Responsive Navbar with Dropdown

Home About

Responsive Topnav with Dropdown




**~***** Việt Nam Quê Hương Tôi ******  Vietnam My Native Land ****** Vietnam Mon Pays Natal ********* Vietnam **** ******   Việt Nam  *** 



Thursday, March 19, 2015

LÀNG TÔI




 Làng Tôi (Chung Quân)_Ca Sĩ : Như Quỳnh

 

Giai Thoại về Tác Giả Nhạc Phẩm “Làng Tôi” - Phan Văn 




-MOVIE:
Kiếp Hoa - Phim Việt Nam đầu tiên được thu tiếng(1953)




LÀNG TÔI

“Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh
Có sông sâu lơ lững vờn quanh...”

I - Ve
Tên cũ của làng Dũng Vy ngày nay, thuộc xã Tri Phương, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Cảnh quan ở Ve thuộc loại biểu trưng ở làng quê miền Bắc “có cây đa cao ngất từng xanh, có sông sâu lơ lững vờn quanh” có lũy tre bao bọc, một quần cư gồm “hai thôn chung một làng” và ngôi đình cổ kính khá đẹp, mới được công nhận là di sản văn hóa quốc gia.Đặc biệt lại có cả ngôi giáo đường ngạo nghễ vươn lên đúng vào thời điểm bùng nổ cuộc chiến thứ hai (1939).



Nhà thờ Giáo họ Dũng Vy


- Dung Vy Catholic Church__Street View - Apr 2017:





Đình Dũng Vy, Tiên Du, Bắc Ninh - Photo: KYDṾ̣_Về đến đầu Tri Phương, qua chợ Ve trù phú thấp thoáng mái đình cong cong của làng Lương, đình làng Lương là di tích lịch sử văn hoá được nhà nước công nhận từ năm 1990, đó là một công trình nghệ thuật lưu giữ nhiều nét kiến trúc cổ của dân tộc.



ball XEM : -Bản Đồ Google :  Đình Dũng Vy  = Đình Làng Lương (Thôn Lương).Di tích lịch sử văn hoá.(Communal House of Luong Village.)




-Mời  Xem :

ball Đình làng Lương_Communal House of Luong Village. Di tích lịch sử văn hoá- Đình Làng Lương (Thôn Lương)_đường liên xã Phù Chẩn - Đại Đồng - Tri Phương thôn Giáo, Tiên Du Bắc Ninh, Vietnam‎.





XEM :Bản đồ xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Wikimapia)



Tại sao Ve ? Thử đưa ra một cách giải thích nguồn gốc danh xưng này.

Thuở xa xưa, khi đường xá còn trong tình trạng sơ khai, Ve là một vùng sâu, vùng xa (ve kêu vượn hót) hẻo lánh, nằm lọt thỏm giữa cánh đồng khá rộng lớn, có vị trí tự nhiên trải dài từ chân núi Chè ở phía Bắc qua Đồng Lạng, Ve... đến Trung Mầu, Phù Đổng ở phía Nam. Phía Đông là Cao Đình, Đền Xộp và phía Tây giáp Đại Vy... chợ Giầu bên quốc lộ 1. Nếu kẻ một trục thẳng đứng (tung) hướng Bắc-Nam từ núi Chè xuống Phù Đổng và hướng Đông-Tây từ Cao Đình đến quốc lộ 1 (hoành) thì Ve nằm ở vùng giữa hai trục. Nói một cách hình tượng. Ve là cái túi, cái rốn của vùng này.




Khi tổ tiên chúng ta tới đây lập nghiệp khung cảnh còn hoang sơ, cây cối rậm rịt. Nơi đây qui tụ nhiều muông chim hoang dã, trong đó có giống ve sầu, một loài sâu có cánh chuyên sống trên các ngọn cây cao hoặc bụi rậm. Hàng năm, cứ vào đầu mùa Hè, chúng cất cao “tiếng gọi tình thương” mở đầu thời kỳ “vui vẻ” để duy trì nòi giống. Cuộc tình ầm ĩ này vốn kéo dài đến ngày nay, dầu chỉ là rơi rớt, dư âm của một thời vang bóng.

Phải chăng tiếng ve-ve inh ỏi suốt mùa Hè đã khiến cha ông chúng ta, vốn đơn sơ chất phác lấy nó đặt tên cho nơi mình sinh sống là xóm Ve, làng Ve ?

Đây chỉ là giả thiết. Mong các bạn và các bậc cao tuổi tại quê nhà tìm hiểu, xác minh.




Nhân tiện xin mở rộng vấn đề: xung quanh Ve còn nhiều địa danh khác, cũng cần được tìm hiểu như Đền Vua, Mả Chúa, Đồng Thần... đền thờ vua nào, thời nào ? Tại sao nay không còn dấu tích ?Mả Chúa, Đồng Thần cũng vậy. Khi tôi có trí khôn, những địa danh này chỉ là những bãi đất hoang, không đền miếu, không mồ mả, không trồng trọt, trừ Đồng Thần. Tại sao vậy ?

Tuy là cái rốn của vùng, Ve có lợi thế về giao thông thủy bộ.

