Hình ảnh tuyệt đẹp về lịch sử trang phục Việt Nam_Fashion Timeline History of Vietnamese Clothing _Part # 2 of 2
Bảo tàng Áo dài
The Ao-dai museum
***
Với mong muốn bảo tồn và quảng bá vẻ đẹp của áo dài, một loại trang phục nổi tiếng thế giới, có bề dày hơn 300 năm lịch sử của người Việt, nhà thiết kế Sĩ Hoàng đã dày công xây dựng nên Bảo tàng Áo dài. Đây là nơi đem đến cho người xem một cái nhìn xuyên suốt về lịch sử cũng như vẻ đẹp đầy chất thơ của loại trang phục được xem là “quốc phục” này.
Một số mẫu áo dài của NTK SĨ Hoàng được trưng bày trong Bảo tàng.
Các bức tranh dân gian được sử dụng làm nền, tôn vinh tà áo dài Việt.
Góc trưng bày "Áo tứ thân".
Góc trưng bày "Áo dài năm thân" đầu thế kỷ XIX.
Góc trưng bày "Áo dài tân thời" , may năm 1973.
Góc trưng bày mẫu áo dài nghệ thuật may năm 2014.
Góc trưng bày các bộ trang phục áo dài may năm 2011.
Một mẫu áo dài ghép bằng các mảnh gốm trưng bày tại Bảo tàng.
Các mẫu áo dài của bà con theo đạo Cao Đài, đạo Phật, đạo Thiên Chúa
trưng bày tại Bảo tàng.
Trưng bày chiếc áo dài của NSND Bảy Nam từng được bà sử dụng.
Góc trưng bày "Áo dài Hở cổ", may năm 1958.
Góc trưng bày "Áo dài thổ cẩm" , may năm 1990 của NTK Minh Hạnh.
Trưng bày Áo dài của nghệ sĩ múa Vương Linh, may năm 2008.
-VIDEOS :
-Lễ Khai Mạc Festival Huế 2016 :
Hình ảnh tuyệt đẹp về lịch sử trang phục Việt Nam_Fashion Timeline History of Vietnamese Clothing _Part # 2 of 2
Bảo tàng Áo dài
The Ao-dai museum
***
Với mong muốn bảo tồn và quảng bá vẻ đẹp của áo dài, một loại trang phục nổi tiếng thế giới, có bề dày hơn 300 năm lịch sử của người Việt, nhà thiết kế Sĩ Hoàng đã dày công xây dựng nên Bảo tàng Áo dài. Đây là nơi đem đến cho người xem một cái nhìn xuyên suốt về lịch sử cũng như vẻ đẹp đầy chất thơ của loại trang phục được xem là “quốc phục” này.
Một số mẫu áo dài của NTK SĨ Hoàng được trưng bày trong Bảo tàng.
Các bức tranh dân gian được sử dụng làm nền, tôn vinh tà áo dài Việt.
Góc trưng bày "Áo tứ thân".
Góc trưng bày "Áo dài năm thân" đầu thế kỷ XIX.
Góc trưng bày "Áo dài tân thời" , may năm 1973.
Góc trưng bày mẫu áo dài nghệ thuật may năm 2014.
Góc trưng bày các bộ trang phục áo dài may năm 2011.
Một mẫu áo dài ghép bằng các mảnh gốm trưng bày tại Bảo tàng.
Các mẫu áo dài của bà con theo đạo Cao Đài, đạo Phật, đạo Thiên Chúa
trưng bày tại Bảo tàng.
Trưng bày chiếc áo dài của NSND Bảy Nam từng được bà sử dụng.
Góc trưng bày "Áo dài Hở cổ", may năm 1958.
Góc trưng bày "Áo dài thổ cẩm" , may năm 1990 của NTK Minh Hạnh.
Trưng bày Áo dài của nghệ sĩ múa Vương Linh, may năm 2008.
