan sát quá trình tiến hóa của chúng qua từng giai đoạn. Với các tác phẩm đồ họa theo dạng timeline, cô đã giúp người xem có một cảm nhận trực quan về sự tiến hóa này qua việc đối chiếu các mẫu trang phục được đặt nối tiếp nhau theo các cột mốc thời gian.
Những hình ảnh được tái hiện dựa trên việc tham khảo các tư liệu lịch sử như tranh, tượng cổ, những bức ảnh thời xưa, thông qua internet và một ấn phẩm có tên “Đi tìm trang phục Việt” của các nhà sản xuất phim.
Nancy Dương cho biết, dù đã cố gắng để tái hiện hình ảnh giống với nguyên mẫu nhất, nhưng cô không dám khẳng định rằng tất cả hoàn toàn chính xác. Trong một số hình vẽ, màu sắc là do tác giả tự lựa chọn theo cảm quan của mình vì các tư liệu gốc không có màu sắc để tham khảo. Do không có hiện vật liên quan, trang phục của một số thời kỳ đã không có mặt.
Dưới đây là một số tác phẩm đã được Nancy Dương giới thiệu:
__________________________________________
1.000 năm trang phục Việt Nam
-VIEW : Áo Dài Việt Nam: Thăng Trầm Theo Vận Nước - Trần Nhật Kim
-VIEW :Áo dài đẹp_flickr
Những bức ảnh đẹp về áo dài VN qua những năm tháng, trước 1975 AO DAI :The Ao Dai is a Vietnamese costume worn mostly by the women inthe country. It is the national costume of Vietnam and is adorned by women on every special traditional and formal accession. It is a tight outfit made of complete silk material. It represent the Vietnamese feminine beauty in a great way and is an important part of Vietnamese culture. The word ‘Ao’ represents the upper part of the outfit where Dai means ‘long’
-VIDEO :Dáng Em Lụa Là - Collection of Áo Dài_(Paris by Night ).
-VIEW :Áo dài đẹp_flickr
Những bức ảnh đẹp về áo dài VN qua những năm tháng, trước 1975
-VIDEO :Dáng Em Lụa Là - Collection of Áo Dài_(Paris by Night ).
Mốc thời gian thời trang y phục phụ nữ Việt Nam :
Các kiểu thời trang phụ nữ Đời Nhà Lê (từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18) :
Các kiểu tóc và mũ trong lịch sử Việt Nam :
Một số hình ảnh tài liệu mà Nancy Dương đã tham khảo để thực hiện các hình vẽ “1000 năm trang phục VN” :
Các kiểu tóc và mũ trong lịch sử Việt Nam :
-VIDEO : Cô Gái Việt _Nhạc & Lời: HÙNG LÂN
School Girls Featuring the Trung Sisters
March 03, 1960_Two young girls riding on elephants, portraying the historic Trung Sisters of Vietnam, during the parade in Saigon for Vietnam Women's Day. Girls and all others are unidentified.
-VIEW :Ơi Em, Bắt Hồn Tôi Về Đâu…- Lê Văn Nghiã
Hình Xưa : Ngày Phụ Nữ 3/03/1960 tại Sài Gòn - Vietnam Women's Day:
Ngày Phụ Nữ 3/03/1960 tại Sài Gòn
Saigon 1960 - Nữ sinh Trưng Vương diễn hành trong ngày Phụ Nữ
Xe hoa trường Nữ Trung Học Trưng Vương
Xe hoa trường Nữ Trung Học Gia Long
Nữ sinh Gia Long diễn hành trong ngày Phụ Nữ
Hai nữ sinh Trưng Vương cưỡi voi diễn hành trong ngày lễ Hai Bà Trưng
tại Sài Gòn
School Girls Featuring the Trung Sisters
March 03, 1960_Two young girls riding on elephants, portraying the historic Trung Sisters of Vietnam, during the parade in Saigon for Vietnam Women's Day. Girls and all others are unidentified.
-VIEW :Ơi Em, Bắt Hồn Tôi Về Đâu…- Lê Văn Nghiã
Hình Xưa : Ngày Phụ Nữ 3/03/1960 tại Sài Gòn - Vietnam Women's Day:
Saigon 1960 - Nữ sinh Trưng Vương diễn hành trong ngày Phụ Nữ
Xe hoa trường Nữ Trung Học Trưng Vương
Xe hoa trường Nữ Trung Học Gia Long
Nữ sinh Gia Long diễn hành trong ngày Phụ Nữ
Hai nữ sinh Trưng Vương cưỡi voi diễn hành trong ngày lễ Hai Bà Trưng
-VIDEO :1973 MAR.10 _Ngày lễ Hai Bà Trưng tại SAIGON~***~Ngày Phụ Nữ Việt Nam.
Ngày lễ Hai Bà Trưng được tổ chức mỗi năm vào ngày 6 tháng 2 Âm Lịch tại Sài Gòn. Hằng năm thành phố chọn ra một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng trong buổi diễn hành
-Lễ hội Áo dài Festival Huế 2012:
-VIDEO : Lễ hội Áo dài Festival Huế 2012
-VIDEO :Dáng Em Lụa Là - Collection of Áo Dài
Những tà "áo dài " của ngừơi con gái Việt Nam.
-VIDEO : Liên Khúc Tà Áo Việt Nam _
Artists: Hạ Vy - Diễm Liên - Mỹ Linh - Tú Uyên_
Gia Huy - Huy Vũ - Kevin Khoa - Minh Chánh.
Gia Huy - Huy Vũ - Kevin Khoa - Minh Chánh.
SAIGON, November 27, 1972_Ao Dai Beauty Queen Pageant _Sai
Thi Hoa Hậu Áo Dài giúp quỹ xây cất Bệnh Viện Vì Dân
ÁO DÀI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ:
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ (của tác giả Thùy Mai và Dung Nguyen design, bổ sung thêm tư liệu và hình ảnh sưu tầm)
Khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền thống của người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, thật vậy, trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của người Việt.
Áo dài Việt Nam - những chặng đường lịch sử.
Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng và hiện vật Đông Sơn cách ngày nay hằng nghìn năm (2879.BC-258.BC):
Trang phục Việt cổ thể hiện trên kiếm đồng Đông Sơn.
Truyền thuyết kể lại rằng khi cưỡi voi xông trận, Hai Bà Trưng (40-43.AD) đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Do tôn kính hai bà, phụ nữ Việt xưa tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân.
Theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ. Giống như một quy luật, trang phục cũng đi liền với diễn biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt Nam.
Áo dài tứ thân.