Thật vậy, con đường độc đạo liên thôn, liên xã chạy qua giữa làng. Do đó, các thôn phía Đông như Cao Đình, xóm Sen, Đinh Thôn muốn giao tiếp với các thôn ở phía Tây như Đại Vy, Đại Thượng, Húc...đều phải qua Ve. Ngược lại cũng thế.



Về đường thủy, Ve nằm ngay bên hữu ngạn nhánh sông nhỏ thuộc hệ thống sông Hồng, là tuyến giao lưu theo chiều hướng Bắc-Nam mà cầu Ve là bến đò trung điểm. Dân miệt ruộng muốn “lên núi” bằng đường sông, và dân miền núi như Chè, Đông Lâu, Móng muốn xuống đồng bằng đều phải qua thủy lộ này.




Ngoài lợi thế về giao thông, Ve còn có ưu thế về nông, thủy sản và chăn nuôi gia cầm, gia súc.

Đồng ruộng ở Ve khá rộng, thổ nhưỡng mầu mỡ và đa dạng. Do đó cấy được nhiều loại lúa: Lúa Chiêm, lúa mùa, lúa nếp, tám thơm... Ngoài lúa là nguồn lợi chính còn các hoa màu phụ như sắn (mì), ngô (bắp), khoai...

Chẳng phải là cường điệu khi quả quyết nguồn thủy sản ở Ve đa dạng và phong phú nhất vùng. Được vậy là nhờ hai yếu tố: hệ thống ao làng tương đối nhiều và nhất là sự hiện diện của con sông cạnh làng.

Địa thế ở Ve thấp nên khi làm nhà, bà con trong một xóm hay một chi họ, có khi là vài anh em trong gia đình, cũng dành ra một vài sào (công) để đào đấu, vừa lấy đất nâng cao nền làm sân, nền nhà chống úng lụt, vừa làm ao nuôi cá, thả bèo, rau muống, rau rút. Do đó trong làng có nhiều ao. Hàng năm, hệ thống ao làng cung cấp một lượng cua, cá, ếch tuy nhỏ nhưng cũng góp phần vào sinh kế thôn dân. Trong khi rau muống và bèo các loại (bèo tây, bèo tấm, bèo cái) là nguồn thực phẩm giúp phát triển chăn nuôi gia cầm, gia súc.



II - Cầu Ve
Đó là chiếc cầu đá khá kiên cố, nằm trên con đường duy nhất dẫn vào làng từ phía Tây và Bắc qua con sông nhỏ cạnh làng.

Theo thiển ý, Cầu Ve hiện nay đúng hơn chỉ là một cống thoát nước. Nhưng trong phương ngữ còn tồn tại cụm từ CỐNG CẦU VE, chứng tỏ xưa kia nơi đây có một cây cầu bằng tre hoặc gỗ, gọi là Cầu Ve (cầu của Xóm Ve). Sau này, khi ông cha ta be đập, đắp bờ từ hai bên lấn ra giữa lòng sông và xây cống thoát nước. Cống ấy gọi là Cống Cầu Ve.

Trải qua thời gian và theo đặc tính chung của ngôn ngữ khắp thế giới là tĩnh lược, rút gọn, đơn giản hóa (kiểu như dân miền quê = dân quê) nên từ “cống” mất dần theo năm tháng, cuối cùng chỉ còn gọi tắt là Cầu Ve, dù chiếc cầu xưa kia không còn nữa.

Cầu Ve là tụ điểm ưa thích của mọi lứa tuổi. Những ngày đẹp trời, chiều chiều, quý ông ra đây hóng mát ngắm cảnh hoàng hôn hay mơ màng dõi theo những cánh cò trắng, từ cánh đồng phía hạ nguồn đua nhau về tổ trên lũy tre làng, quả là thú vị. Những đêm trăng thanh gió mát, nhất là về tháng 7, tháng 8, vừa ngắm trăng, vừa kéo vó, hoặc lơ đãng thả hồn theo nhịp gõ cành cành vào mạn thuyền của các ngư dân lưới cá, cũng là cách thư giãn vô cùng công hiệu sau một ngày lao động mệt nhọc.

Các trai làng thường ra đây tắm, vừa bi bô tán tỉnh, vừa “rửa mắt”, ngắm những cô gái giặt chiếu, giũ lụa, hong tóc... Đây là một bức tranh đồng quê rất trữ tình.

Về mùa nước lớn (tháng 7-8) Cầu Ve đặc biệt nhộn nhịp cảnh trên bến dưới thuyền, vì đoạn bờ ở đầu cầu phía Đại Vy năm nào cũng sạt lở, nước chảy phăng phăng.

Những người gồng gánh nặng hoặc nhát, không biết bơi đều phải qua sông lụy đò. Đó là đò ngang đưa khách sang sông, chuyển dịch như con thoi giữa hai bờ. Đò dọc chở khách đường dài, xuôi ngược giữa Cầu Ve và Đồng Lạng.

Ngoài chức năng bến khách, Cầu Ve còn là bến trung chuyển lúa. Các thuyền lúa từ đồng dưới (Tào Khê) tập kết lúa về đây, chất thành từng đống để người thân và thợ ra gánh lúa về nhà.