-VIDEOS :
-Lễ Khai Mạc Festival Huế 2016 :
-Festival Huế 2016 - Lễ hội áo dài Nơi huyền thoại bắt đầu :
-VIDEO :Truyền hình trực tiếp: Bế mạc Festival Huế 2016
Huế 2016, lễ hội áo dài năm nay có sự tham gia của 80 hoa hậu, hoa khôi, người mẫu chuyên nghiệp cùng 100 nữ sinh Huế.
Tối 30/4, lễ hội áo dài mang tên: “Nơi huyền thoại bắt đầu” diễn ra tại sân khấu Bia Quốc Học (TP Huế). Chương trình có sự tham gia trình diễn của 80 hoa hậu, hoa khôi, người mẫu chuyên nghiệp cùng 100 nữ sinh Huế.
Hình ảnh những cô gái thướt tha trong tà áo dài duyên dáng từ lâu đã trở thành biểu tượng của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn lại quá trình phát triển lịch sử trang phục dân tộc, Việt Nam không chỉ có áo dài mà còn có áo yếm - thứ trang phục không thể thiếu của người con gái xưa.
Ngày xưa áo yếm thường chỉ được gọi với cái tên nôm na là cái yếm, đó là thứ trang phục đã có từ bao đời nay và vẫn còn giữ được cho đến ngày hôm nay. Yếm là một thứ trang phục nội y không thể thiếu của người phụ nữ Việt xưa. Nó là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, được dùng để che ngực.
Không chỉ vào chốn cung đình với các mệnh phụ công nương, cái yếm còn ra ruộng đồng "dầm mưa dãi nắng" với người nông dân và cùng với chiếc áo tứ thân, cái yếm theo chị em đến với hội đình đám, góp phần tạo nên bộ "quốc phục" của quý bà thời xưa.
Khi xưa ở với mẹ cha
Một năm chín yếm xót xa trong lòng
Từ khi em về nhà chồng
Chín năm một yếm, em lật trong ra ngoài.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng chiếc yếm được ra đời là để tôn lên cái lưng ong vốn được xem là một nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam.
Theo quan niệm truyền thống của người Việt, một cô gái đẹp là phải có cái lưng được thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưng ong. Người Việt xưa cho rằng những cô gái với cái lưng ong không chỉ mang một dáng hình đẹp mà còn có đầy đủ tất cả những đức hạnh của một người vợ, người mẹ.
Đàn bà thắt đáy lưng ong
Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.
Áo yếm ngày xưa
Cái yếm xuất hiện trong cuộc sống của người dân Việt Nam không biết tự lúc nào và mãi tới đời nhà Lý (Thế kỷ 12) cái yếm mới "định hình" về cơ bản. Theo dòng lịch sử, cái yếm không ngừng biến đổi, nâng cao tính thẩm mỹ qua những lần cải tiến.
Thuyền anh ngược thác lên đây
Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền.
Ở gần mà chẳng sang chơi
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.
Mồng tơi chẳng bắc được đâu
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang
Ở thế kỷ 17, cái yếm vẫn chưa có sự thay đổi lớn lao về hình thức. Thế kỷ 19, cái yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét lỗ làm cổ, hai đầu của lỗ, đính hai mẩu dây để cột ra sau gáy.
Nếu cổ tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cổ xẻ, đít chữ V mà xẻ sâu xuống gọi là yếm cổ cánh nhạn. Bước sang thế kỷ 20, áo yếm càng được sử dụng phổ biến với nhiều kiểu dáng và mẫu mã phong phú.
Dành cho người lao động có yếm màu nâu dệt bằng vải thô. Người lớn tuổi mặc yếm màu thẫm.
Con gái nhà gia giáo mặc yếm nhiều màu, trang nhã và kín đáo. Loại yếm "ỡm ờ", màu sặc sỡ, cổ cắm sâu trễ quá bờ ngực, "thách thức" chỉ dân "trời ơi" dạng Thị Mầu mới mặc. Thời kỳ "cách tân" này, cổ yếm thường được "dằn" thêm ba đường chỉ để "bảo hiểm" hoặc may viền lằn vải, thêu hoa cặp theo đường biên cổ.
