Responsive Navbar with Dropdown

Home About

Responsive Topnav with Dropdown




**~***** Việt Nam Quê Hương Tôi ******  Vietnam My Native Land ****** Vietnam Mon Pays Natal ********* Vietnam **** ******   Việt Nam  *** 



Thursday, March 19, 2015

Nhà thờ Giáo xứ Cẩm Giang_Giáo Phận Bắc Ninh

GIÁO XỨ CẨM GIANG XƯA VÀ NAY 

Kỷ niệm 100 năm Nhà Thờ Xứ Cẩm Giang (Bắc Ninh)
1899-1999.




Rước Kiệu đi ngang Nhà Quan Cư Giáo Xứ Cẩm Giang ngày xưa.


1940_Cổng Giáo xứ Cẩm Giang.

1944_Cổng Nhà Xứ Cẩm Giang_1944 Mission Catholique.



Hình Xưa và Nay





Nhà thờ giáo xứ Cẩm Giang_11-01-2007.


-Nhà thờ giáo xứ Cẩm Giang (2012-05-11).


- Noel 2013 .



-VIDEO:2021-02-17_NHÀ THỜ GIÁO XỨ CẨM GIANG (nhìn từ trên cao) by  camera drone.


- Nữ Vương Hòa Bình :





 Đôi nét về giáo xứ Cẩm Giang  


Giáo xứ Cẩm Giang là 1 trong 12 xứ đạo đầu tiên khi thành lập giáo phận năm 1883. Hiện giáo xứ có 912 nhân danh sinh hoạt Đức tin trong 3 giáo họ: Cẩm Giang, Đồng Lạng và Trà Sơn. Giáo xứ có địa giới hành chính rộng lớn bao gồm toàn bộ thị xã Từ Sơn và một số xã thuộc huyện Tiên Du. 
Giáo họ nhà xứ Cẩm Giang
Họ nhà xứ Cẩm Giang nằm trên địa bàn hành chính khu phố Nguyễn Giáo – Phường Đồng Nguyên – Thị xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh. Cẩm Giang cách toà giám mục (TGM) Bắc Ninh chừng 12km về hướng Tây Nam, cách trung tâm Hà Nội 20km.
Cẩm Giang hiện có 507 nhân danh sống tập trung trong khu phố Nguyễn Giáo (phường Đồng Nguyên có 17.000 dân). Hòa trong quá trình đô thị hóa, giáo dân Cẩm Giang đã chuyển dịch dần từ nông nghiệp sang các nghề công nghiệp, dịch vụ – thương mại. Về cơ bản, đời sống kinh tế của bà con giáo dân Cẩm Giang khá ổn định.
Nhà thờ Cẩm Giang là ngôi nhà thờ cổ kính, án ngữ sát bên đường quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn, được xây dựng năm 1899 với diện tích 380m2 (chiều dài 36m, chiều rộng 10,5m), mái cao 9m, tháp chuông cao 26m với 2 quả chuông mỗi quả nặng trên dưới một tạ. Tổng khuân viên nhà thờ, nhà xứ Cẩm Giang có diện tích 8,900m2.
Vào cuối thế kỉ XVIII, một chi tộc nhỏ của họ Trần đón nhận ánh sáng Đức tin và chuyển tới lập nghiệp trên mảnh đất hoang (Cẩm Giang hiện nay). Sau đó sáp nhập cùng chi họ Hà (có cha già Nhã) và họ Trương (con cháu cụ Trương Thế Nghĩa tử đạo tại thành Bắc Ninh 1862), họ Phạm (có cụ cố Lãm là cố của cha Tự) từ đó hình thành họ giáo Cẩm Giang. Năm 1883, Cẩm Giang là 1 trong 12 giáo xứ đầu tiên khi giáo phận Bắc Ninh được thành lập. Trước biến cô di cư, Cẩm Giang có chừng trên 500 nhân danh (tương đương như ngày nay). Tới năm 1954, có 4/5 làng chuyển vào miền Nam và sống rải rác tại nhiều giáo xứ thuộc tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai… Sau năm 1954, cha chính Lộc từ Xuân Hòa về trông nom giáo xứ và tiếp đó là các cha quản xứ. Năm 2007, cha Giuse Phạm Đức Hậu được bổ nhiệm là cha xứ Cẩm Giang, năm 2009 là cha Giuse Trần Bá Hạnh, từ năm 2013 tới nay là cha Giuse Hoàng Trọng Hựu.
Hiện nay, Cẩm Giang thường xuyên có Thánh Lễ vào ngày thường, chủ nhật có 2 Thánh Lễ. Giáo họ có rất nhiều các hội đoàn như: Dòng Ba Đa Minh, Gia Trưởng, Mân Côi, Hội Lòng Chúa thương xót, đoàn kim nhạc, phong trào TNTT… hoạt dộng thường xuyên.
Nhà thờ và tượng đài Đức Mẹ







-Saint Teresa of Avila :Thánh Quan Thày Giáo Xứ Cẩm Giang :Lễ Kính vào ngày 15 tháng 10.
Teresa of Ávila, also called Saint Teresa of Jesus, baptized as Teresa Sánchez de Cepeda y Ahumada, (March 28, 1515 – October 4, 1582).

Teresa of Avila dsc01644.jpg
Teresa of Avila 15 October 1582 :
Teresa of Ávila, also called Saint Teresa of Jesus, baptized as Teresa Sánchez de Cepeda y Ahumada, (March 28, 1515 – October 4, 1582) was a prominent Spanish mysticRoman CatholicsaintCarmelite nun, writer of the Counter Reformation, and theologian of contemplative life through mental prayer. She was a reformer of the Carmelite Order and is considered to be a founder of the Discalced Carmelites along with John of the Cross.
In 1622, forty years after her death, she was canonized by Pope Gregory XV and in September 27, 1970, was named a Doctor of the Church by Pope Paul VI. Her books, which include her autobiography (The Life of Teresa of Jesus) and her seminal work El Castillo Interior (trans.: The Interior Castle) are an integral part of Spanish Renaissance literature as well as Christian mysticismand Christian meditation practices as she entails in her other important work, Camino de Perfección (trans.: The Way of Perfection)
Têrêsa thành Ávila (hay còn gọi là Thánh Teresa Sanchez de Cepeda y Ahumada, sinh: 28 tháng 3 năm 1515 - mất: 4 tháng 10 năm 1582) là một nữ tu sĩ Dòng Cát Minh (Dòng Camêlô), một nhà thần học nổi tiếng người Tây Ban Nha của Giáo hội Công giáo Rôma, bà gắn cả đời mình với cuộc sống chiêm niệm và lời cầu nguyện tinh thần.
Điều đáng chú ý ở bà là một nhà cải cách Dòng Cát Minh, người sáng lập ra Tu viện Cát Minh cho các nữ tu. Bà sáng tác những tác phẩm như: Con đường đi đến toàn thiệnLâu đài nội tâmQuyển sách của những nền tảng. Năm 1622, bốn mươi năm sau khi qua đời, bà chính thức được Giáo hoàng Gregory XV phong thánh. Năm 1970, bà được Giáo hoàng Phaolô VInâng lên hàng Tiến sĩ Hội Thánh.