Ngày mùa, tùy theo thời vụ, từ mờ sáng, thợ cấy, thợ gặt từ xóm Gạ, Đại Vy, Húc... tập trung trước cổng làng, chờ dân Ve ra mướn vào làm.

Vì là bến đò khách, bến lúa và chợ lao động nên cũng có những dịch vụ ăn theo như hàng quà, hàng bánh và tất nhiên không thể thiếu gánh nước chè xanh hay nước vối mà chủ thường là một cô thôn nữ xinh xinh đã đi vào thi ca.

Cuối cùng, nói đến Cầu Ve là phải nghĩ ngay đến “đệ nhất thú” trên đời – Thứ nhất là tắm sông.

Tắm sông thú lắm, vì thỏa sức vùng vẫy giữa cảnh trên trời, dưới nước, vô cùng thoáng đãng, không bị gò bó như tắm ao, tắm giếng.

Nhưng tắm sông Cầu Ve còn thú hơn nhiều, vì nước Cầu Ve vừa trong, vừa sạch, lại mát nữa! Trong – sạch – mát mẻ vì trước khi về đến Cầu Ve, nước sông phải qua một hệ thống lọc tự nhiên. Đó là hệ rễ cây, rễ bèo dầy đặc ở phía thượng nguồn, nhất là đoạn từ Đồng Thần đến hết Xóm Gạ.

Tắm Cầu Ve còn hào hứng vô cùng vì các cuộc thi bơi, thi lặn, đuổi bắt và dìm nhau chí chết. Cuộc thi nào có sự chứng kiến và cổ vũ của mấy “em” cũng đều sôi động hơn, ác liệt hơn vì “anh” nào cũng muốn trổ tài để lấy le, lấy lòng.

Với những ưu điểm trên, nước sông Cầu Ve có sức quyến , mê hoặc tới mức
“Sống mà tắm nước Cầu Ve
Chết dù chả có tò te thì đừng”


ben do tri phuong

Bến đò Tri Phương - huyện Tiên Du, Bắc Ninh (26-11-2007)



Đúng thế! Tò te là chuyện của người sống, khi đã “ngủm” ai cần mấy thứ đó! Với lại, tắm Cầu Ve “đã” quá rồi, cần gì phải kèn trống tiễn đưa về miền cực lạc, vừa xưa, vừa tốn tiền! Chín suối dù có hợp lại vẫn nhỏ hơn sông Cầu Ve! Mỉm cười dưới đó đâu có sướng bằng ở Cầu Ve! Chả thế mà năm nào dân Ve cũng có người tự nguyện thoát ly thôn làng để đi theo Hà Bá!!!



Quan trọng hơn cả là nguồn thủy sản khai thác từ đồng ruộng và nhất là từ con sông cạnh làng. Đó là con ngòi – như quen gọi – bắt nguồn từ đầm Đại Trung, chẩy qua Ve và xóm Gạ... xuống khỏi Đầm Mậy rồi chuyển hướng về Dền Xộp trước khi đổ vào sông Lục Đầu.

Mùa mưa, tôm cá... xuôi theo dòng nước về ngòi Cầu Ve rất nhiều, vì đoạn ngòi này có hệ sinh thái thích hợp: cây cối hai bên bờ tạo bóng râm, mặt sông có nhiều bèo tiện trú ẩn, rễ cây và rễ bèo lưu giữ nhiều loại vi sinh vật (do nước mưa đem từ đồng ruộng xuống) là mồi cho cá, tôm, cua, ốc, ếch, nghêu, sò...

Tùy theo con nước, thôn dân thu gom nguồn thủy sản bằng cách: cắm đăng, kéo vó, đặt lờ, chài lưới. Mùa nước cạn thì đánh quấy, tát vét...

Tóm lại, nhờ thóc lúa và nông thủy sản khá dồi dào, dân Ve có cuộc sống tương đối ổn định, nói chung, không phải ra ngoài làm thuê làm mướn. Trái lại, Ve vốn là nơi thu hút khá nhiều lao động trong vùng.

Trên đây là đôi nét về danh xưng, vị trí, địa thế và cảnh quan quê hương, nơi tôi đã trải qua thời thơ ấu đầy ắp kỷ niệm, và đã từ đó ra đi theo sự đẩy đưa của vận nước, của lịch sử, mà hành trang chỉ là quãng đời nhỏ dại và nỗi nhớ quê, nhớ tổ.





III - Chợ Ve
Chợ Ve hình thành từ bao giờ không ai nhớ. Nhưng chắc chắn nó đã ra đời từ rất sớm để đáp ứng nhu cầu trao đổi của cư dân xung quanh, vì Ve có điều kiện thuận lợi về giao thông thủy bộ (xem phần trên)

Chợ Ve tọa lạc trên mặt bằng ở giữa làng, nơi tiếp giáp 2 thôn và ngay bên đường chính liên thôn, liên xã.

Đặc điểm của nền kinh tế ngày xưa là tự cung, tự tiêu. Do đó, buổi sơ khai, sinh hoạt chợ búa ở đây giống như bất kỳ nơi nào khác, là trao đổi hiện vật: Đổi trứng lấy cá, đổi gà lấy gạo, đổi cua lấy sò chẳng hạn...