"Em đeo giải yếm đào
Quần lĩnh áo the mới
Tay cầm nón quai thao".
Một loại yếm hay được các cô gái sử dụng nữa là "yếm đeo bùa". Gọi là yếm đeo bùa bởi người mặc chúng thường để xạ hương vào trong túi vải nhỏ đeo cạnh yếm, đó chính là thứ vũ khí vô cùng lợi hại của các cô gái thời xưa...
Không chỉ vậy, chiếc yếm còn làm nên những câu chuyện tình yêu vô cùng độc đáo. Xưa, các cô gái khi hẹn hò người mình yêu thường "ém" một miếng trầu trong chiếc yếm của mình, dân gian gọi đó là "khẩu trầu dải yếm". Có lẽ không có thứ trầu nào "linh thiêng" hơn loại trầu dải yếm này.
Để trở thành "quốc phục" của quý bà quý cô trước khi chiếc áo dài ra đời, đi kèm với cái yếm là chiếc áo cánh khoác ngoài không cài cúc.
Khi ra ngoài bên ngoài chiếc yếm phải có thêm chiếc áo dài, chiếc váy lưỡi trai bằng lĩnh, dải lụa đào hoặc màu mỡ gà thắt ngang lưng, cái xà tích bạc lủng lẳng, bộ "độ nghề" ǎn trầu bên phía cạnh sườn, chân mang dép.
Gió xuân tốc dải yếm đào
Anh trông thấy oản sao không vào thắp hương.
Chưa hết, phục trang ra đường còn phải kể đến là hai chiếc khǎn đội đầu: khǎn nhiễu (quấn bên trong) và khǎn mỏ quạ (trùm bên ngoài). Nếu đúng dịp hội hè đình đám các cô gái thường trang bị thêm cho mình chiếc nón quai thao, tóc vấn cao cài lược.
Suốt chiều dài lịch sử, cái yếm đã đi vào "giấc mơ" của biết bao thế hệ mày râu. "Trời mưa lấy yếm mà che - Có anh đứng gác còn e nỗi gì?". Đáp lại, các nàng cũng chẳng vừa: "Ước gì sông hẹp tày gang - Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi".
Lược trúc lỏng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Ðôi gò Bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch Đào nguyên suối chửa thông
Hỡi cô mặc áo yếm hồng
Đi trong đám hội có chồng hay chưa?...
Cô kia yếm trắng lòa lòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
Bao giờ cà chín cà xanh
Anh cho một quả để dành mớm con.
Cho đến câu nhớ nhung, mong đợi của kẻ xa quê
- Gần 200 người đẹp duyên dáng áo dài Festival Huế 2016 :
Huế 2016, lễ hội áo dài năm nay có sự tham gia của 80 hoa hậu, hoa khôi, người mẫu chuyên nghiệp cùng 100 nữ sinh Huế.
Tối 30/4, lễ hội áo dài mang tên: “Nơi huyền thoại bắt đầu” diễn ra tại sân khấu Bia Quốc Học (TP Huế). Chương trình có sự tham gia trình diễn của 80 hoa hậu, hoa khôi, người mẫu chuyên nghiệp cùng 100 nữ sinh Huế.
200 mẫu áo dài của 10 nhà thiết kế nổi tiếng đến từ Hà Nội, TP HCM và Huế đã để lại ấn tượng mạnh mẽ và tốt đẹp trong lòng người xem.
Ông Chế Công Chung, Giám đốc Trung tâm Festival cho biết qua các kỳ Festival Huế, lễ hội áo dài luôn có những chủ đề sáng tạo mới, tạo nên dấu ấn đậm nét khó quên với du khách, là niềm tự hào của người dân xứ Huế.
Xuyên suốt chương trình, khán giả như được xuôi dòng lịch sử để tìm hiểu quá trình phát triển của tà áo dài Việt Nam nói chung và tà áo dài Huế nói riêng.
Nét duyên dáng, cổ kính của người phụ nữ xưa được thể hiện rõ trong hai bộ sưu tập Áo dài từ xưa đến nay và Áo dài thập niên 60-70 (của nhà thiết kế Sĩ Hoàng - Lê Thanh Phương).