Thời thiếu nữ

Teresa sinh ra tại Avila năm 1515. Cha của cô là một thương gia giàu có, kết hôn với một phụ nữ quí tộc. Ông nội của cô là một người Do thái. Mẹ cô chết sớm và cha của cô đã gởi cô vào học trong một tu viện. Đến năm 14 tuổi thì cô quyết định trở thành một nữ tu, tuy vậy điều này vấp phải sự chống đối của cha cô. Nhưng cô quyết tâm tu hành và đã trốn vào trong một tu viện Dòng kín Cát Minh ở Avila. Sau đó cô đã bị bệnh nặng nên cha của cô đã đến dưa cô về nhà. Bệnh tình cô có lúc rất trầm trọng. Tuy nhiên sau đó, thì cơn bệnh đã thuyên giảm nhiều. Cô có thể đi lại được và đã xin trở lại tu viện. Khi ở trong tu viện Teresa nhận thấy lối sống của những nữ tu không còn nghiêm ngặt nữa và tu viện Avila đã biến thành như một nhà nội trú cho các thiếu nữ con nhà giàu và quí phái hơn là một nhà cầu nguyện.

Cống hiến cho tôn giáo

Đến năm 39 tuổi Teresa mới thực sư chuyển hướng và quyết định hiến dâng hoàn toàn cho đời sống cầu nguyện. Sau quyết định đó thì bà quyết tâm sửa đổi, cải cách Dòng Cát Minh trở lại với những luật lệ và lề lối của nhà dòng lúc ban đầu. Sau nhiều lần khẩn cầu bà được giáo quyền chấp thuận. Một tu viện mới được thành lập ở Avila vào năm 1562. Cộng đồng mới này được gọi Dòng Cát Minh đi dép (Discalced Carmelites). Các tu sĩ chỉ sống bằng tiền lạc quyên và bằng công việc lao động tay chân với những giờ kinh nguyện rất nghiêm ngặt.
Từ vùng Avila Teresa, còn thành lập thêm 16 tu viện nữa. Trong thời gian cải cách bà bị rất nhiều chống đối ngay đến những chị em nữ tu trong nhà dòng. Lúc bấy giờ ở Tây Ban Nha có những Tòa án Dị giáo (Inquisition), là một phụ nữ và là một nhà cải cách chỉ dựa vào những thị kiến riêng tư là một điều rất nguy hiểm. Linh mục linh hướng của bà là Gioan Thánh Giá đã có lần bị bắt giam dưới hầm của một tu viện ở Toledo.
Teresa đã vượt qua mọi gian nan trở ngại. Tòa án Dị giáo không phải chỉ là một mối lo âu, bà còn phải trải qua những cơn bệnh đau đớn và những thiếu thốn vật chất. Nhưng bà đã vượt qua tất cả để quyết tâm hành đạo


 Giáo xứ Cẩm Giang 

Qua khỏi Từ Sơn chừng hơn cây số, du khách sẽ thấy một lối mòn nhỏ vương vấn ”hồn thu thảo”. Rẽ vào bên trái, qua một con đường xe lửa dáp cao chắn ngang lối mòn, du khách sẽ nhìn thấy ngọn tháp rêu phong cổ kính vươn cao in hình trên nền trời xanh thẳm, Đó là tháp chuông xứ Cẩm Đường. Từ trên dốc đường xe lửa đi xuống, khách đi vào một cổng thôn cũng rêu phong cổ kính không kém ghi niên hiệu 1940.
Xứ Cẩm Đường là một trong năm xứ của hạt Bắc Ninh: Bắc Ninh, Cẩm Đường, Tử Đình, Đồng Tỉnh, Quả Cảm.
Trong niên giám thống kê công giáo toàn Đông Dương năm 1937- 38, ta thấy ghi như sau:
Xứ Cẩm Đường, (nay là Xứ Cẩm Giang) phủ Từ Sơn:
• 22 họ
• Chánh xứ: Francois Trấn
• Phó xứ: Joseph Nguyễn Khắc Mẫn
• Thầy giảng: 4
• Học sinh: 25
• Giáo dân: 1299
Về hành chính, Cẩm Đường là một xóm của thôn Nguyễn thuộc xã Cẩm Chương hay Cẩm Giang, tổng Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn. Hiện nay Cẩm Giang thuộc khu phố Nguyễn Giáo, xã Đồng Nguyên, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.






Nhà thờ Giáo Xứ Cẩm Giang
                    
                      - Địa chỉ : Hoàng Nguyên, Tiên Sơn, Bắc Ninh  ( Bản đồ )
                      - Chánh xứ : Linh mục Giuse Hoàng Trọng Hựu (9/2013)
-Số giáo dân 1598
               





15-10-2011

Chánh xứ : Linh mục Giuse Hoàng Trọng Hựu 















NOEL 2014.