Vào khoảng cuối thế kỷ 18 (theo phỏng đoán) Chợ Ve đã khá khang trang: Có nhà lồng chợ mái ngói, có hàng ngang dãy dọc với các khu chuyên doanh, hàng thịt, hàng gạo, hàng rau qủa v.v... cạnh chợ còn có lò rèn để chế tác và sửa chữa nông cụ như liềm, hái, cày, bừa, dao, kéo v.v...

Đến giai đoạn Ve bị tạm chiếm (1949-1954) tuy ngắn ngủi, chợ Ve phát triển thêm bước mới: Bên cạnh những nông thổ sản cổ truyền còn có những mặt hàng ngoại xa xỉ như bia, cam, son phấn, nước hoa.




Thế mới hay “ Thuở trời đất nổi cơn gió bụi” mà đến cả cái chợ cũng phải long đong theo vận nước!
Kệ, đó là chuyện người lớn. Đối với bọn trẻ chúng tôi ngày ấy, chợ Ve, trước hết và trên hết là tụ điểm vui chơi. Chiều tan chợ cũng là lúc chúng tôi tụ họp. Chỗ này đáo lỗ, chỗ kiađáo múc, chỗ khác đánh khăng. Cánh họ “thị” tụm năm, túm ba chơi chuyền, nhảy dây v.v...

Những đêm sáng trăng, đặc biệt là trăng rằm tháng 8 (Trung Thu) thì dù ma có xuất hiện trên cây đa cạnh chợ cũng chả ngăn cản được chúng tôi chơi trò đúc chuông, hát ghẹo:
Nó là con gái nhà ai
Tao chẳng thích nó, nó đòi lấy tao

Có bữa gặp phải “sư tử cái mới đẻ”, nó chồm lên, đòi lột quần xé xác.

Chả sợ! Hôm sau vẫn chứng nào, tật nấy:
Con kia má đỏ hồng hồng
Đang thích lấy chồng, chả chó nào rinh
 
hoặc:
 
Con kia má đỏ hồng hồng
Ăn xê xê nhá, cho chồng... nó chê!

Ôi sao mà dơ bẩn quá! Xúc phạm đến thế, không thể tha thứ được!

Bọn tóc quả đào đâu phải vừa. Chúng trả đũa ngay! Hạ nhục cánh mày râu đến mức chả còn gì là nhân phẩm, nhân vị:
Ba đồng một chục liền ông
Chị” nhốt vào lồng chị “xách” đi chơi

Vậy là chúng tôi đã bị hóa kiếp. Chưa hả giận, chúng bồi thêm:
 
Hai hào một tá con trai
“Chị” nhét chỗ này, “chị” vãi ra kia

Trời! Nhét “chỗ đó” rồi vãi ra bừa bãi như thế thì... mất vệ sinh quá. Xin can, chớ giỡn mặt với nhà cầm đồ!



Những kỷ niệm thời thơ ấu ấy đã “mã hóa” trong máu thịt, in sâu vào ký ức chúng tôi, đẹp như câu chuyện thần tiên bà kể cháu nghe, không bao giờ quên được, như ta không thể quên người ta yêu mến.

Quê hương là người tình

Chẳng biết từ bao giờ và ai đã ví von như vậy. Nhưng ai đã có một thời gắn bó với quê hương, khi phải xa nơi chôn nhau cắt rốn cũng đều nhận thấy câu ví đã lột tả hết tâm tư, tình cả của người xa xứ. Quê hương sao mà thân thương, sao mà cuốn hút đến thế. Những cảnh vật ngỡ như tầm thường bỗng trở nên sinh động, như có ai thổi linh hồn vào vậy. Từ bờ tre, bụi ruối, cây đa, giếng nước đến nét cong của mái đình, vẻ uy nghi của giáo đường... đều như có sức sống nhiệm màu, “hút” chặt tâm tư, tình cảm kẻ tha hương. Theo tháng năm và tùy theo tâm trạng mỗi lúc, hình ảnh người-tình-quê-hương khi ẩn, khi hiện, lúc tỏ, lúc mờ, nhưng không bao giờ “chết”.

Quê hương là người tình bất diệt. Khẳng định như thế để không vong thân, mất gốc. Và để cùng nhau “giữ thơm quê Mẹ”.

Sàigòn 
5-2000
Đinh Văn Đích

 
-VIDEO :Làng Tôi - Tam Ca Ao Trang - Tác giả Văn Cao







**`** Bắc Ninh - Hội Lim **~** 

-


   -Thời gian: Ngày 13/1 âm lịch

- Địa điểm: Đồi Lim, thuộc thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 18km.

Đối tượng suy tôn: Vua Bà và ông Hiếu Trung Hầu, tương truyền là hai vị tổ của các làn điệu dân ca Quan họ

Đặc điểm: Hát Quan họ trên đồi, trên thuyền, tại nhà.

Hội Lim là lễ hội văn hoá nghệ thuật đặc sắc của những làng quê quan họ, hình thành từ xa xưa. Ngày hội đã thu hút nhiều thành phần, lứa tuổi từ khắp nơi về trẩy hội vui xuân, trong đó phần đông là trai thanh gái lịch. Đến hẹn lại lên, họ đến với nhau để ca hát, với người lớn tuổi thì đến hội là dịp tìm về tuổi xuân, với nam thanh nữ tú thì hội là dịp tìm bạn, tìm duyên. Sự kiện văn hoá độc đáo này trở thành tài sản vô giá trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam.