Trong sách "Relation de la Nouvelle Mission des Péres de la Compagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine", xuất bản tại Lille năm 1631, giáo sĩ Borri đã tả rõ về cách ăn mặc của người Việt ở đầu thế kỷ 17: "Người ta mặc năm sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu... Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông đẹp mắt…”
Có lẽ giáo sĩ Borri đã hiểu lầm về số lớp áo được người Việt xưa mặc mỗi khi ra ngoài. Thật ra mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng mà giáo sĩ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi là quầy bơi chèo, mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bên ngoài áo dài. Xiêm này có ba hoặc bốn lớp dải lụa may chồng lên nhau. Lớp dải trong cùng dài nhất, rồi các lớp bên ngoài ngắn dần. Bức tượng Ngọc Nữ tạc từ thế kỷ 17 ở chùa Dâu, Bắc Ninh, là minh chứng rõ nhất cho cả áo dài, các giải cánh sen, lẫn cách vấn khăn mà giáo sĩ Borri đã mục diện từ bốn thế kỷ trước đây.
Tượng Ngọc Nữ (thế kỷ 17)
Năm 1819, cách ăn mặc của người dân vẫn giống như giáo sĩ Borri đã thấy ở Thuận Quảng từ hơn hai thế kỷ trước đó với quần lụa đen và áo may sát người dài đến mắt cá chân.
Cho đến đầu thế kỷ 20, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân, hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay vì các loại vải ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chít eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80cm. Cổ áo chỉ cao khoảng 2 - 3cm.
Riêng ở miền Bắc khoảng năm 1910 - 1920, phụ nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ 3cm bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo như thế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn và cũng để diện chuỗi hột trang sức nhiều vòng.
Phần nhiều áo dài ngày xưa đều may kép, tức là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồ hôi, vì thế được may đơn bằng vải mầu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt. Một áo kép mặc kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba. Quần may rộng vừa phải, với đũng thấp. Thuở đó, phần đông phụ nữ từNam ra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng. Đặc biệt là giới thượng lưu ở Huế hay mặc loại quần chít ba, nghĩa là dọc hai bên mép ngoài quần được may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm.
Trong các thập niên 1930 và 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, thường được mặc với quần trắng hoặc đen.
Những cách tân đầu tiên
Một vài nhà tạo mẫu áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, nhưng gần như họ chỉ bỏ được phần nối giữa sống áo, vì vải phương Tây dệt được khổ rộng hơn. Tay áo vẫn may nối. Nổi nhất lúc ấy là nhà may Cát Tường ở phố Hàng Da, Hà Nội. Năm 1939 nhà tạo mẫu này tung ra một kiểu áo dài được ông Âu hóa. Áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dưới. Nhưng cổ áo khoét hình trái tim. Có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ. Vai áo may bồng, tay nối ở vai. Khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại đến khoảng năm 1943.
Thiếu nữ Hà Nội xưa với áo dài Lemur
Đến khoảng năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may có eo. Các thợ may lúc đó đã khôn khéo cắt áo lượn theo thân người. Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, để áo ôm theo thân dáng mà không cần chít eo. Vạt áo cắt hẹp hơn. Thân áo trong được cắt ngắn dần từ giai đoạn này. Cổ áo bắt đầu cao lên, trong khi gấu được hạ thấp xuống.
Áo dài được thay đổi nhiều nhất trong thập kỷ 60, áo dài bắt đầu được may chít eo, eo áo cắt cao lên. Gấu áo lúc này cắt thẳng ngang và may dài gần đến mắt cá chân. Nhiều người sau đó còn may áo dài với cổ khoét tròn. Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể. Cổ áo thấp xuống còn 3cm. Tay áo cũng được may rộng ra. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, vai áo dài bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn, nhăn ít, mà lại đỡ tốn vải. Tay áo được nối với thân từ chéo vai. Quần may rất dài với gấu rộng đến 60cm và nhiều khi được lót hai ba lớp. Đến những năm 90, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn và bắt đầu được bạn bè Quốc Tế nghĩ tới như là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
(tổng hợp từ bài viết của tác giả Thùy Mai và Dung Nguyen design, bổ sung thêm tư liệu và hình ảnh sưu tầm)
Hình xưa : Vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam thời xưa.Vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam thời xưa.
Kín đáo, đoan trang là những từ miêu tả rõ nét nhất vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam thời xưa.
Vẻ đẹp của người con gái Tràng An xưa với hàm răng nhuộm đen, với đôi guốc mộc, tà áo tứ thân kín đáo hay dải yếm đào trễ... đã trở thành những giá trị bất biến trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Chẳng thế mà bao chàng trai rời Hà Nội đi xa không khi nào vơi nỗi nhớ về một "dáng ngọc" nơi quê nhà.
Cùng ngược dòng thời gian trở về những năm đầu thế kỷ XX để tìm lại vẻ đẹp của thiếu nữ Việt Nam qua những tấm ảnh hiếm hoi còn lại:
Hình ảnh thiếu nữ Hà Nội đội nón quai thao. Thời xưa, chiếc nón quai thao là một trong những vật trang sức vừa có ý nghĩa che nắng, che mưa, vừa góp phần tôn vinh vẻ đẹp của quý bà, quý cô trong cuộc sống...
Hình ảnh phụ nữ Việt xưa thướt tha trong tà áo dài truyền thống...
Bức ảnh chụp "Tứ đại mỹ nhân" nức danh Hà Nội một thời, cô Síu Cột Cờ, cô Phượng Hàng Ngang, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy. Vào thập niên 30 của thế kỷ XX, đó là những thiếu nữ có nhan sắc và nổi tiếng đến nỗi từng làm mê đắm biết bao trái tim của các quý ông học hàm, học vị cao, công tử hào hoa, văn nhân - ký giả đa tình.
... hay khoe vẻ thắt đáy lưng ong ý nhị, kín đáo qua chiếc áo yếm xưa.
Thời xưa, người ta tôn thờ vẻ đẹp thắt đáy lưng ong ở phái yếu. Một số quan điểm cho rằng, chiếc yếm được ra đời là nhằm tôn vẻ đẹp lưng, eo của người phụ nữ.
Được thiết kế là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, yếm đào dùng để che ngực. Trong ảnh là thiếu nữ khoe vẻ kiêu sa với trang phục yếm đào.
Áo yếm được cho là ra đời từ thời Lý (thế kỷ XII). Nếu người lao động đồng ruộng mặc yếm màu nâu bằng vải thô thì con gái nhà gia giáo thích kết thân với những chiếc yếm nhiều màu trang nhã và kín đáo.
Ảnh chụp thiếu nữ Hà Thành nhuộm răng đen năm 1915. Hàm răng đen nhánh là thước đo vẻ đẹp của người phụ nữ Việt một thời.