Lược sử Giáo xứ Cẩm Giang
Đôi nét về Giáo xứ Cẩm Giang
Giáo xứ Cẩm Giang bắt nguồn từ một xóm nhỏ của thôn Nguyễn, thuộc xã Cẩm Chương hay Cẩm Giang, Tổng Tam Sơn, Huyện Đông Ngàn phủ Từ Sơn. Giáo xứ Cẩm Giang có thánh bảo trợ là Têrêsa Avila với số giáo dân là 1.598 người. Cách Tòa Giám Mục Bắc Ninh khoảng 15 km theo quốc lộ 1A, giáo xứ có vị trí địa lý thuận lợi để giao thương kinh tế và văn hóa.
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử giáo xứ đã đón nhận được biết bao hồng ân của Thiên Chúa, từ khi đón nhận đức tin cho đến nay đã được 223 năm và kỷ niệm 112 năm Nhà thờ xứ Cẩm Giang.
Đức tin đã được đón nhận và phát triển nhanh chóng qua các dòng họ; lúc đầu là họ Ngô, họ Trương, họ Nguyễn, họ Trần, họ Hà ở Cẩm Giang; về sau có thêm họ Nguyễn ở Thổ Hà nhập cư đến, họ Phạm, họ Bùi. Số người Công Giáo ngày càng đông lên và được chia làm hai Giáp là Giáp Nội và Giáp Xuất.
Thời gian đầu (1700- 1790) giáo xứ xây dựng nhà thờ tranh tre là nứa trên đất họ Ngô ( nay thuộc bờ ao thôn Nguyễn) sau đó nhà thờ được chuyển về đất họ Trương (nay là đất chỗ bà Kỳ) số giáo dân ngày một đông thêm. Trong thời vua Tự Đức ra sắc chỉ cấm đạo (1860- 1862), giáo xứ đã vinh dự có được Cha Thánh Đaminh Cẩm (1859) và cụ lang Nghĩa (1862) tử đạo; sau thời cấm đạo đến năm 1883 giáo xứ Cẩm Giang cũng phát triển theo sự hưng thịnh của Giáo hội Việt Nam. Lúc này cũng chính là lúc Giáo phận Bắc Ninh được thành lập và giáo xứ Cẩm Giang là một trong 11 Giáo xứ đầu tiên của Giáo Phận.
Cha coi sóc đầu tiên là Cha Phạm Khắc Đoán, ngài là nhà nho sỹ và có tài kiến trúc, hội họa. Ngài là tác giả xây dựng nên hương ước, nhà thờ Cẩm và khuôn viên giáo xứ như hiện nay. Sau đó là thời cha Khải thay thế coi sóc giáo xứ. Do nhu cầu mục vụ , ngài đã nới rộng thêm gian Cung Thánh như bây giờ. Tiếp theo là cha Trấn, cha Châu (quê Nam Định) coi sóc giáo xứ. Từ năm 1940-1945 cha Mẫn chính xứ cẩm, ngài đã cho xây nhà xứ, cổng, bàn thờ sơn son thiếp vàng. Kế tiếp từ năm 1945-1950 Cha Ngô Văn Yên Chính xứ Cẩm, sau đó ngài về làm hiệu trưởng trường Vinh Sơn Liêm Bắc Ninh.
Từ năm 1951-1962 Cha Phê-rô Nguyễn Văn Lộc Chính xứ Cẩm. Từ năm 1962 trở đi hầu hết các Cha đều giám quản gião xứ Cẩm, Cha chính Quảng (Đức Cha), Cha Can, Cha Kinh, Cha Văn, Cha Đại, Cha Ân; mãi đến năm 2007 Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt (giám quản Giáo phận Bắc Ninh) bổ nhiệm cha Giuse Phạm Đức Hậu làm cha chính xứ. Sau hai năm coi sóc, ngài được cử đi du học. Giáo xứ được Cha Giu-se Trần Quang Vinh giám quản đến năm 2009 Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt đã bổ nhiệm Cha Giuse Trần Bá Hạnh chính xứ Cẩm Giang như hiện nay.Ngày 18 tháng 9 năm 2013, giáo xứ Cẩm Giang hân hoan chào đón Cha Tân chính xứ Giuse Hoàng Trọng Hựu.

(Trích từ Giáo phận Bắc Ninh: một chặng đường) - Giáo phận Bắc Ninh



XEM:Bản đồ GoogleNhà thờ Giáo xứ Cẩm Giang :











Đức GM Giáo Phận



Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt 

Giám mục chính tòa Giáo phận Bắc Ninh
(2008 – nay)

Gx Cẩm Giang hân hoan đón mừng Cha Tân Chính Xứ – Giuse Hoàng Trọng Hựu

Friday, September 20, 2013.
Nằm gọn bên quốc lộ 1A, cách Tòa Giám Mục Bắc Ninh chừng 15km, giáo xứ Cẩm Giang hiên ngang ở đó như là dấu chỉ của lòng thương xót Chúa. Hơn ba trăm năm đón nhận Tin Mừng, giáo xứ Cẩm Giang đã trải qua biết bao thăng trầm lịch sử; nuôi dưỡng biết bao tâm hồn người Kitô hữu cũng như ghi dấu chân của biết bao vị mục tử.
Hôm nay, ngày 18 tháng 9 năm 2013, giáo xứ Cẩm Giang hân hoan chào đón Cha Tân chính xứ Giuse Hoàng Trọng Hựu như những người con luôn khát khao được thấy cha hiền.
Lúc 9 giờ cùng ngày, toàn thể cộng đoàn cùng hiệp dâng lên Chúa muôn lời tri ân cảm mến. Đến tham dự thánh lễ tạ ơn này có sự hiện diện của Cha Tổng Đại Diện, Quý Cha trong và ngoài giáo phận, quý khách cùng đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài xứ.
Thiết tưởng cũng nên nhắc lại: Giáo xứ Cẩm Giang có gần 1600 giáo dân, thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Từ năm 1962 đến nay, giáo xứ Cẩm Giang đã chào đón 7 cha giám quản và 3 cha chính xứ: Cha Giuse Phạm Đức Hậu, Cha Giuse Trần Bá Hạnh và Cha Giuse Hoàng Trọng Hựu.
Tâm sự trước toàn thể cộng đoàn hiện diện, Cha chính xứ Giuse xin mượn lời của một ngôn sứ trong sách cựu ước: Tôi chỉ là một cậu bé nhà quê, tôi chỉ là một người chăn cừu nhưng vâng lời Người tôi xin đi, và ngài đã đến nơi đây – tại giáo xứ Cẩm Giang này.
Nguyện chúc Cha Tân chính xứ Cẩm Giang cùng toàn thể cộng đoàn giáo xứ luôn bình an, hiệp nhất và yêu thương để “đất Bắc Ninh trổ sinh hoa trái”.