Sân khấu Bia Quốc Học sẽ biến thành không gian đậm màu sắc Huế, với sự góp mặt của các hoa hậu, người mẫu chuyên nghiệp và hơn 100 diễn viên, cùng các ca sĩ nổi tiếng như: Quang Linh, Vân Khánh, Quang Hào… dưới sự chỉ huy của đạo diễn Đinh Anh Dũng.
Đến với lễ hội năm nay, ngoài những bộ trang phục truyền thống, nhiều nhà thiết kế cũng tạo ra các mẫu trang phục trẻ trung đương đại, phù hợp với giới trẻ.
Hai bộ sưu tập Giao thoa (nhà thiết kế Đức Hùng) và Cách tân (nhà thiết kế Việt Hùng) lại cho thấy nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam hiện đại trong trang phục áo dài.
Những tà áo dài cách tân phù hợp với thời đại nhưng không đánh mất giá trị truyền thống xưa.
Cùng với nghệ thuật ánh sáng, những tà áo dài dường như thêm lung linh trong sự mênh mang của những giai điệu đậm chất Huế do nhiều ca sỹ nổi tiếng như Quang Linh, Vân Khánh, Quý Hảo…thể hiện.
Những mẫu thiết kế áo dài được cách tân theo nhiều phong cách khác nhau đem lại màu sắc mới lạ cho buổi trình diễn.
Đây là chương trình tôn vinh và giữ gìn vẻ đẹp của trang phục truyền thống được xem là Quốc phục của Việt Nam.
Khác với mọi kỳ Festival Huế trước, lễ hội áo dài năm này chỉ diễn ra một đêm duy nhất và được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Thừa Thiên Huế.
Ông Chung cho hay để có được đêm diễn thành công, các đơn vị đã tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ tình nguyện viên Festival Huế là những sinh viên đầy năng lực, nhiệt huyết sẽ tỏa đi các điểm du lịch để hỗ trợ du khách trong và ngoài nước.
Hơn 22h, chương trình kết thúc. Mỗi bộ sưu tập mang một phong cách khác nhau nhưng tất cả đã tạo nên một đêm huyền thoại tôn vinh chiếc áo dài Việt Nam.
Festival Huế 2016 diễn ra từ 29/4-4/5, với chuỗi hoạt động gồm 53 lễ hội, chương trình nghệ thuật và 49 hoạt động hưởng ứng. Trong đó, có 11 chương trình, lễ hội chính như lễ khai mạc, lễ tế Giao, Đêm Hoàng Cung, lễ hội Quảng Chiếu, chương trình Về miền Hương Ngự, Lễ hội đường phố, chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn… Ngoài có 32 suất diễn của 21 chương trình có bán vé, người dân có thể thưởng thức 28 suất diễn của 21 chương trình không bán vé.
- NÉT CUNG ĐÌNH TRÊN ÁO DÀI HUẾ :
Ông Chế Công Chung, Giám đốc Trung tâm Festival cho biết qua các kỳ Festival Huế, lễ hội áo dài luôn có những chủ đề sáng tạo mới, tạo nên dấu ấn đậm nét khó quên với du khách, là niềm tự hào của người dân xứ Huế.
Xuyên suốt chương trình, khán giả như được xuôi dòng lịch sử để tìm hiểu quá trình phát triển của tà áo dài Việt Nam nói chung và tà áo dài Huế nói riêng.
Nét duyên dáng, cổ kính của người phụ nữ xưa được thể hiện rõ trong hai bộ sưu tập Áo dài từ xưa đến nay và Áo dài thập niên 60-70 (của nhà thiết kế Sĩ Hoàng - Lê Thanh Phương).
Sân khấu Bia Quốc Học sẽ biến thành không gian đậm màu sắc Huế, với sự góp mặt của các hoa hậu, người mẫu chuyên nghiệp và hơn 100 diễn viên, cùng các ca sĩ nổi tiếng như: Quang Linh, Vân Khánh, Quang Hào… dưới sự chỉ huy của đạo diễn Đinh Anh Dũng.