Hình ảnh một phụ nữ Hà Nội xưa đang ngồi trang điểm. Ảnh chụp vào năm 1914 - 1915. Người phụ nữ Hà Nội xưa trang điểm rất nhẹ nhàng, có dùng son nhưng rất nhẹ, làn môi chỉ hơi hồng hồng một chút tạo vẻ cuốn hút. Nếu có chải lông mày, các cô, các chị chỉ tô thêm nét cho đậm đôi chút.
Bức ảnh ghi lại hình ảnh cô gái ngồi têm trầu, chụp năm 1916.
Thiếu nữ Hà Thành bên những luống hoa ở làng hoa Ngọc Hà.
Gánh hàng hoa trên vai những thiếu nữ và em nhỏ ngày ấy.
Một trong số những kiểu "ăn chơi" của các thiếu nữ Hà Thành xưa: bàn đèn thuốc phiện .
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ (của tác giả Thùy Mai và Dung Nguyen design, bổ sung thêm tư liệu và hình ảnh sưu tầm)
Khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền thống của người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, thật vậy, trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của người Việt.
Áo dài Việt Nam - những chặng đường lịch sử.
Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng và hiện vật Đông Sơn cách ngày nay hằng nghìn năm (2879.BC-258.BC):
Trang phục Việt cổ thể hiện trên kiếm đồng Đông Sơn.
Truyền thuyết kể lại rằng khi cưỡi voi xông trận, Hai Bà Trưng (40-43.AD) đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Do tôn kính hai bà, phụ nữ Việt xưa tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân.
Theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ. Giống như một quy luật, trang phục cũng đi liền với diễn biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt Nam.
Áo dài tứ thân.
Trong sách "Relation de la Nouvelle Mission des Péres de la Compagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine", xuất bản tại Lille năm 1631, giáo sĩ Borri đã tả rõ về cách ăn mặc của người Việt ở đầu thế kỷ 17: "Người ta mặc năm sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu... Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông đẹp mắt…”
Có lẽ giáo sĩ Borri đã hiểu lầm về số lớp áo được người Việt xưa mặc mỗi khi ra ngoài. Thật ra mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng mà giáo sĩ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi là quầy bơi chèo, mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bên ngoài áo dài. Xiêm này có ba hoặc bốn lớp dải lụa may chồng lên nhau. Lớp dải trong cùng dài nhất, rồi các lớp bên ngoài ngắn dần. Bức tượng Ngọc Nữ tạc từ thế kỷ 17 ở chùa Dâu, Bắc Ninh, là minh chứng rõ nhất cho cả áo dài, các giải cánh sen, lẫn cách vấn khăn mà giáo sĩ Borri đã mục diện từ bốn thế kỷ trước đây.
Tượng Ngọc Nữ (thế kỷ 17)
Năm 1819, cách ăn mặc của người dân vẫn giống như giáo sĩ Borri đã thấy ở Thuận Quảng từ hơn hai thế kỷ trước đó với quần lụa đen và áo may sát người dài đến mắt cá chân.
Cho đến đầu thế kỷ 20, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân, hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay vì các loại vải ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chít eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80cm. Cổ áo chỉ cao khoảng 2 - 3cm.
Riêng ở miền Bắc khoảng năm 1910 - 1920, phụ nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ 3cm bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo như thế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn và cũng để diện chuỗi hột trang sức nhiều vòng.
Phần nhiều áo dài ngày xưa đều may kép, tức là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồ hôi, vì thế được may đơn bằng vải mầu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt. Một áo kép mặc kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba. Quần may rộng vừa phải, với đũng thấp. Thuở đó, phần đông phụ nữ từNam ra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng. Đặc biệt là giới thượng lưu ở Huế hay mặc loại quần chít ba, nghĩa là dọc hai bên mép ngoài quần được may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm.
Trong các thập niên 1930 và 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, thường được mặc với quần trắng hoặc đen.
Những cách tân đầu tiên
Một vài nhà tạo mẫu áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, nhưng gần như họ chỉ bỏ được phần nối giữa sống áo, vì vải phương Tây dệt được khổ rộng hơn. Tay áo vẫn may nối. Nổi nhất lúc ấy là nhà may Cát Tường ở phố Hàng Da, Hà Nội. Năm 1939 nhà tạo mẫu này tung ra một kiểu áo dài được ông Âu hóa. Áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dưới. Nhưng cổ áo khoét hình trái tim. Có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ. Vai áo may bồng, tay nối ở vai. Khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại đến khoảng năm 1943.
Thiếu nữ Hà Nội xưa với áo dài Lemur
Đến khoảng năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may có eo. Các thợ may lúc đó đã khôn khéo cắt áo lượn theo thân người. Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, để áo ôm theo thân dáng mà không cần chít eo. Vạt áo cắt hẹp hơn. Thân áo trong được cắt ngắn dần từ giai đoạn này. Cổ áo bắt đầu cao lên, trong khi gấu được hạ thấp xuống.
Áo dài được thay đổi nhiều nhất trong thập kỷ 60, áo dài bắt đầu được may chít eo, eo áo cắt cao lên. Gấu áo lúc này cắt thẳng ngang và may dài gần đến mắt cá chân. Nhiều người sau đó còn may áo dài với cổ khoét tròn. Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể. Cổ áo thấp xuống còn 3cm. Tay áo cũng được may rộng ra. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, vai áo dài bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn, nhăn ít, mà lại đỡ tốn vải. Tay áo được nối với thân từ chéo vai. Quần may rất dài với gấu rộng đến 60cm và nhiều khi được lót hai ba lớp. Đến những năm 90, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn và bắt đầu được bạn bè Quốc Tế nghĩ tới như là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
(tổng hợp từ bài viết của tác giả Thùy Mai và Dung Nguyen design, bổ sung thêm tư liệu và hình ảnh sưu tầm)
Hình xưa : Vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam thời xưa.Vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam thời xưa.
Kín đáo, đoan trang là những từ miêu tả rõ nét nhất vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam thời xưa.
Vẻ đẹp của người con gái Tràng An xưa với hàm răng nhuộm đen, với đôi guốc mộc, tà áo tứ thân kín đáo hay dải yếm đào trễ... đã trở thành những giá trị bất biến trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Chẳng thế mà bao chàng trai rời Hà Nội đi xa không khi nào vơi nỗi nhớ về một "dáng ngọc" nơi quê nhà.