Thánh Lễ Thêm Sức 8/6/2014 :


-VIEW :Thánh Lễ Thêm Sức 8/6/2014

Cứ mỗi sáng Chúa nhật, khuôn viên nhà thờ Giáo Xứ Cẩm Giang lại rộn lên tiếng nói cười của đoàn chiên nhỏ trong Xứ Đoàn Maria Trinh Vương sau một tuần học tập vất vả, đến với Chúa để được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Bầu khí ấy ngày hôm nay càng rộn ràng hơn với tiếng nói trong trẻo và nụ cười hồn nhiên của tuổi thơ. Bức tranh của cảnh sáng sớm hè ngày Chúa nhật này còn thêm sinh động bởi sự hiện diện của những cô bé, cậu bé với đồng phục Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể với khăn quàng các màu tung tăng chạy nhảy trên sân, chuyện trò to nhỏ với nhau. Với sự hiện diện của Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt càng làm cho bầu không khí chở nên sôi nổi, năng động hơn với những bài múa cử điệu.

Đức cha giám mục Giáo phận Bắc Ninh đã đến cử hành thánh lễ ban Bí tích Thêm sức cho gần 150 thiếu nhi của Giáo xứ Cẩm Giang - Dũng Vi. ( và các họ nhỏ Đồng Lạng - Trà Sơn - Vĩnh )
Mở đầu thánh lễ, trong phần đón tiếp, Linh mục chánh xứ Giuse Hoàng Trọng Hựu đã giới thiệu với Đức Giám mục về tình hình sinh hoạt của Giáo xứ - Xứ đoàn Thiếu Nhi.
Chia sẻ trong thánh lễ, Đức Giám mục Giáo phận đã đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống của mỗi tín hữu Kitô. Ngài kêu gọi mỗi tín hữu hãy tích cực cộng tác và tin tưởng vào sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, đồng thời, phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa, để cuộc sống của mỗi người luôn trở nên là muối, là men giữa lòng thế giới hôm nay. Sau phần Giảng lễ, từng em nghiêm trang tiến lên cung thánh lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần từ tay Đức Cha và các cha được sự ủy nhiệm trong bầu khí linh thiêng. 
Sau phần Hiệp lễ, một em đại diện cho Giáo xứ và các em lãnh nhận Bí tích Thêm Sức có đôi lời cảm tạ Đức Cha, Cha sở, và quý Cha đã đến dâng thánh lễ đồng tế. Các em cũng không quên cảm ơn ông bà cha mẹ, quý ân nhân, quý khách và cộng đoàn đã đến để cầu nguyện cho các em được đầy tràn hồng ân Chúa Thánh Thần, cùng với lời hứa: Chúng con xin hứa, nhờ ơn Chúa thánh thần soi sáng, chúng con sẽ: “sống Đức tin thể hiện bằng đức ái, để giáo xứ, giáo phận chúng ta trổ sinh hoa trái” . Một em dâng lên Đức Cha lẵng hoa tươi thắm để tỏ lòng thảo hiếu.
Sau Thánh lễ, các em cùng với Đức Cha và Cha sở và các cha đồng tế ghi lại những tấm hình kỷ niệm.




-VIEW :Cẩm Giang: Tái thiết lập xứ đoàn Thiếu nhi Thánh thể

Hôm nay, ngày 22/08/2013, ngày mà toàn thể Giáo Hội mừng lễ Đức Maria Trinh Vương, Giáo xứ Cẩm Giang đã long trọng tổ chức ngày tái lập phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Cách đây 77 năm ( năm 1938), PTTNTT đã đến với Giáo Xứ Cẩm Giang, khi đó gọi là “Nghĩa Binh Thánh Thể” xứ Cẩm Đường, cờ của phong chào vẫn được giáo xứ gìn giữ cho đến ngày nay, nhưng vì hoàn cảnh đất nước 1954, PTTNTT đã gần như ngưng hoạt động. Trong bối cảnh hiện nay, nhận thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục ki-tô giáo cho các em để  “Thiếu Nhi hôm nay, Thế Giới ngày mai”, Giáo Xứ đã vui mừng tái lập lại PTTNTT, lấy tên là XỨ ĐOÀN MARIA TRNH VƯƠNG.