Đến với lễ hội năm nay, ngoài những bộ trang phục truyền thống, nhiều nhà thiết kế cũng tạo ra các mẫu trang phục trẻ trung đương đại, phù hợp với giới trẻ.
Hai bộ sưu tập Giao thoa (nhà thiết kế Đức Hùng) và Cách tân (nhà thiết kế Việt Hùng) lại cho thấy nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam hiện đại trong trang phục áo dài.
Những tà áo dài cách tân phù hợp với thời đại nhưng không đánh mất giá trị truyền thống xưa.
Cùng với nghệ thuật ánh sáng, những tà áo dài dường như thêm lung linh trong sự mênh mang của những giai điệu đậm chất Huế do nhiều ca sỹ nổi tiếng như Quang Linh, Vân Khánh, Quý Hảo…thể hiện.
Những mẫu thiết kế áo dài được cách tân theo nhiều phong cách khác nhau đem lại màu sắc mới lạ cho buổi trình diễn.
Đây là chương trình tôn vinh và giữ gìn vẻ đẹp của trang phục truyền thống được xem là Quốc phục của Việt Nam.
Khác với mọi kỳ Festival Huế trước, lễ hội áo dài năm này chỉ diễn ra một đêm duy nhất và được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Thừa Thiên Huế.
Ông Chung cho hay để có được đêm diễn thành công, các đơn vị đã tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ tình nguyện viên Festival Huế là những sinh viên đầy năng lực, nhiệt huyết sẽ tỏa đi các điểm du lịch để hỗ trợ du khách trong và ngoài nước.
Hơn 22h, chương trình kết thúc. Mỗi bộ sưu tập mang một phong cách khác nhau nhưng tất cả đã tạo nên một đêm huyền thoại tôn vinh chiếc áo dài Việt Nam.
Festival Huế 2016 diễn ra từ 29/4-4/5, với chuỗi hoạt động gồm 53 lễ hội, chương trình nghệ thuật và 49 hoạt động hưởng ứng. Trong đó, có 11 chương trình, lễ hội chính như lễ khai mạc, lễ tế Giao, Đêm Hoàng Cung, lễ hội Quảng Chiếu, chương trình Về miền Hương Ngự, Lễ hội đường phố, chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn… Ngoài có 32 suất diễn của 21 chương trình có bán vé, người dân có thể thưởng thức 28 suất diễn của 21 chương trình không bán vé.
- NÉT CUNG ĐÌNH TRÊN ÁO DÀI HUẾ :
-VIDEO :Chân Dung Các Vua Nhà Nguyễn (1802 - 1945)
Áo yếm: "Di sản trang phục" của Việt Nam
Hình ảnh những cô gái thướt tha trong tà áo dài duyên dáng từ lâu đã trở thành biểu tượng của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn lại quá trình phát triển lịch sử trang phục dân tộc, Việt Nam không chỉ có áo dài mà còn có áo yếm - thứ trang phục không thể thiếu của người con gái xưa.Áo yếm: "Di sản trang phục" của Việt Nam
Ngày xưa áo yếm thường chỉ được gọi với cái tên nôm na là cái yếm, đó là thứ trang phục đã có từ bao đời nay và vẫn còn giữ được cho đến ngày hôm nay. Yếm là một thứ trang phục nội y không thể thiếu của người phụ nữ Việt xưa. Nó là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, được dùng để che ngực.
Không chỉ vào chốn cung đình với các mệnh phụ công nương, cái yếm còn ra ruộng đồng "dầm mưa dãi nắng" với người nông dân và cùng với chiếc áo tứ thân, cái yếm theo chị em đến với hội đình đám, góp phần tạo nên bộ "quốc phục" của quý bà thời xưa.
Khi xưa ở với mẹ cha
Một năm chín yếm xót xa trong lòng
Từ khi em về nhà chồng
Chín năm một yếm, em lật trong ra ngoài.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng chiếc yếm được ra đời là để tôn lên cái lưng ong vốn được xem là một nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam.