Cũng như các lễ hội truyền thống khác, hội Lim cũng có những hoạt động nghi lễ trang nghiêm, thành kính nhằm tôn vinh công đức các vị thần như lễ rước, lễ tế hay các trò hội dân gian mua vui, thi tài. Sáng sớm ngày 13 là lễ rước kinh từ chùa Trũng tới chùa Hồng Ân, sau những nghi thức tế lễ, đoàn rước đón nước thiêng từ chùa Hồng Ân trở về chùa Trũng. Kết thúc lễ rước, vào lễ khai hội.

Nhưng đến Hội Lim khách trảy hội đều muốn xem, nghe và được hát quan họ với các liền anh liền chị, đó cũng là đặc trưng cơ bản nhất của lễ hội này.

Quan họ là loại dân ca đặc sắc của vùng Kinh Bắc xưa (nay là tỉnh Bắc Ninh). Dân ca quan họ nổi tiếng không chỉ ở lời ca trữ tình, nồng nàn yêu cuộc sống và tình yêu đôi lứa, hay với 200 làn điệu âm nhạc đặc sắc mà còn do những đặc điểm khác hiếm thấy ở dân ca các vùng khác. Từ lời ăn tiếng nói đến lối ứng xử hàng ngày hay trong ngày hội, "người Quan họ" đều từ tốn, khiêm nhường. Tục kết “chạ” giữa các làng Quan họ hay kết bạn giữa các "bọn" Quan họ đã hình thành nếp sống đạo đức cao quý. Người Quan họ đều là "liền anh""liền chị" và bao giờ cũng tự xưng là "liền em". Với người Quan họ, ngày xưa khách đến phải là:

Mấy khi khách đến chơi nhà,

Lấy than, quạt nước tiễn trà người xơi.

Trà này ngon lắm người ơi,

Người xơi một chén cho tôi bằng lòng.

Và đến lúc phải về, cuộc chia tay thật khó dứt, vì lời ca bao giờ cũng như níu chân khách lại:

Người ơi, người ở đừng về...

Hội hát Quan họ thường gắn với hội chùa. Cho nên chùa là nơi tụ hội và đón nhận khách Quan họ. Có tới 49 làng hát quan họ, phân bố trong bốn huyện, thị phía nam tỉnh Bắc Ninh. Nhưng nói tới Quan họ, người ta nghĩ ngay đến Hội Lim. Lim là tên nôm của xã Lũng Giang xưa. Hội mở trên đồi, nơi có chùa Lim (chùa Hồng Ân). Hội Lim đông vui và nổi tiếng nhất trong các hội Quan họ. Hội mở vào ngày 13 tháng giêng, đúng phiên đầu năm của chợ Lim.

Đến hội Lim, khách du xuân được xem và nghe hát trên đồi, hát sau chùa, hát trên thuyền và hát trong các tư gia (hát trong nhà); lại có thể nghe hát đối từng cặp (đôi nam, đôi nữ), hoặc "bọn" nam, nữ. Khách hành hương, trẩy hội Lim còn được xem nhiều hoạt động văn hoá truyền thống khác của địa phương, hay tham dự các trò chơi đu bay, chọi gà, chọi chim, đấu vật, tổ tôm điếm... vốn là những trò chơi của hội làng cổ truyền mà hội Lim vẫn giữ lại như một di sản.


-VIEW : Bắc Ninh - Hội Lim.



ĐI HỘI LÀNG ( CHÙA PHẬT TÍCH - TIÊN DU - BẮC NINH ) 2011.

KHÁM PHÁ CHÙA PHẬT TÍCH ( TIÊN DU - BẮC NINH )_2013.


-VIDEO :ĐẤT & NGƯỜI TIÊN DU






  
-Mời đọc : -Dũng Vy Quê Tôi (2004)_Đinh Văn Đích.pdf



-Click on >>-Bản đồ Google_Wikimapia :Đình Dũng Vy,Thôn giáo và Chợ Tri Phương( Chợ Ve),Làng Dũng Vy,Xã Tri Phương,Tiên Du,Bắc Ninh


Ảnh Thôn Giáo, Tri Phương, Tiên Du, Bắc Ninh 2012 :




Trẻ em tắm ao thôn Lương ( Tri Phương - Tiên Du - Bắc Ninh ) :


Hình ảnh làng quê Việt Nam :


 -Tình Ca (Phạm Duy):







-VIDEO :Ngày trở về _ (Phạm Duy) _ Hoàng Oanh

(ASIA 21)




-VIDEO :Chiều Vàng - Tiếng hát Khánh Ly





Lối Nhỏ_Lang Phu dong_2007_11_27

_




-VIDEO :
Bức Hoạ Đồng Quê - Nhạc sĩ Văn Phụng





Chuyện Phù Đổng Thiên Vương

Về đời vua Hùng Vương thứ sáu, có giặc Ân bên Tàu sang đánh phá nước ta. Vua Hùng Vương lo sợ, cùng các quan bàn kế đánh giặc.