Hình ảnh nhà thờ Giáo xứ Cẩm Giang



Cổng làng Cẩm Giang








2. Cẩm Đường trước 1898
Vào thời vua Lê chúa Trịnh khi xưa, cách nay đã mấy trăm năm rồi, khi đó nơi mà nay là họ nhà xứ Cẩm Đường vẫn còn là bãi tha ma hoang vắng có một chi thuộc họ Trần đã bỏ xóm Nội của xã Cẩm Giang và ra lập nghiệp trên bãi đất hoang đó. Lý do là vì cụ tổ của chi họ Trần nay đã nhận được ánh sáng Phúc Âm, về sau có thêm các chi họ là Hà (họ của cha già Nhã) họ Phạm và họ Trương đến chung sống. Tự do hình thành nhà xứ Cẩm Đường sau này.
Trong những ngày đầu xây dựng, xóm Giáo khi xưa đó nhà cửa thưa thớt, nhà thờ nhỏ, lợp tranh nằm ở chỗ mà nay là nhà ông Chánh Tự. Tuy nhỏ bé nhưng ngày mấy buổi vẫn vang lên lời kinh êm đềm tha thiết, trong sương sớm giăng mờ trời đất hay trong gió ngàn vi vút buổi chiều hôm. Thỉnh thoảng có linh mục dòng Đa Minh từ Xuân Hòa đến cử hành Thánh lễ. Những khi đó, lòng người xóm Giáo Cẩm Đường lại lâng lâng một niềm kính tin vô biên. Lâu hồi đời nọ qua đời kia, xóm Giáo ngày một đông, nhà cửa dần dần lấp kín mảnh đất xưa kia hoang vắng. Nhưng điều vô cùng quí giá hơn nữa là bóng cây Thánh Giá đã hiên ngang đứng giữa một khu dân cư trù phú xung quanh theo Phật giáo.
Mặc dù đắm mình trong hương luá ngát thơm, ngàn dâu xanh ngát, những cảnh hội hè đình đám náo nhiệt và những đêm ca quan họ giao duyên trữ tình, người dân xóm Giáo Cẩm Đường vẫn không quên lời kinh tha thiết, lòng đạo ân cần và những đức hạnh sâu sắc. Từ đó đã nảy sinh những khuôn mặt thánh đức, tài cán làm rạng danh cho xứ Cẩm. Ta có thể kể hai khuôn mặt tiêu biểu cho xứ Cẩm trong TK 19, cùng mang tên Cẩm:
- Hiển Thánh Tử Đạo Đa Minh Nguyễn Văn Cẩm
- Tổng đốc hải dương Nguyễn Quốc Cẩm
( Về Thánh Cẩm xin coi trong tiểu sử)
Nguyễn Quốc Cẩm là dưỡng tử cụ Lang Nghĩa, vị anh hùng tử đạo của quê hương Cẩm Đường, bị chôn sống tại Cổng Tả thành Bắc Ninh hơn hai năm, nhiều lần đã thoát khỏi hình phạt đánh bằng trượng.
Cụ lang Nghĩa tử đạo là vị tiền bối anh hùng của xứ Cẩm. Cụ là một lương y danh tiếng giàu lòng nhân đạo. Trong đời, cụ thường phân phát tiền bạc cứu giúp nhiều người nghèo khổ hoạn nạn. Cụ là tấm gương lớn đáng cho con cháu Cẩm Đường đời đời noi theo. Cụ lang Nghĩa có tên ghi trong sổ tù là Nguyễn Văn Khương, Nghĩa là tên con trưởng của cụ. Nhiều bà con xứ Cẩm vẫn cho là cụ thuộc họ Trương. Điều này không biết thực hư thế nào, vì vào thời kỳ đó, tên tuổi hộ tịch của người dân Bắc Bộ rất lờ mờ với mục đích tránh thuế thân của triều đình nhà Nguyễn, bốn năm người mới có chung nhau một thẻ bài (chứng minh nhân dân).
Năm 1883, giáo phận Bắc( Bắc Ninh ngày nay) được sắc của Tòa Thánh tách khỏi giáo phận Đông, khi đó Đức cha Lễ đang ở Nê, cha già Nhã là nghĩa tử của đức cha Lễ, quê ở Cẩm. Trong đời Đức cha Lễ coi Bắc Ninh, xứ Cẩm Đường đã được thành lập, có lẽ chính thức là từ năm 1898.







Giáo xứ Cẩm Giang_18-05-2004




Nhà xứ Cẩm Giang rêu phong cổ kính.



Cổng cũ dã xây dựng đựơc :1944>>2004 = 60 năm,nay đập đi xây lại như bên dứơi :

Một cái cổng cổ xưa chắc và đẹp xây dựng 60 năm bị phá đi thật uổng !
Không hiểu tại sao Việt Nam ta không giữ gìn di tích cổ xưa mà xây lại cái mới như
dưới đây :
-Cổng vào nhà Cha xứ mới làm lại

        

 Đất nước người ta giữ gìn di tích cổ xưa  cách đây 20 thế kỷ vẫn còn để cho du khách đến chiêm ngưỡng như Đấu Trường La Mã ( Colosseum) tại nước Ý Đại lợi (Italy) :


Dù đổ nát vẫn giữ nguyên trạng :

     
Nhà xứ Cẩm Giang.

                    

  










NOEL 2013



NOEL 2013







-VIDEO : Noel 2013  tại Giáo Xứ Cẩm Giang - Giáo Phận Bắc Ninh


ballKết Thúc Tháng Hoa Kính Đức Mẹ 2014

Updated about 3 months ago
Chiều Thứ 7 kính Đức Mẹ, 31.5.2014, Giáo Xứ Cẩm Giang đã tổ chức dâng hoa, kết thúc tháng Hoa năm 2014.
Cả nhà thờ thường ngày rộn tiếng kinh nay yên lặng hoàn toàn, nhường chỗ cho các bài hát dâng hoa cổ truyền ca vãn kính Đức Mẹ

Giáo xứ Cẩm Giang hôm nay họp nhau nơi đây để tôn kính Mẹ, xin dâng lên mẹ tâm tình mến yêu và tri ân qua những lời ca tiếng hát và những đóa hoa xinh tươi, chúng con xin dâng lên Mẹ cuộc đời của mỗi người chúng con trong vòng tay từ mẫu của Mẹ.

Chúng con xin dâng lên Mẹ những bình hương thơm ngát để xin Mẹ luôn mãi ở giữa chúng con, để chúng con được thấm nhuần hương thơm nhân đức của Mẹ.

Chúng con xin dâng lên Mẹ những ngọn nến lung linh, để xin Mẹ thắp lên trong chúng con những ngọn nến của niềm tin, đốt lên ánh sáng của lòng cậy trông, dẫn đưa chúng con trong đêm tối cuộc đời, như xưa Mẹ đã cùng với con Mẹ lữ hành trên bước đường Cứu chuộc. Xin Mẹ soi dẫn niềm tin chúng con đến bến bờ ánh sáng, nơi Đức Giêsu – Con Mẹ hiển trị đời đời, chúng con tin tưởng Mẹ luôn đồng hành chở che, chúng con vững dạ an lòng và hân hoan tiến bước.

Xin dạy chúng con biết sống phó thác XIN VÂNG như Mẹ trước những thánh giá cuộc đời để chúng con luôn sống trung thành theo thánh ý Thiên Chúa. Xin Mẹ dìu dắt chúng con đi trên con đường Mẹ đã đi, để chúng con sẽ được chung hưởng với Mẹ vinh quang bất diệt trên quê trời.

- Dâng Hoa Kính Đức Mẹ Giáo Xứ Cẩm Giang 2014 :




Christmas 2014_Giáo Xứ Cẩm Giang
Christmas 2014_Giáo Xứ Cẩm Giang.


- Giáng Sinh 2014 - Giáo Xứ Cẩm Giang _Playlist (27 videos) : 



-VIEW : Giỗ tổ 2015






Hàng năm, cứ vào ngày 10 tháng riêng (ÂL) là mọi con cháu trong Giáo Xứ Cẩm Giang dù ở xa cũng xum họp về ngôi làng nhỏ bé để mừng ngày giỗ tổ của giáo xứ.