Theo quan niệm truyền thống của người Việt, một cô gái đẹp là phải có cái lưng được thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưng ong. Người Việt xưa cho rằng những cô gái với cái lưng ong không chỉ mang một dáng hình đẹp mà còn có đầy đủ tất cả những đức hạnh của một người vợ, người mẹ.
Đàn bà thắt đáy lưng ong
Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.
Áo yếm ngày xưa
Cái yếm xuất hiện trong cuộc sống của người dân Việt Nam không biết tự lúc nào và mãi tới đời nhà Lý (Thế kỷ 12) cái yếm mới "định hình" về cơ bản. Theo dòng lịch sử, cái yếm không ngừng biến đổi, nâng cao tính thẩm mỹ qua những lần cải tiến.
Thuyền anh ngược thác lên đây
Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền.
Ở gần mà chẳng sang chơi
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.
Mồng tơi chẳng bắc được đâu
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang
Ở thế kỷ 17, cái yếm vẫn chưa có sự thay đổi lớn lao về hình thức. Thế kỷ 19, cái yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét lỗ làm cổ, hai đầu của lỗ, đính hai mẩu dây để cột ra sau gáy.
Nếu cổ tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cổ xẻ, đít chữ V mà xẻ sâu xuống gọi là yếm cổ cánh nhạn. Bước sang thế kỷ 20, áo yếm càng được sử dụng phổ biến với nhiều kiểu dáng và mẫu mã phong phú.
Dành cho người lao động có yếm màu nâu dệt bằng vải thô. Người lớn tuổi mặc yếm màu thẫm.
Con gái nhà gia giáo mặc yếm nhiều màu, trang nhã và kín đáo. Loại yếm "ỡm ờ", màu sặc sỡ, cổ cắm sâu trễ quá bờ ngực, "thách thức" chỉ dân "trời ơi" dạng Thị Mầu mới mặc. Thời kỳ "cách tân" này, cổ yếm thường được "dằn" thêm ba đường chỉ để "bảo hiểm" hoặc may viền lằn vải, thêu hoa cặp theo đường biên cổ.
"Em đeo giải yếm đào
Quần lĩnh áo the mới
Tay cầm nón quai thao".
Một loại yếm hay được các cô gái sử dụng nữa là "yếm đeo bùa". Gọi là yếm đeo bùa bởi người mặc chúng thường để xạ hương vào trong túi vải nhỏ đeo cạnh yếm, đó chính là thứ vũ khí vô cùng lợi hại của các cô gái thời xưa...
Không chỉ vậy, chiếc yếm còn làm nên những câu chuyện tình yêu vô cùng độc đáo. Xưa, các cô gái khi hẹn hò người mình yêu thường "ém" một miếng trầu trong chiếc yếm của mình, dân gian gọi đó là "khẩu trầu dải yếm". Có lẽ không có thứ trầu nào "linh thiêng" hơn loại trầu dải yếm này.
Để trở thành "quốc phục" của quý bà quý cô trước khi chiếc áo dài ra đời, đi kèm với cái yếm là chiếc áo cánh khoác ngoài không cài cúc.
Khi ra ngoài bên ngoài chiếc yếm phải có thêm chiếc áo dài, chiếc váy lưỡi trai bằng lĩnh, dải lụa đào hoặc màu mỡ gà thắt ngang lưng, cái xà tích bạc lủng lẳng, bộ "độ nghề" ǎn trầu bên phía cạnh sườn, chân mang dép.
Gió xuân tốc dải yếm đào
Anh trông thấy oản sao không vào thắp hương.
Chưa hết, phục trang ra đường còn phải kể đến là hai chiếc khǎn đội đầu: khǎn nhiễu (quấn bên trong) và khǎn mỏ quạ (trùm bên ngoài). Nếu đúng dịp hội hè đình đám các cô gái thường trang bị thêm cho mình chiếc nón quai thao, tóc vấn cao cài lược.