Cùng ngược dòng thời gian trở về những năm đầu thế kỷ XX để tìm lại vẻ đẹp của thiếu nữ Việt Nam qua những tấm ảnh hiếm hoi còn lại:
Hình ảnh thiếu nữ Hà Nội đội nón quai thao. Thời xưa, chiếc nón quai thao là một trong những vật trang sức vừa có ý nghĩa che nắng, che mưa, vừa góp phần tôn vinh vẻ đẹp của quý bà, quý cô trong cuộc sống...
Hình ảnh phụ nữ Việt xưa thướt tha trong tà áo dài truyền thống...
Bức ảnh chụp "Tứ đại mỹ nhân" nức danh Hà Nội một thời, cô Síu Cột Cờ, cô Phượng Hàng Ngang, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy. Vào thập niên 30 của thế kỷ XX, đó là những thiếu nữ có nhan sắc và nổi tiếng đến nỗi từng làm mê đắm biết bao trái tim của các quý ông học hàm, học vị cao, công tử hào hoa, văn nhân - ký giả đa tình.
... hay khoe vẻ thắt đáy lưng ong ý nhị, kín đáo qua chiếc áo yếm xưa.
Thời xưa, người ta tôn thờ vẻ đẹp thắt đáy lưng ong ở phái yếu. Một số quan điểm cho rằng, chiếc yếm được ra đời là nhằm tôn vẻ đẹp lưng, eo của người phụ nữ.
Được thiết kế là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, yếm đào dùng để che ngực. Trong ảnh là thiếu nữ khoe vẻ kiêu sa với trang phục yếm đào.
Áo yếm được cho là ra đời từ thời Lý (thế kỷ XII). Nếu người lao động đồng ruộng mặc yếm màu nâu bằng vải thô thì con gái nhà gia giáo thích kết thân với những chiếc yếm nhiều màu trang nhã và kín đáo.
Ảnh chụp thiếu nữ Hà Thành nhuộm răng đen năm 1915. Hàm răng đen nhánh là thước đo vẻ đẹp của người phụ nữ Việt một thời.
Hình ảnh một phụ nữ Hà Nội xưa đang ngồi trang điểm. Ảnh chụp vào năm 1914 - 1915. Người phụ nữ Hà Nội xưa trang điểm rất nhẹ nhàng, có dùng son nhưng rất nhẹ, làn môi chỉ hơi hồng hồng một chút tạo vẻ cuốn hút. Nếu có chải lông mày, các cô, các chị chỉ tô thêm nét cho đậm đôi chút.
Bức ảnh ghi lại hình ảnh cô gái ngồi têm trầu, chụp năm 1916.
Thiếu nữ Hà Thành bên những luống hoa ở làng hoa Ngọc Hà.
Gánh hàng hoa trên vai những thiếu nữ và em nhỏ ngày ấy.
Một trong số những kiểu "ăn chơi" của các thiếu nữ Hà Thành xưa: bàn đèn thuốc phiện .
Áo dài truyền thống
Trong cuốn sách “Kể chuyện chín mùa, mười ba vua triều Nguyễn” của ông Tôn Thất Bình có ghi, “Chiếc áo dài ngoài vẻ đẹp văn hoá còn có một ý nghĩa đạo lý. Hai tà áo (hai vạt) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu. Cái yếm che trước ngực nằm giữa những chiếc áo ngoài tượng trưng cho hình ảnh mẹ ôm ấp con vào lòng. Năm khuy cài nằm cân xứng trên năm vị trí cố định, giữ cho chiếc áo ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người là: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.” Vì thế chiếc áo dài gói gọn giá trị tinh thần và văn hoá quốc hồn, quốc tuý, dù có cách tân thế nào cũng vẫn phải giữ nét đẹp truyền thống của nó.
Phục lục : Một vài hình ảnh áo dài Việt Nam xưa và nay:
-Thuận Việt giới thiệu bộ sưu tập áo dài tại New York.(May 23-2015)Chuyên đề đặc biệt của Châu Á: Big Cat với sự góp mặt của 8 quốc gia châu Á gồm: Bhutan, Trung Quốc, Indonesia, Iran, Nhật, Hàn Quốc, Mông Cổ và Việt Nam với nhiều hoạt động nghệ thuật khác nhau sẽ diễn ra ngày 23-5-2015 tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ (American Museum of Natural History - AMNH_Central Park West at 79th Street New York, NY 10024-5192).
Celebrate Culture!
Spotlight Asia: Big Cats
May 23, 2015
http://www.amnh.org/learn-teach/adults/celebrate-culture/spotlight-asia-big-cats
Celebrate Culture!
Spotlight Asia: Big Cats
May 23, 2015
http://www.amnh.org/learn-teach/adults/celebrate-culture/spotlight-asia-big-cats
-Hai bộ sưu tập ‘Ngũ hổ’ và ‘Sắc hoa Việt’ sẽ được nhà thiết kế đem tới ‘Chuyên đề đặc biệt về châu Á: Big Cat’.
Á hậu Hoàng My, Á hậu Trương Thị May, Miss Ngôi Sao Hye Trần dịu dàng trong những mẫu áo dài xưa do nhà thiết kế Thuận Việt sáng tạo. Là đại diện Việt Nam tham dự chương trình “Chuyên đề đặc biệt về châu Á: Big Cat” được tổ chức tại New York, Thuận Việt sẽ giới thiệu hai bộ sưu tập áo dài mang tên “Ngũ hổ” và “Sắc hoa Việt“.
Bộ sưu tập “Ngũ hổ” được thiết kế với phom dáng rộng của áo dài miền Bắc xưa, sử dụng những họa tiết truyền thống cùng hình ảnh con hổ trong các tranh dân gian. Ngũ hổ tượng trưng cho 5 mệnh Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ, tạo thành sự điều hòa trong sức mạnh vũ trụ, đem lại may mắn, sung túc…
Còn bộ sưu tập “Sắc hoa Việt“ được thiết kế với phom áo dài hiện đại trên nền vải voan, kết hợp họa tiết hoa thêu tay cùng những bông hoa kết từ đá pha lê.
“Chuyên đề đặc biệt về châu Á: Big Cat” là hoạt động đặc biệt nhằm nâng cao sự hiểu biết về hình ảnh nhóm động vật này và tuyên truyền việc bảo tồn các loài động vật hoang dã bằng hoạt động văn hóa nghệ thuật (thuật ngữ “mèo lớn” được sử dụng để chỉ năm thành viên của chi Panthera: hổ, sư tử, báo, báo đốm và báo tuyết). Chương trình được thực hiện bởi Hội đồng nghệ thuật thành phố New York cùng sự hỗ trợ của thống đốc bang New York Andrew Cuomo.