Dù tất bật thế nào đi chăng nữa trong cuộc mưu sinh, dù cả năm bôn ba làm ăn ở nơi xa, nhưng chốn quay về vẫn là gia đình. Nhiều gia đình cho rằng mỗi dịp tảo mộ cũng là một dịp giãi bày với ông bà, cả gia đình, dòng họ với tổ tiên.

Người ta đi thăm viếng, vun lại những nấm mồ, phát cỏ dại, chặt cây cối quanh mộ, sửa sang, tu bổ mộ phần những người quá cố trong gia đình, và cả những phần mộ của các vị tổ tiên nhiều đời trước đó.

Về quê tảo mộ mỗi dịp xuân về đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của kito hữu XỨ CẨM ĐƯỜNG. Đó cũng là thể hiện tình cảm hướng về với nguồn cội. Người ta ví: “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu” là vậy. Ca dao xưa cũng có câu:
“Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn”

-GIÁO XỨ CẨM GIANG HÂN HOAN ĐÓN MỪNG TÂN CHA XỨ GIUSE NGUYỄN HOÀNG ÂN 30/06/2018:



-Giáo sứ Cẩm giang làm hang đá và chuận bị cho noel 2012:


-Giáo phận Bắc Ninh một chặng đường :



-Website : Giáo Xứ Cẩm Giang _on facebook.


-VIDEO : Giáo Xứ Cẩm Giang_youtube_Playlist.



-PHOTO : Giáo Xứ Cẩm Giang_on facebook.


-VIDEO  : Giáo Xứ Cẩm Giang_on Facebook


    


E VANGELIZATION OF THE CATHOLIC IN BAC NINH.DAT:









-Về thăm Nhà thờ giáo xứ Cẩm Giang năm 2004 _Sau 50 năm xa cách(1954 - 2004):


Nhà thờ giáo xứ Cẩm Giang_18-05-2004.

                                                           




- Bàn thờ Thánh Têrêsa thành Ávila  (Saint Teresa of Avila ):
Thánh Quan Thày Giáo Xứ Cẩm Giang : Lễ Kính vào ngày 15 tháng 10 hàng năm.

 -May 18-2004 :

Đứng tại nhà quan cư ngày xưa còn lại.









2004_Phía trước nhà quan cư Xứ Cẩm Giang.



2004_Phía sau nhà quan cư Xứ Cẩm Giang.



-VIDEO:2004-05-18_Visiting Cam Giang Village :


    





**~** Bắc Ninh - Hội Lim **~** 



   -Thời gian: Ngày 13/1 âm lịch

- Địa điểm: Đồi Lim, thuộc thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 18km.

Đối tượng suy tôn: Vua Bà và ông Hiếu Trung Hầu, tương truyền là hai vị tổ của các làn điệu dân ca Quan họ

Đặc điểm: Hát Quan họ trên đồi, trên thuyền, tại nhà.

Hội Lim là lễ hội văn hoá nghệ thuật đặc sắc của những làng quê quan họ, hình thành từ xa xưa. Ngày hội đã thu hút nhiều thành phần, lứa tuổi từ khắp nơi về trẩy hội vui xuân, trong đó phần đông là trai thanh gái lịch. Đến hẹn lại lên, họ đến với nhau để ca hát, với người lớn tuổi thì đến hội là dịp tìm về tuổi xuân, vớ nam thanh nữ tú thì hội là dịp tìm bạn, tìm duyên. Sự kiện văn hoá độc đáo này trở thành tài sản vô giá trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam.

Cũng như các lễ hội truyền thống khác, hội Lim cũng có những hoạt động nghi lễ trang nghiêm, thành kính nhằm tôn vinh công đức các vị thần như lễ rước, lễ tế hay các trò hội dân gian mua vui, thi tài. Sáng sớm ngày 13 là lễ rước kinh từ chùa Trũng tới chùa Hồng Ân, sau những nghi thức tế lễ, đoàn rước đón nước thiêng từ chùa Hồng Ân trở về chùa Trũng. Kết thúc lễ rước, vào lễ khai hội.

Nhưng đến Hội Lim khách trảy hội đều muốn xem, nghe và được hát quan họ với các liền anh liền chị, đó cũng là đặc trưng cơ bản nhất của lễ hội này.

Quan họ là loại dân ca đặc sắc của vùng Kinh Bắc xưa (nay là tỉnh Bắc Ninh). Dân ca quan họ nổi tiếng không chỉ ở lời ca trữ tình, nồng nàn yêu cuộc sống và tình yêu đôi lứa, hay với 200 làn điệu âm nhạc đặc sắc mà còn do những đặc điểm khác hiếm thấy ở dân ca các vùng khác. Từ lời ăn tiếng nói đến lối ứng xử hàng ngày hay trong ngày hội, "người Quan họ" đều từ tốn, khiêm nhường. Tục kết “chạ” giữa các làng Quan họ hay kết bạn giữa các "bọn" Quan họ đã hình thành nếp sống đạo đức cao quý. Người Quan họ đều là "liền anh""liền chị" và bao giờ cũng tự xưng là "liền em". Với người Quan họ, ngày xưa khách đến phải là:

Mấy khi khách đến chơi nhà,

Lấy than, quạt nước tiễn trà người xơi.

Trà này ngon lắm người ơi,

Người xơi một chén cho tôi bằng lòng.

Và đến lúc phải về, cuộc chia tay thật khó dứt, vì lời ca bao giờ cũng như níu chân khách lại:

Người ơi, người ở đừng về...

Hội hát Quan họ thường gắn với hội chùa. Cho nên chùa là nơi tụ hội và đón nhận khách Quan họ. Có tới 49 làng hát quan họ, phân bố trong bốn huyện, thị phía nam tỉnh Bắc Ninh. Nhưng nói tới Quan họ, người ta nghĩ ngay đến Hội Lim. Lim là tên nôm của xã Lũng Giang xưa. Hội mở trên đồi, nơi có chùa Lim (chùa Hồng Ân). Hội Lim đông vui và nổi tiếng nhất trong các hội Quan họ. Hội mở vào ngày 13 tháng giêng, đúng phiên đầu năm của chợ Lim.