Vua sai làm khí giới và luyện tập binh lính. Lại sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi ra giúp nước.
Bấy giờ ở làng Phù Đổng, có hai ông bà đã hơn 60 tuổi mới có đứa con trai lên 3; từ khi sinh ra chỉ nằm ngửa mà không biết nói. Khi sứ giả đến làng ấy, bà mẹ cười nói đùa với con rằng:

Sinh được một đứa con trai chỉ biết ăn uống, không biết đứng ngồi, thì làm sao mà đánh được giặc.

Cậu bé nghe vậy bỗng nhiên nói lên rằng:

- Mẹ hãy gọi sứ giả đến đây để con nói chuyện.

Bà mẹ mừng rỡ chạy khoe với xóm làng. Ai cũng thấy làm lạ, rồi cùng nhau mời sứ giả.

Khi sứ giả tới, thấy cậu bé, bèn hỏi rằng:

- Cậu bé kia gọi ta đến đây làm gì?

Cậu bé ngồi đây bảo với sứ giả:

- Sứ giả về tâu với vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, và một cái nón sắt, rồi đem lại đây cho ta. Ta sẽ đánh cho giặc tan tành.

Sứ giả vội vàng về tâu với vua chuyện lạ. Vua mừng rỡ sai thợ rèn đúc một con ngựa sắt lớn như ngựa thật, một thanh kiếm sắt, và một cái nón sắt để đưa cho cậu bé. Từ lúc đó, cậu bé mỗi ngày một lớn, ăn thật khoẻ, quần áo may không kịp. Vua sai cung cấp đầy đủ gạo thóc, lại sai lợp một cái nhà to để cậu ở. Khi giặc Ân kéo đến, cậu vươn vai đứng lên thành một người cao lớn, cậu nhận kiếm, đội nón, tạm biệt cha mẹ, dân làng rồi nhảy lên ngựa sắt phóng như bay. Đến chỗ giặc đang đóng quân, cậu vung roi sắt xông vào đánh giặc. Cậu đánh đến nỗi gẫy cả roi, phải nhổ những bụi tre ở bên đường mà quật vào đám giặc. Quân giặc chết rất nhiều. Đánh đến chân núi Sóc Sơn thì giặc tan hết, cậu cởi áo, bỏ nón lại đấy, rồi cưỡi ngựa bay lên trời.

Đến bây giờ vẫn còn dấu chân ngựa ở trên núi. Vua Hùng Vương nhớ ơn, phong cậu là Phù Đổng Thiên Vương.

(theo Em Học Sử Việt q. 2 -TTVNHB)


-Thăm đền Gióng : (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội)

Đền Gióng nằm trên một khu đất đẹp, tương truyền được xây dựng chính trên nền ngôi nhà cũ nơi Gióng sinh ra. Trước đây, nơi này chỉ là một thảo am nhưng vua Lý Thái Tổ khi dời đô ra Thăng Long đã cho xây dựng thành một ngôi đền khang trang. Trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi đền hiện tại chủ yếu là những mảnh ghép của những công trình thời Lý, thời Lê Trung Hưng, thời nhà Nguyễn và có cả những phần mang màu sắc đương đại. 
Trước đền có thủy đình nằm trong hồ bán nguyệt, được xây dựng từ thời Lý. Trải qua gần 1.000 năm nhưng những nét chạm trổ tài hoa trên gỗ vẫn còn gần như nguyên vẹn. Hằng năm thủy đình vẫn đứng đó lặng nghe những liền anh liền chị hát giao duyên trong ngày lễ hội (9-4 âm lịch). 




Tượng Phù Đổng Thiên Vương tại ngã 6 Quận 1 _SAIGON

-VIDEO :Đền và tượng Thánh Gióng Sóc Sơn HàNội 2012.


-Đền Thánh Gióng



Đền Đô_Chính điện của đền Lý Bát Đế.
Đền Lý Bát Đế, còn gọi là Đền Đô hoặc Cổ Pháp điện là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý_thuộc xóm Thượng, làng (xã) Đình Bảng (nay là phường Đình Bảng), thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) nên còn gọi là đền Cổ Pháp
Hoành phi với bốn chữ: "liên hoa bát diệp" (bông sen tám cánh) để chỉ tám đời vua nhà Lý
Thủy đình của Đền Đô
Hình Thủy đình ở mặt sau tờ "Năm đồng vàng" do Banque de L'Indochine phát hành
Đền Lý Bát Đế
Cổng trước của Đền Lý Bát Đế





-Vào chùa - Thu Huyền :




thay_giao_lang_-04-8_500


-Trường làng tôi_ Tam ca áo trắng






-VIDEO :
Khám phá Việt Nam cùng Robert Danhi_
bộ phim tài liệu 26 tập.