Chuyên đề có sự đóng góp hoạt động nghệ thuật của 8 quốc gia châu Á, gồm Bhutan, Trung Quốc, Indonesia, Iran, Nhật, Hàn Quốc, Mông Cổ và Việt Nam. Chương trình được tổ chức từ 12h đến 17h ngày 23/5 tại bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ (American Museum of Natural History) – một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới, nằm ở phía Tây thành phố Manhattan, New York.
Bộ ảnh được thực hiện với sự hỗ trợ của stylist Vô Thường. Photo: Mực Tàu. Make-up: Sang Nguyễn, Phước Lợi, Trí Trần. Làm tóc: Crazy Nhóc, Bito.
*****
-Áo dài Thuận Việt tỏa sáng tại New York
Bộ sưu tập gây ấn tượng với bạn bè quốc tế bởi tính nghệ thuật và thông điệp bảo tồn động vật hoang dã đầy tinh tế.
Nhà thiết kế Thuận Việt đã ghi dấu ấn với khán giả Mỹ khi lần đầu tiên ra mắt bộ sưu tập mới mang tên “Ngũ hổ” trong “Chuyên đề đặc biệt về châu Á: Big Cat” ngày 23/5 vừa qua, tại bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ (American Museum of Natural History) – một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới, nằm ở phía Tây thành phố Manhattan, New York.
Thuận Việt cũng là nhà thiết kế duy nhất trong 8 nhóm nghệ sĩ Bhutan, Trung Quốc, Indonesia, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ và Việt Nam tham gia chuyên đề đặc biệt này.
Bộ sưu tập “Ngũ hổ” được thiết kế với phom dáng rộng của áo dài miền Bắc xưa, sử dụng những họa tiết truyền thống cùng hình ảnh con hổ trong các tranh dân gian. Ngũ hổ tượng trưng cho 5 mệnh Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ, tạo thành sự điều hòa trong sức mạnh vũ trụ, đem lại may mắn, sung túc…
Loạt thiết kế được đánh giá cao bởi hội tụ đủ các yếu tố: tính mỹ thuật, tính dân tộc và tuyên truyền việc bảo tồn các loài động vật hoang dã thuộc nhóm “Big Cat” một cách tinh tế. “Tôi cảm thấy rất hạnh phúc và phấn khởi vì thời trang áo dài đã tạo dấu ấn đẹp trên đất Mỹ. Những khán giả Mỹ khi xem chương trình đã phải thốt lên ‘Áo dài Việt Nam đẹp tuyệt vời'”, Ông Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa Giáo dục Việt Nam (IVCE) tại Mỹ, cho biết.
Nhà thiết kế Thuận Việt.
Bộ ảnh được thực hiện với sự hỗ trợ của photo Paul Viet Do. Make-up: Phước Lợi. Model: Nhóm người mẫu Viện Giáo dục và Văn hoá Việt Nam tại Mỹ (The Institute for Vietnamese Culture & Education – IVCE): Jessica Truong, Vivi Tran, An Vo, Quynh Do, BiBi Tran, Ngoc Le, Simone Nguyen, Vi Nguyen.
*****
Áo dài Thuận Việt gây ấn tượng với khán giả New York
Các thiết kế kết hợp được tính mỹ thuật, dân tộc và tuyên truyền việc bảo tồn các loài động vật hoang dã một cách tinh tế.
Nhà thiết kế Thuận Việt đã ghi dấu ấn với khán giả Mỹ khi lần đầu tiên ra mắt bộ sưu tập mới mang tên “Ngũ hổ” trong “Chuyên đề đặc biệt về châu Á: Big Cat” ngày 23/5 vừa qua, tại bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ (American Museum of Natural History) – một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới, nằm ở phía Tây thành phố Manhattan, New York.
Thuận Việt cũng là nhà thiết kế duy nhất trong 8 nhóm nghệ sĩ Bhutan, Trung Quốc, Indonesia, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ và Việt Nam tham gia chuyên đề đặc biệt này.
Đồng hành cùng nam thiết kế trong chương trình là chuyên gia trang điểm Phước Lợi và những người mẫu thuộc Viện Giáo dục và Văn hoá Việt Nam tại Mỹ (The Institute for Vietnamese Culture & Education – IVCE).
Bộ sưu tập “Ngũ hổ” được thiết kế với phom dáng rộng của áo dài miền Bắc xưa, sử dụng những họa tiết truyền thống cùng hình ảnh con hổ trong các tranh dân gian. Ngũ hổ tượng trưng cho 5 mệnh Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ, tạo thành sự điều hòa trong sức mạnh vũ trụ, đem lại may mắn, sung túc…
Bộ sưu tập thứ hai cũng ra mắt trong chương trình là “Sắc hoa Việt“, được thiết kế với phom áo dài hiện đại trên nền vải voan, kết hợp họa tiết hoa thêu tay cùng những bông hoa kết từ đá pha lê.
Loạt thiết kế được đánh giá cao bởi hội tụ đủ các yếu tố: tính mỹ thuật, tính dân tộc và tuyên truyền việc bảo tồn các loài động vật hoang dã thuộc nhóm “Big Cat” một cách tinh tế.
Nhà thiết kế Thuận Việt rạng rỡ ra chào khán giả sau khi show diễn kết thúc.
-Áo dài Thái Tuấn :
Nối tiếp câu chuyện Không gian và sự sống ra mắt vào dịp 8/3 bắt đầu bằng sự hình thành của vũ trụ, Thái Tuấn tiếp tục trình làng BST mới – câu chuyện khai sinh sự sống với cảm hứng chủ đạo được lấy từ thiên nhiên sinh động. Những gam màu thiên nhiên sống động được trình bày ấn tượng trên tà áo bồng bềnh là sự kết hợp đầy thú vị của sức sáng tạo và tính mỹ thuật.
Hoa tiết to được cắt may cách điệu ở phần eo cùng màu sắc trẻ trung đã thực sự làm bừng sáng phần thân áo, mang đến vẻ đẹp hiện đại và phá cách.
Tà áo rộng đặc trưng đã thành lợi thế cho chiếc áo dài khi muốn truyền tải trọn vẹn vẻ đẹp kiêu sa của cỏ, cây, hoa, lá.
Tinh thần của bộ sưu tập được tái hiện sống động và chân thực thông qua công nghệ in digital hiện đại.
Hoa văn được nhấn nhá một cách khéo léo và tinh tế trong những gam màu trẻ trung giúp cho chiếc áo dài trở nên cuốn hút mà không cần phải cầu kỳ trong cách cắt may
Bên cạnh đó, chất liệu vải voan silk mềm mại và thoáng mát sẽ giúp phái đẹp thoải mái trong những bộ cánh tôn dáng mà không ngại tiết trời nhiệt đới.