Đến hội Lim, khách du xuân được xem và nghe hát trên đồi, hát sau chùa, hát trên thuyền và hát trong các tư gia (hát trong nhà); lại có thể nghe hát đối từng cặp (đôi nam, đôi nữ), hoặc "bọn" nam, nữ. Khách hành hương, trẩy hội Lim còn được xem nhiều hoạt động văn hoá truyền thống khác của địa phương, hay tham dự các trò chơi đu bay, chọi gà, chọi chim, đấu vật, tổ tôm điếm... vốn là những trò chơi của hội làng cổ truyền mà hội Lim vẫn giữ lại như một di sản.


-VIEW : Bắc Ninh - Hội Lim.




ĐI HỘI LÀNG ( CHÙA PHẬT TÍCH - TIÊN DU - BẮC NINH ) 2011.

KHÁM PHÁ CHÙA PHẬT TÍCH ( TIÊN DU - BẮC NINH )_2013.


-VIDEO :ĐẤT & NGƯỜI TIÊN DU


- Lễ hội làng Cẩm Giang - Từ Sơn - Bắc Ninh 2017:









Đức Mẹ La Vang_ Việt Nam



Tượng Đức Mẹ bên gốc đa cổ thụ,  Đức Mẹ đã hiện ra tại đây vào năm 1798 .nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng Giáo phận Huế.Vietnam.

ball -SỰ TÍCH ĐỨC MẸ LA VANGball





Tìm hiểu Lịch sử - Vương Cung Thánh Đường La Vang - Quảng Trị - Việt Nam  :




Our Lady of Lavang

November 22: Our Lady of Lavang, Viet Nam (1798)
The fact that the Blessed Virgin visited a small group of Catholics in the little jungle village of Lavang, in Viet Nam, in 1798, is not surprising to anyone who knows the ways of the Mother of God. She has always been faithful to her children by grace.
It was as a result of one period of persecution that a number of Vietnamese Catholics found refuge about 1785 in a jungle that hardy foresters would hesitate to penetrate. Here they stayed hidden, suffering privations, dangers, and illnesses, in order to practice their religion. One of the few comforts they had was reciting the rosary every day at dusk.
On one such evening, they were first frightened and then enchanted to behold a Woman and Child standing nearby in a mysterious glow of light. Simple as these people were, some among them recognized the Virgin Mother and Her Child. All listened entranced while Mary told them softly that she was fully aware of their hardships and of their chronic sickness due to contaminated water. She told them to gather certain leaves that grew near and make a strong tea of them; this would keep them healthy. Solemnly she added, “From this day on, prayers said on this spot will be heard – and answered.” The year was 1798.


Our Lady of Lavang

Not long after the Virgin’s visit, the people heard that the persecution they escaped had ended. Most went back to their original homes; they could talk about little but the apparition they had seen, and word of this miracle spread.
By 1820 even the Buddhists believed in Our Lady’s promise and built the first little shrine, a pagoda, on the spot where Mary had been seen. Within a short time these Buddhists become Christians; and their small shrine became the first Church of Our Lady of Lavang. The faithful found solace and courage in this devotion in times of oppression and general misery that have come again and again to the Vietnamese.
In 1885 during a period of rabid anti-Christianity, the Lavang chapel was burned; a priest, Father Philip Minh, now Blessed Philip, was beheaded. There was another lull between attacks and work was begun on a building to replace the burnt chapel.
There were great difficulties in transporting supplies plus a lack of adequate funds, but the great church of Our Lady of Lavang somehow evolved to completion and was dedicated in 1901 in the name of the Protecting Mother of the faithful. A congress of all dioceses of Viet Nam was called and Lavang became a place of pilgrimage for countless devout people of Southeast Asia.
During the Marian Congress of 1961, a new basilica of Our Lady of Lavang was dedicated by Archbishop Peter Ngo-Dinh Thue of Hue. At that time he told Catholics of South Viet Nam that he received messages still from Catholics in North Communist Viet Nam who say they never fail to believe that the Holy Virgin of Lavang will one day deliver their country from Communist oppressors.
Viet Nam is a land of many martyrs. Across the centuries, devoted religious, scholars, leaders and the poor have paid homage to Mary.
Our Lady of Lavang.
*from The Woman in Orbit

SOURCE:https://www.roman-catholic-saints.com/our-lady-of-lavang.html



- Đại Hội La Vang Lần Thứ 15 năm 1961 ( 15 tháng 8 đến 22 tháng 8 ): 


Đại Hội La Vang 15 diễn ra trong 6 ngày, 3 ngày vọng lễ và 3 ngày chính lễ. Đức TGM Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục chủ trì Đại Hội.

Đây là lần Đại Hội có quy mô và vĩ đại nhất từ trước tới nay, với nội dung phong phú và khối lượng công việc khổng lồ. Chính trong lần Đại Hội này, Đức cha PM Ngô Đình Thục, TGM Huế, thay mặt HĐGMV đã long trọng tuyên bố: "Kể từ nay, Vương Cung Thánh Đường và khu vực La Vang là Nhà của Mẹ, Đất của Mẹ, là Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc."

Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi chủ lễ rước kiệu Đức Mẹ
. Có sự tham dự của 3 vị Tổng Giám mục[33], 10 vị Giám mục, 300 Linh mục, 1000 tu sĩ nam nữ và khoảng 300.000 người lương giáo đến từ các giáo phận: Huế, Kontum, Nha Trang, Long xuyên, Vĩnh Long, Sài Gòn, Qui Nhơn, Mỹ Tho, Cần Thơ, Đà Lạt, Nam Vang và Ai Lao...
Đặc biệt có hai phái đoàn cao cấp của chính phủ VNCH, một do tổng thống Ngô Đình Diệm (16.08), một do phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ (21.08), và tướng Hungari Perakiraly đến tham dự Đại Hội.





   -VIDEO:Đức Mẹ La Vang_Our Lady of Lavang._playlists.


-VIEW:LỊCH SỬ ĐẠI HỘI HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA VANG



-VIDEO :ĐẠI HỘI LAVANG LẦN THỨ 30_13-08-2014 _Thánh Địa Lavang Vietnam.