Suốt chiều dài lịch sử, cái yếm đã đi vào "giấc mơ" của biết bao thế hệ mày râu. "Trời mưa lấy yếm mà che - Có anh đứng gác còn e nỗi gì?". Đáp lại, các nàng cũng chẳng vừa: "Ước gì sông hẹp tày gang - Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi".
Lược trúc lỏng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Ðôi gò Bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch Đào nguyên suối chửa thông
Hỡi cô mặc áo yếm hồng
Đi trong đám hội có chồng hay chưa?...
Cô kia yếm trắng lòa lòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
Bao giờ cà chín cà xanh
Anh cho một quả để dành mớm con.
Cho đến câu nhớ nhung, mong đợi của kẻ xa quê
Mình về mình có nhớ chăng
Ta về như lạt buộc khăn nhớ mình.
Ta về ta cũng nhớ mình
Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao
Cái yếm là thứ trang phục vừa kín đáo, vừa... "ỡm ờ" một cách nghệ thuật và độc đáo. Chả thế mà Thị Mầu nói với chàng nô: "Gió xuân tốc dải yếm đào - Anh trông thấy oản sao không vào thắp hương!"...
Hay như thơ Hồ Xuân Hương:
Lược trúc lỏng cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Ðôi gò Bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch Đào nguyên suối chửa thông.
Cuộc cách mạng yếm xảy ra vào thế 20 khi các kiểu áo Tây phương xâm nhập vào Việt Nam với sự ra đời của rất nhiều kiểu yếm và áo ngực mới lạ. Trang phục du nhập vào có tính tiện dụng hơn hẳn nên Yếm không còn được sử dụng rộng rãi nữa, yếm thường chỉ được dùng cùng với các trang phục cổ trong các dịp lễ hội truyền thống.
Ngày nay chiếc yếm đã được cải tiến gọi là áo yếm để dùng cho các em gái mới lớn. Áo yếm dùng mặc trong có hai dây đeo lên vai thay vì trước đây chiếc yếm có hai dây buộc quanh cổ và hai dây bên buộc ngang lưng... nhưng chiếc áo yếm ngày xưa vẫn xứng đáng là một di sản trang phục của Việt Nam.
Còn đâu cái yếm lụa sồi
Theo TTVN
Này đây cái áo tứ thân
Cái khăn mỏ quạ, cái quần lãnh đen.
“Chân Quê” của Nguyễn Bính (1940)
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thày u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
- Mix - Angels In The Breeze 1080p HD :
-Nếp sống xưa của gia đình trung lưu Hà Nội
Ba thế hệ gồm ông bà, vợ chồng con trai và cháu nhỏ sống trong ngôi nhà 2 tầng ở phố cổ Hà Nội với bộ điếu bát, chiếc quạt Calor, được tái hiện tại 87 Mã Mây, quận Hoàn Kiếm.
Ban quản lý phố cổ Hà Nội vừa khai trương “Phòng trưng bày lịch sử” tại 87 Mã Mây, tái hiện cuộc sống một gia đình trung lưu Hà Nội có ba thế hệ vào thế kỷ 19.
Gia đình gồm ông bà, các con và cháu quây quần tại phòng khách – cảnh sinh hoạt đặc trưng các gia đình ở Hà Nội thời kỳ ấy.
Phía sau phòng khách và giếng trời là phòng ngủ của ông bà. Gia đình được tái hiện gồm có ông và con trai làm nghề giáo học, con dâu là tiểu thương buôn bán ở mặt tiền phố cổ.
Bàn làm việc của ông trong phòng ngủ. Căn phòng có hai mặt thoáng, ban ngày tràn ngập ánh sáng trời khi mở hết các cửa gỗ.
Phòng ngủ của vợ chồng anh con trai trên tầng hai cũng có nhiều cửa thoáng, đầy ắp ánh sáng tự nhiên vào ban ngày.
Phòng thờ trên tầng hai với hoành phi, câu đối, sập gụ… tách biệt với các gian sinh hoạt khác.
Chiếc quạt điện hiệu Calor là một trong những vật dụng hiện đại khi ấy do Pháp sản xuất, có giá trị rất lớn thời kỳ đó.