Thái Tuấn hy vọng bộ sưu tập Sự sống sẽ giúp chị em phụ nữ thêm phần duyên dáng và rạng rỡ trong những bộ cánh lấy cảm hứng từ thiên nhiên.
Áo dài lụa Thái Tuấn
-VIEW :Dáng Lụa - Thái Tuấn
Với Bộ sưu tập mới cao cấp, đột phá, lần đầu tiên được thiết kế trên công nghệ in hiện đại – Digital, đặc biệt được giới thiệu trong chương trình Paris By Night 106.
Trúc và Sen là hai hoa văn được thiết kế, sắp xếp theo bố cục mới trên từng chiếc áo dài. Lấy cảm hứng theo từng dòng thời gian trong ngày: Sáng – Trưa – Chiều – Tối, mỗi bộ trang phục là một cách thể hiện với những cảm xúc khác nhau, mang lại nét độc đáo cho cả Bộ sưu tập.
Á hậu Hoàng My, Á hậu Trương Thị May, Miss Ngôi Sao Hye Trần dịu dàng trong những mẫu áo dài xưa do nhà thiết kế Thuận Việt sáng tạo. Là đại diện Việt Nam tham dự chương trình “Chuyên đề đặc biệt về châu Á: Big Cat” được tổ chức tại New York, Thuận Việt sẽ giới thiệu hai bộ sưu tập áo dài mang tên “Ngũ hổ” và “Sắc hoa Việt“.
Bộ sưu tập “Ngũ hổ” được thiết kế với phom dáng rộng của áo dài miền Bắc xưa, sử dụng những họa tiết truyền thống cùng hình ảnh con hổ trong các tranh dân gian. Ngũ hổ tượng trưng cho 5 mệnh Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ, tạo thành sự điều hòa trong sức mạnh vũ trụ, đem lại may mắn, sung túc…
Còn bộ sưu tập “Sắc hoa Việt“ được thiết kế với phom áo dài hiện đại trên nền vải voan, kết hợp họa tiết hoa thêu tay cùng những bông hoa kết từ đá pha lê.
“Chuyên đề đặc biệt về châu Á: Big Cat” là hoạt động đặc biệt nhằm nâng cao sự hiểu biết về hình ảnh nhóm động vật này và tuyên truyền việc bảo tồn các loài động vật hoang dã bằng hoạt động văn hóa nghệ thuật (thuật ngữ “mèo lớn” được sử dụng để chỉ năm thành viên của chi Panthera: hổ, sư tử, báo, báo đốm và báo tuyết). Chương trình được thực hiện bởi Hội đồng nghệ thuật thành phố New York cùng sự hỗ trợ của thống đốc bang New York Andrew Cuomo.
Chuyên đề có sự đóng góp hoạt động nghệ thuật của 8 quốc gia châu Á, gồm Bhutan, Trung Quốc, Indonesia, Iran, Nhật, Hàn Quốc, Mông Cổ và Việt Nam. Chương trình được tổ chức từ 12h đến 17h ngày 23/5 tại bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ (American Museum of Natural History) – một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới, nằm ở phía Tây thành phố Manhattan, New York.
Bộ ảnh được thực hiện với sự hỗ trợ của stylist Vô Thường. Photo: Mực Tàu. Make-up: Sang Nguyễn, Phước Lợi, Trí Trần. Làm tóc: Crazy Nhóc, Bito.
*****
-Áo dài Thuận Việt tỏa sáng tại New York
Bộ sưu tập gây ấn tượng với bạn bè quốc tế bởi tính nghệ thuật và thông điệp bảo tồn động vật hoang dã đầy tinh tế.
Nhà thiết kế Thuận Việt đã ghi dấu ấn với khán giả Mỹ khi lần đầu tiên ra mắt bộ sưu tập mới mang tên “Ngũ hổ” trong “Chuyên đề đặc biệt về châu Á: Big Cat” ngày 23/5 vừa qua, tại bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ (American Museum of Natural History) – một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới, nằm ở phía Tây thành phố Manhattan, New York.
Thuận Việt cũng là nhà thiết kế duy nhất trong 8 nhóm nghệ sĩ Bhutan, Trung Quốc, Indonesia, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ và Việt Nam tham gia chuyên đề đặc biệt này.
Bộ sưu tập “Ngũ hổ” được thiết kế với phom dáng rộng của áo dài miền Bắc xưa, sử dụng những họa tiết truyền thống cùng hình ảnh con hổ trong các tranh dân gian. Ngũ hổ tượng trưng cho 5 mệnh Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ, tạo thành sự điều hòa trong sức mạnh vũ trụ, đem lại may mắn, sung túc…
Loạt thiết kế được đánh giá cao bởi hội tụ đủ các yếu tố: tính mỹ thuật, tính dân tộc và tuyên truyền việc bảo tồn các loài động vật hoang dã thuộc nhóm “Big Cat” một cách tinh tế. “Tôi cảm thấy rất hạnh phúc và phấn khởi vì thời trang áo dài đã tạo dấu ấn đẹp trên đất Mỹ. Những khán giả Mỹ khi xem chương trình đã phải thốt lên ‘Áo dài Việt Nam đẹp tuyệt vời'”, Ông Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa Giáo dục Việt Nam (IVCE) tại Mỹ, cho biết.
Nhà thiết kế Thuận Việt.
Bộ ảnh được thực hiện với sự hỗ trợ của photo Paul Viet Do. Make-up: Phước Lợi. Model: Nhóm người mẫu Viện Giáo dục và Văn hoá Việt Nam tại Mỹ (The Institute for Vietnamese Culture & Education – IVCE): Jessica Truong, Vivi Tran, An Vo, Quynh Do, BiBi Tran, Ngoc Le, Simone Nguyen, Vi Nguyen.
*****
Áo dài Thuận Việt gây ấn tượng với khán giả New York
Các thiết kế kết hợp được tính mỹ thuật, dân tộc và tuyên truyền việc bảo tồn các loài động vật hoang dã một cách tinh tế.
Nhà thiết kế Thuận Việt đã ghi dấu ấn với khán giả Mỹ khi lần đầu tiên ra mắt bộ sưu tập mới mang tên “Ngũ hổ” trong “Chuyên đề đặc biệt về châu Á: Big Cat” ngày 23/5 vừa qua, tại bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ (American Museum of Natural History) – một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới, nằm ở phía Tây thành phố Manhattan, New York.
Thuận Việt cũng là nhà thiết kế duy nhất trong 8 nhóm nghệ sĩ Bhutan, Trung Quốc, Indonesia, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ và Việt Nam tham gia chuyên đề đặc biệt này.