HỒN SÁCH CŨ

                                                                                         

       Đối với những người đang ở độ tuổi “ cố lai hy”, những cuốn sách như Quốc văn giáo khoa thư, Tâm hồn cao thượng, Thơ ngụ ngôn La Fontaine một thời đã là những cuốn sách “gối đầu giường ”. Đó như là những người bạn thân, đã gắn bó suốt khoảng thời gian thơ ấu của họ…

      Quốc văn giáo khoa thư là sách giáo khoa, vì thế rất gần gủi với nhiều thế hệ.học trò khắp mọi miền đất nước vào khoảng nửa thế kỷ trước. Thuở đó, ai cũng thuộc nằm lòng các câu văn thật giản dị, gần gủi  như  “Xuân đi học coi người hớn hở”, hay “cậu Thu đi ở giữa đường”. Ai cũng nhớ mãi hình ảnh cậu bé “ngất nghểu trên mình trâu”, hay hình ảnh cụ già hì hục khuân tảng đá, hoặc như vẫn còn nghe được tiếng ru của bà trong  buổi trưa “trời nắng chang chang, gió im phăng phắc”….

      Cũng nhờ  Quốc Văn Giáo Khoa Thư, tuổi học trò hồi đó mới biết được những mẫu chuyện bên Trung Quốc như thầy Tử Lộ đội gạo nuôi song thân, ông Lý Tích nấu cháo cho chị mà bị cháy râu, ông Lưu Khoan tha thứ cho người nữ tỳ đổ cháo lên áo ông, rồi cả chuyện bên trời Tây như ông Carnot trở lại trường xưa thăm thầy cũ; những gương hiếu học như Chàng Thừa Cung chăn lợn qua trường học, ông Châu Trí ở tại chùa Long Tuyền đốt lá đa làm đèn…Tất cả những nhân vật quen thuộc của “một thời giáo khoa thư” đều là những gương tốt, đôn hậu, thật thà, thương yêu, nhân ái với một ý tưởng luôn luôn nghĩ đến người khác.

      Quốc Văn Giáo Khoa Thư cũng chứa đựng nhiều vần thơ lục bát, mỗi bài chỉ có từ sáu đến mười câu nhưng chan chứa ý nghĩa thâm sâu, vần điệu ngọt ngào như những lời ru, nhiều câu đã trở thành những “thành ngữ” phù hợp với những chuyện thường xẩy ra trong đời thường. Ai cũng đã nghe và thuộc những câu “chốn quê hương đẹp hơn cả”, “ôi cảnh biệt ly sao mà buồn vậy”..

      Một cuốn sách khác tuy là phát xuất từ Tây phương, nhưng đã gây ấn tượng mạnh trong tâm hồn của những học cô cậu học trò thời đó, đó là  cuốn Tâm hồn cao thượng do ông Hà Mai Anh dịch từ cuốn Grand Coeur của Edmond De Amicis (1846-1908).  

 Những câu văn thật nhẹ nhàng như  “Hôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng hè trôi qua như một giấc mộng. Sáng nay mẹ tôi đưa tôi vào trường Ba Lệ Tư để ghi tên lên lớp ba...” trên bài thứ nhất viết về tháng mười của cuốn Tâm Hồn Cao Thượng. Mặc dầu với những cái tên phiên âm rất trúc trắc, xa lạ, nhưng dường như ai cũng quen thuộc với những cái tên như An Di, Phan Tín, Hạ Long,…tất cả được coi  như những đứa bạn cùng lớp với mình, cũng như hình ảnh của thầy Bích Niên với mái tóc bạc, hay cô Đan Cát Tiên hiền lành trở nên rất gần gũi….

      Cuốn sách có mười chương, mỗi chương là một tháng học trong niên khóa, mỗi tháng có sáu câu chuyện thể ký sự của một cậu bé 11 tuổi tên An Di và một câu chuyện kể trong tháng. Những câu chuyện của An Di trong Tâm hồn cao thượng chỉ là những câu chuyện chung quanh rất “đời thường” xẩy ra trong lớp học, ở một thành phố nhỏ tên Turin ở phía bắc nước Ý. Tâm Hồn Cao Thượng là những chuyện về lòng thương yêu của cha mẹ, sự tận tụy của thầy cô giáo, lòng nhân ái của con người, làm cho người đọc dễ xúc động về những câu chuyện kể. 

    Trong sách, có câu chuyện kể về những trẻ em mù, một em bé đã thốt lên câu nói rất cảm động : “Lạy trời cho tôi được mở mắt một phút thôi, để tôi nhận lại mặt mẹ tôi mà tôi đã quên mất rồi!”. Cuốn Tâm hồn cao thượng  cho  ta biết hạnh phúc là gì, nói về những điều ai cũng  có mà  không hay biết. Đó là những câu chuyện kể rất bình thường, dịu dàng của một người thầy nói với học trò, một người mẹ nói với con, không chỉ làm rung động những tâm hồn ấu thơ , mà và ngay cả đối với những người lớn, những câu chuyện bình thường mà chan chứa những điều nhân nghĩa. Dù cuốn sách lấy bối cảnh của một thành phố tận nước Ý xa xôi, nhất là vào một thời điểm mà thế giới chưa rộng mở như ngày nay, nhưng người đọc vẫn cảm thấy gần gũi với những câu chuyện “rất Người”. Như tựa đề Tâm hồn cao thượng, cuốn sách làm cho tâm hồn người đọc hướng thượng, tốt hơn, hiền hơn, biết yêu thương hơn…