Ngôi nhà 87 Mã Mây được xây dựng từ năm 1890, là một ngôi nhà ống hai tầng điển hình ở khu phố cổ với khoảng không mở ở giữa để lấy ánh sáng và khí trời. Năm 2004, ngôi nhà được xếp hạng là di tích quốc gia.
Bộ điếu bát, ấm chén uống trà trên bàn tiếp khách riêng của ông. Trước năm 1945, căn nhà 87 Mã Mây ban đầu là nơi sinh hoạt và bán gạo của một gia đình, sau đó một gia đình người Hoa làm nghề bán thuốc Bắc mua lại. Năm 1954, gia đình người Hoa di cư vào Nam và ngôi nhà được nhà nước quản lý từ đó. Sở Nhà đất Hà Nội đã bố trí cho 5 gia đình đến sinh sống.
Ngôi nhà đã được cải tạo năm 1999 với sự hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Toulouse (Pháp) trong dự án “Bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà Nội” và được coi là ngôi nhà mẫu truyền thống trong khu phố cổ Hà Nội.
Đèn dầu, giá nến – những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình Hà Nội thời kỳ điện còn khan hiếm. Trải qua thăng trầm, những ngôi nhà truyền thống trong khu phố cổ Hà Nội đã bị biến đổi nên số lượng còn lại không nhiều, tuy nhiên kết cấu mặt bằng và công năng các nếp nhà vẫn cơ bản được gìn giữ.
Vietnam people in traditional costume - Source: Image from Wikimedia Commons
In 19th century, Vietnamese people wore short shirts in the north of Vietnam, while they were called Ao Ba Ba in Southern Vietnam and a little longer. In early 20th century, Ao tu than, “four-part dress”, was the most outstanding Vietnamese traditional dress. This costume was mainly wore by female northerners. Nowadays, Ao tu than has been appeared in special occasions in Northern Vietnam, especially in Bac Ninh Province. The costume consists of a flowing outer tunic which is open at the front, like a jacket; at the waist, the tunic splits into two flaps, a full flap in the back (made up of two flaps sewn together) and the two flaps in the front which are not sewn together but can be tied together or left dangling. They used a silk sash to tie as a belt. Under the tunic, they wore a long skirt. Inside the outer was “Yem”, an ancient bodice of Vietnamese women. Ao tu than during this time were made in different colors in combination with several sophisticated jewelries. Ao tu than became the soul and cream of Vietnamese culture.
Ao Dai Vietnam - Source: Image from Flickr
In the middle 20th century, Ao Dai Vietnam gradually appeared. The traditional Ao tu than was changed and modified with two long slits along the side, which forms two panels in the front and at the back of the dress. These two panels looks freely floating, creating charm in Vietnamese women when they move. This dress is combined with a long pair of white silk trousers. In addition, conical hat was flexibly in harmony with Ao dai. This type of hats helps Vietnamese women avoid fierce sunshine and rain in this tropical country. This hat is made of palm leaves which are dried under sunshine. The Ao Dai was preferred by Vietnamese women in both urban and rural areas in Vietnam. They wore Ao Dai when going out, while at home, they wore short shirts, or Ao Ba Ba. Meanwhile, in areas of ethnic minority groups, they had their own traditional costumes. Over the time, their costumes change, but remain their different characteristics. Even though the long domination of Chinese and other powers, Vietnamese people still retain unique cultural feature in their costume. Nowadays, in the 21st century, Vietnamese traditional costume is gradually replaced by modern and fashionable clothes. Vietnamese people only wear traditional clothes as Ao Dai or Ao tu than in special and traditional occasions. Since the development of society and conditions of working and communication, traditional costumes are seldom suitable. However, traditional characteristics still appear on every clothes of Vietnamese people. Ao dai Vietnam, although, becomes modern to match the current life, it still has its own features that makes the beauty of Vietnamese people.
- ASIA # 33 - Nét đẹp phương Đông - 2001 :
No comments:
Post a Comment