Đồng hành cùng nam thiết kế trong chương trình là chuyên gia trang điểm Phước Lợi và những người mẫu thuộc Viện Giáo dục và Văn hoá Việt Nam tại Mỹ (The Institute for Vietnamese Culture & Education – IVCE).
Bộ sưu tập “Ngũ hổ” được thiết kế với phom dáng rộng của áo dài miền Bắc xưa, sử dụng những họa tiết truyền thống cùng hình ảnh con hổ trong các tranh dân gian. Ngũ hổ tượng trưng cho 5 mệnh Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ, tạo thành sự điều hòa trong sức mạnh vũ trụ, đem lại may mắn, sung túc…
Bộ sưu tập thứ hai cũng ra mắt trong chương trình là “Sắc hoa Việt“, được thiết kế với phom áo dài hiện đại trên nền vải voan, kết hợp họa tiết hoa thêu tay cùng những bông hoa kết từ đá pha lê.
Loạt thiết kế được đánh giá cao bởi hội tụ đủ các yếu tố: tính mỹ thuật, tính dân tộc và tuyên truyền việc bảo tồn các loài động vật hoang dã thuộc nhóm “Big Cat” một cách tinh tế.
Nhà thiết kế Thuận Việt rạng rỡ ra chào khán giả sau khi show diễn kết thúc.
-Áo dài Thái Tuấn :
Nối tiếp câu chuyện Không gian và sự sống ra mắt vào dịp 8/3 bắt đầu bằng sự hình thành của vũ trụ, Thái Tuấn tiếp tục trình làng BST mới – câu chuyện khai sinh sự sống với cảm hứng chủ đạo được lấy từ thiên nhiên sinh động. Những gam màu thiên nhiên sống động được trình bày ấn tượng trên tà áo bồng bềnh là sự kết hợp đầy thú vị của sức sáng tạo và tính mỹ thuật.
Hoa tiết to được cắt may cách điệu ở phần eo cùng màu sắc trẻ trung đã thực sự làm bừng sáng phần thân áo, mang đến vẻ đẹp hiện đại và phá cách.
Tà áo rộng đặc trưng đã thành lợi thế cho chiếc áo dài khi muốn truyền tải trọn vẹn vẻ đẹp kiêu sa của cỏ, cây, hoa, lá.
Tinh thần của bộ sưu tập được tái hiện sống động và chân thực thông qua công nghệ in digital hiện đại.
Hoa văn được nhấn nhá một cách khéo léo và tinh tế trong những gam màu trẻ trung giúp cho chiếc áo dài trở nên cuốn hút mà không cần phải cầu kỳ trong cách cắt may
Bên cạnh đó, chất liệu vải voan silk mềm mại và thoáng mát sẽ giúp phái đẹp thoải mái trong những bộ cánh tôn dáng mà không ngại tiết trời nhiệt đới.
Thái Tuấn hy vọng bộ sưu tập Sự sống sẽ giúp chị em phụ nữ thêm phần duyên dáng và rạng rỡ trong những bộ cánh lấy cảm hứng từ thiên nhiên.
Áo dài lụa Thái Tuấn
-VIEW :Dáng Lụa - Thái Tuấn
Với Bộ sưu tập mới cao cấp, đột phá, lần đầu tiên được thiết kế trên công nghệ in hiện đại – Digital, đặc biệt được giới thiệu trong chương trình Paris By Night 106.
Trúc và Sen là hai hoa văn được thiết kế, sắp xếp theo bố cục mới trên từng chiếc áo dài. Lấy cảm hứng theo từng dòng thời gian trong ngày: Sáng – Trưa – Chiều – Tối, mỗi bộ trang phục là một cách thể hiện với những cảm xúc khác nhau, mang lại nét độc đáo cho cả Bộ sưu tập.
-Những tà áo dài độc nhất vô nhị tại Việt Nam :
Áo dài luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà thiết kế thời trang Việt, từ sáng tạo, cách tân về kiểu dáng cho đến may thêu bằng các chất liệu vải khác lạ như thổ cẩm, dát vàng, thêu chỉ vàng hay gắn đá quý Swarovski….
Trong đó có một số mẫu thiết kế vượt khỏi kiểu dáng thông thường hay sức tưởng tượng của công chúng về chất liệu để trở thành những bộ áo dài “có một không hai” tại Việt Nam.
Áo dài 9 tà, mỗi tà dài 100m
Được thiết kế nhân kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, chiếc áo dài của NTK Võ Việt Chung còn có tên gọi là Hội Trùng Dương. Áo dài Hội Trùng Dương được thiết kế theo kiểu truyền thống với 9 tà, mỗi tà dài 100m – biểu tượng của 9 nhánh sông Cửu Long.
NTK Võ Việt Chung đã tốn 1.000m vải, gồm các chất liệu lụa truyền thống của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam như lụa Vạn Phúc, Tân Châu, lãnh Mỹ A…, hơn 2000 viên kim cương và các trang sức bằng vàng để may cũng như trang trí cho chiếc áo dài này.
Đi kèm với áo dài là chiếc mấn có tên gọi “Vương niệm Việt” được chế tác với họa tiết trang trí là 9 con rồng bằng vàng có đính kim cương trang trí. Tổng khối lượng vàng làm nên 9 con rồng này là 9kg, và tổng giá trị của “Vương niệm Việt” là 1,2 tỷ đồng.
Áo dài Hội Trùng Dương đã đạt kỷ lục Guiness là chiếc áo dài dài nhất Việt Nam. Hoa hậu Mai Phương Thúy vinh dự là người mẫu đầu tiên mặc chiếc áo dài này trong chương trình ca nhạc thời trang chủ đề Hội Trùng Dương diễn ra vào ngày 4/10/2010 tại TP HCM.
Áo dài được may bằng hoa thật, hoa giả, gỗ và giấy
Được trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội), chiếc áo dài Hương sắc Đà Lạt dài 10m của nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hùng đã đạt kỷ lục Việt Nam năm 2009. Chiếc áo được kết từ 1000 bông hoa thiên nhiên và hoa nhân tạo với nhiều đường nét tinh xảo, bắt mắt, thể hiện tay nghề khéo léo của các nghệ nhân Việt.
Ngoài ra, bảo tàng còn giới thiệu những tà áo dài được kết bằng nhiều chất liệu độc đáo khác như gỗ, giấy, hoa cánh bướm…
Áo dài kết bằng tóc
Bộ áo dài được kết từ 3.500 chiếc bao cao su có 2 tà, gồm cả nón lá và váy bên trong. Thanh Thủy và Trà My lần lượt được chọn là người mẫu trình diễn bộ áo dài “độc” và đẹp này.