     Một cuốn sách khác là cuốn thơ ngụ ngôn Les Fables de La Fontaine do Nguyễn Văn Vĩnh dịch từ Pháp ngữ, với phần minh họa của họa sĩ Mạnh Quỳnh. Chắc hẳn nếu không có học giả Nguyễn Văn Vĩnh, thơ ngụ ngôn của thi hào La Fontaine (1612-1695) không thể phổ biến đến đại đa số người Việt trong những thập niên 40, 50 của thế kỷ trước Ngày nay những lời dịch của ông  từ thơ La Fontaine đã thành những thành ngữ rất quen thuộc như “Lý kẻ mạnh bao giờ cũng đúng”, “Con Nhái Muốn To Bằng Con Bò”, “Con Cáo với Giàn Nho”, “Hội Đồng Chuột”, “Bán Da Gấu”, “Gà Đẻ Trứng Vàng”, “Chuyện Cô Bê Rét”...  Thơ ngụ ngôn của La Fontaine đã đưa ông lên vị trí của những nhà thơ cổ điển nước Pháp. Có những ví von, những câu nói cửa miệng, chúng ta dùng thường ngày, nhưng  ít ai khi nghĩ đến nó phát xuất từ những chữ nghĩa mỉa mai, răn đời của nhà thơ  La Fontaine.


       Đó là những cuốn sách đã đi vào tâm tưởng của nhiều thế hệ học trò của nửa đầu thế kỷ trước. Cho dù hôm nay da đã mồi, tóc đã bạc, nhưng mỗi khi ngồi giở lại từng trang sách, ai cũng thấy lại được những ngày xưa thơ ấu của mình… Và mặc dù ngày nay,  nó đã được in lại trên những trang giấy mới, bìa mới, thơm mùi mực mới, nhưng đây chính là...những cuốn sách rất cũ trong cái “thư viện tâm hồn” của những người đang hoặc đã bước vào cái tuổi  “  cổ lai hy..”

-Đọc lại sách cũ ôn lại kỷ niệm thời thơ ấu :


ball   Sách Truyện Tiểu Thuyết Tự Lực Văn Đoàn

ball  -TÂM HỒN CAO THƯỢNG, EDMOND DE AMICIS_ Hà Mai Anh dịch

 ball   -CUORE (HEART) in English_Edmondo De Amicis
(HEART)

ball-Thơ ngụ ngôn La Fontaine

của Jean de La Fontaine, người dịch: Nguyễn Văn Vĩnh

 ball-  Les Fables de Jean de La Fontaine


  ball   -Le livre de mon ami _ Anatole FRANCE


   ball   – Lettres de mon moulin_DAUDETAlphonse 


  ballCover art

  ball  Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân

  ball   - Quốc Văn Giáo Khoa Thư


  ball   Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Dự Bị - PDF Files: 123456789101112

hinhbia


QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ :
quocvan


Thưở thiếu thời, nhiều khi đọc một bài thơ hoặc một tác phẩm mà không hề biết tên thật hay con người thật của tác giả - nhưng có những câu thơ hoặc một đoạn văn, ở lại rất lâu trong lòng tôi... sống với tôi, nổi trôi với tôi - qua những thăng trầm, vinh nhục của cuộc đời .
Như bài «Kẻ ở người đi » trong quyển Quốc văn Giáo Khoa thư : Vừa ra khỏi nhà,thì trong lòng tôi tự nhiên sinh ra buồn rầu vô cùng . Từ thưở bé đến giờ, chỉ quen vui thú ở nhà, nay tôi mới biết cảnh cảnh biệt ly là một ! Chân bước đi, mặt còn ngoảnh lại : từ cái mái nhà, cái thềm nhà, cái lối đi, cho đến bụi cây đám cỏ, cái gì cũng làm cho tôi quyến luyến khác thường ! Thuyền đã nhổ sào, ai nấy đều chúc cho tôi thuận buồm xuôi gió, bình yên khoẻ mạnh. Thuyền đã đi xa, mà tôi còn đứng nhìn trở lại, nhìn mãi cho đến lúc không trông thấy nữa mới thôi. Ôi ! cái cảnh biệt ly sao mà buồn vậy !
Đời cũng trải qua nhiều cảnh biệt ly : Ôm gói quần áo bằng một đòn bánh tét, từ giã mẹ già dưới quê lên Tỉnh học - quảy một cái túi xách nhỏ lên vai, quay lại nhìn những khuôn mặt yêu thương rồi lửng thửng bước đi .. lên đường nhập ngủ - rồi cũng một túi xách, lần nầy cũ rách hơn,
nhìn lại ngôi nhà, nhìn lại những đôi mắt đẫm lệ... để buớc vào nhà tù cãi tạo…. Đời sao mà nhiều biệt ly như vậy !
Mỗi lần từ gĩã người thân yêu tôi thấm thía nhớ đến câu : `` Ôi ! cái cảnh biệt ly sao mà buồn vậy !``

 TÔI ĐI HỌC

Truyện Ngắn THANH TỊNH
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn:







 






-VIEW :

ball   XỨ DŨNG QUÊ TÔI_Bút ký Lam Thi Đinh Văn Diệm



No comments:

Post a Comment