Ngoài áo dài, bộ sưu tập “Condom Fashion Mix” còn có nhiều mẫu trang phục khác cũng được kết từ bao cao su như váy, áo khoác, đầm dạ hội … Có đến 25.000 chiếc bao cao su đã được sử dụng để thực hiện bộ sưu tập.
Ít ai biết rằng, tà áo dài kết bằng tóc đầu tiên đã được giới thiệu cách đây 2 năm do nhà tạo mẫu tóc Kim Quý thực hiện từ 10.000m tóc trong 3 năm. Tuy nhiên, mẫu áo dài này còn khá thô sơ và chưa đạt hiệu quả thẩm mĩ cao.
Vào tối ngày 13/4 vừa qua, trong lễ Tổ nghiệp ngành tóc Việt Nam, áo dài được kết bằng tóc lại tiếp tục ra mắt khán giả, nhưng với thiết kế tinh tế và đẹp mắt hơn.
Đây là tác phẩm được nhà tạo mẫu tóc Sáng Tân Vĩnh thực hiện từ 20kg tóc thật, trong vòng 2 tháng, có trị giá lên đến 200 triệu đồng.
Tà áo dài được thiết kế dựa trên ý tưởng chủ đạo từ hoa sen, và tất cả các bông sen kết trên áo dài cũng hoàn toàn làm bằng tóc thật.
Á hậuTrương Thị May đã thật sự tỏa sáng khi khoác lên người bộ trang phục dân tộc độc đáo này.
-Bộ tứ Hoa hậu đưa áo dài tôn vinh danh lam thắng cảnh Việt Nam
Trong bộ ảnh mới nhất của nhiếp ảnh gia Hạo Nhiên, bộ tứ Hoa hậu gồm: Hoa hậu Phụ nữ Việt Nam qua ảnh 2005 Ái Nhi, Hoa hậu Du lịch 2008 Ngọc Diễm, Hoa hậu Châu Á tại Mỹ 2010 Michelle Nguyễn, Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2011 Triệu Thị Hà cùng khoe nhan sắc yêu kiều trong những tà áo dài thướt tha.
Với phần background có in họa tiết trống đồng cùng tà áo dài in hình những danh thắng nổi tiếng của đất nước, các Hoa hậu đã góp phần tôn vinh danh thắng Việt Nam qua những shoot hình nền nã, yêu kiều.
Trong hơn 2 năm dành thời gian chuẩn bị, NTK Tuấn Hải đã cho ra mắt bộ sưu tập “Một thoáng Việt Nam” khá tâm huyết. Điểm đặc biệt là với chất liệu lụa trắng, 99 chiếc áo dài đều được vẽ bằng sơn dầu khá kỳ công.
Tất cả các danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Việt Nam như: Hồ Gươm, Lăng Bác, Chùa Một Cột, Chợ Bến Thành…đểu được thể hiện trên tà áo dài truyền thống của dân tộc.
Bộ sưu tập “Một thoáng Việt Nam” của NTK Tuấn Hải cũng được ghi nhận vào Sách kỷ lục Việt Nam trong chương trình Festival Biển 2013 tại Nha Trang.
Chia sẻ về bộ sưu tập, NTK Tuấn Hải cho biết: “Hơn 20 năm trong nghề, đây là lần đầu tiên tôi có một bộ sưu tập rất ý nghĩa. Mất hơn hai năm để chuẩn bị, tôi hy vọng Bộ sưu tập Một thoáng Việt Nam sẽ trình diễn thành công vào tối ngày 9/6 tại chương trình Festival Biển Nha Trang, mang lại những dấu ấn về con người, thắng cảnh du lịch và các địa danh lịch sử được tôn vinh trên chiếc áo dài Việt Nam.
NTK Tuấn Hải từng thiết kế áo dài cho Đệ nhất Hoa hậu Quý bà Thế giới Kim Hồng, Á vương Trương Nam Thành…trong các cuộc thi nhan sắc quốc tế.
-Bộ tứ Hoa hậu đưa áo dài tôn vinh danh lam thắng cảnh Việt Nam
Trong bộ ảnh mới nhất của nhiếp ảnh gia Hạo Nhiên, bộ tứ Hoa hậu gồm: Hoa hậu Phụ nữ Việt Nam qua ảnh 2005 Ái Nhi, Hoa hậu Du lịch 2008 Ngọc Diễm, Hoa hậu Châu Á tại Mỹ 2010 Michelle Nguyễn, Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2011 Triệu Thị Hà cùng khoe nhan sắc yêu kiều trong những tà áo dài thướt tha.
Với phần background có in họa tiết trống đồng cùng tà áo dài in hình những danh thắng nổi tiếng của đất nước, các Hoa hậu đã góp phần tôn vinh danh thắng Việt Nam qua những shoot hình nền nã, yêu kiều.
Trong hơn 2 năm dành thời gian chuẩn bị, NTK Tuấn Hải đã cho ra mắt bộ sưu tập “Một thoáng Việt Nam” khá tâm huyết. Điểm đặc biệt là với chất liệu lụa trắng, 99 chiếc áo dài đều được vẽ bằng sơn dầu khá kỳ công.
Tất cả các danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Việt Nam như: Hồ Gươm, Lăng Bác, Chùa Một Cột, Chợ Bến Thành…đểu được thể hiện trên tà áo dài truyền thống của dân tộc.
Bộ sưu tập “Một thoáng Việt Nam” của NTK Tuấn Hải cũng được ghi nhận vào Sách kỷ lục Việt Nam trong chương trình Festival Biển 2013 tại Nha Trang.
Chia sẻ về bộ sưu tập, NTK Tuấn Hải cho biết: “Hơn 20 năm trong nghề, đây là lần đầu tiên tôi có một bộ sưu tập rất ý nghĩa. Mất hơn hai năm để chuẩn bị, tôi hy vọng Bộ sưu tập Một thoáng Việt Nam sẽ trình diễn thành công vào tối ngày 9/6 tại chương trình Festival Biển Nha Trang, mang lại những dấu ấn về con người, thắng cảnh du lịch và các địa danh lịch sử được tôn vinh trên chiếc áo dài Việt Nam.
NTK Tuấn Hải từng thiết kế áo dài cho Đệ nhất Hoa hậu Quý bà Thế giới Kim Hồng, Á vương Trương Nam Thành…trong các cuộc thi nhan sắc quốc tế.
-Paris By Night 90 - Chân Dung Người Phụ Nữ Việt Nam (Part 1) + (Part 2)
- Diễn hành Tết Ất Mùi tại Little Saigon, Orange County, California.ngày 21-2-2015 :
No comments:
Post a Comment