 


Lễ Khai Mạc Đại Hội Hành Hương La Vang lần thứ 30




Lavang 2014

La Vang - Our Lady of La Vang Church in 1968. Built in 1928, it was destroyed during the North Vietnamese 1972 Easter offensive.
photo by David Sciacchitano
_The Shrine of our Lady of La Vang is situated in what is today Hai Phu commune in Hai Lang District of Quang Tri Province in Central Vietnam







FDC 7-7-1962 Đức Mẹ La Vang


FDC 7-7-1962 Đức Mẹ La Vang


Vietnam FDC 7-7-1962, La Sainte Marie de LA VANG


1967 _Shrine at Our Lady of Lavang Church, September 
photo by David Sciacchitano



1968_La Vang Church in Quang Tri - 


1968 _Shrine at Our Lady of Lavang Church, 
photo by Thomas Beach


Roman Catholic church in Quang Tri - photo by Thomas Beach



1969_ Catholic Church in Quang Tri - Nhà thờ La Vang - by Raphael Padgett.

Roman Catholic Church and shrine at La Vang, south of Quang Tri City June 1969
James Evans Collection

Roman Catholic Church and shrine at La Vang, south of Quang Tri City
James Evans Collection






Nhà thờ La Vang 
photo by Thomas Beach


La Vang, town south of Quang Tri City, on July 6, 1972 #Michel Laurent/AP.
QUẢNG TRỊ 1972 - Nhà thờ La Vang phía nam TP Quảng Trị, ngày 6-7-1972


1972 _La Vang Church -
Binh sĩ VNCH tại nhà thờ La Vang thuộc quận Hải Lăng trong chiến dịch tái chiếm Quảng Trị. Nhà thờ này được xây dựng năm 1928 và đã bị phá huỷ trong trận chiến mùa Hè năm 1972.

















Allen Schaefer ©Stars and StripesNear Quang Tri City, South Vietnam, July, 1972: A tank carrying South Vietnamese troops rumbles past a shattered religious statue outside the shell-damaged La Vang Cathedral. ARVN forces were mounting an attempt to retake Quang Tri City from the North Vietnamese, who had seized it two months earlier

1972_Nhà thờ La Vang 







The Basilica of Our Lady of La Vang

Built in 1925, it was bombed in 1972 during the war. The narthex and bell tower remain standing, but the rest of the original building is gone. There is a temporary structure attached to it for indoor mass, but they are building a new church in the field behind this church.

Quang Tri province, central Vietnam


Pope John XXIII elevated the Church of Our Lady of La Vang to the rank of a minor basilica on August 22, 1961.
May 15_2004_Visiting The Shrine of Our Lady of La Vang, Vietnam
Our Lady Of LaVang Church_Quang Tri_Vietnam
May 15_2004


Our Lady Of Lavang_VN_outdoor_altar


@ Our Lady Of Lavang_Quang Tri_May 15_2004


Our Lady of Lavang in Vietnam: 


-VIDEO : Đại Hội La Vang 2017 - Thánh Địa La Vang 2017_VIETNAM



-Những nơi Đức Mẹ hiện ra - SBTN_(sưu tầm):





-VIDEO :MÚA DÂNG HOA ( Đoàn Hoa Đền Thánh Đức Mẹ La Vang, New Orleans )- 5/2017.












2013_05_11_Our lady Of Lavang Festival
The 14th Archbishop of New Orleans, Archbishop Gregory M. Aymond, is the first New Orleans native to serve as archbishop in the 216-year history of the archdiocese.


2017-05-13_Our Lady Of lavang 's 25th Anniversary Celebration (Silver Jubilee) in New Orleans,LA.
-Traditional Vietnamese Flower Dance honors Our Lady of La Vang

-VIEW :Our Lady Of Lavang Festival_New Orleans,Louisiana_USA_2013_05_11











image




-VIDEO :
ĐẠI HỘI THÁNH MẪU LAVANG 2015 - TÓM LƯỢC NGÀY BẾ MẠC, CHÚA NHẬT 03.05.2015
Đại Hội Thánh Mẫu Lavang 2015 tại Giáo Xứ Đức Mẹ
Lavang Houston, Texas
 thuộc Tổng Giáo phận Galveston - Houston.
Đây là hình ảnh tóm lược ngày Chúa Nhật 03-05-2015. Video được quay và edit bởi A. Dũng và A. Tuấn (TD Art Studio).
Video clip này xin tặng cho những người đã nhiệt tình giúp đỡ cho ĐHTM 2015 được thành công tốt đẹp, đặc biệt là tác giả bài hát "Về Bên Mẹ La Vang": Cha chánh xứ JB. Nguyễn Đức Vượng.









Hình ảnh phối cảnh mới nhất về Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang_Vietnam.



- CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG ĐỨC MẸ LA VANG :








  Đại lễ tuyên phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam  : 


-VIDEO :Đại lễ tuyên phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam_do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chủ tế tại công trường thánh Phêrô vào hồi 8h30 ngày 19 tháng 6 năm 1988.


 - LỊCH SỬ Giáo Hội Công Giáo Việt Nam : 


Đời tù đày (ĐHY F.x Nguyễn Văn Thuận)




-CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NỔI TIẾNG Ở BẮC NINH  :



Bắc Ninh - Miền quê của những di sản lịch sử, văn hoá tiêu biểu
Đến bất cứ đâu trên mảnh đất Bắc Ninh - miền quê ''địa linh nhân kiệt" - nơi từ nghìn xưa cho đến hôm nay luôn là phên dậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, cũng đầy ắp những kỉ niệm lịch sử được kết tinh trong những di sản văn hoá tiêu biểu ở khắp các làng quê của vùng đất này.
Bên kia sông Đuống, trên đất Thuận Thành, uy nghiêm lăng mộ Kinh Dương Vương, đền thờ Lạc Long Quân & Âu Cơ tại làng Á Lữ - di tích thờ "Nam bang thuỷ tổ" (ông tổ nước Nam). Thành cổ Luy Lâu ở xã Thanh Khương (Dâu) với các di tích dinh thự, phố chợ, đền đài, chùa tháp nguy nga còn lại của trung tâm chính trị, kinh tế thương mại, trung tâm Phật giáo và Nho giáo của nước ta trong thiên niên kỷ đầu công nguyên. 
Thuận Thành còn là miền quê của nghệ thuật dân gian với làng tranh Đông Hồ, làng ca trù Thanh Tương, múa rối nước Bùi Xá, kiến trúc Phật giáo nổi tiếng cổ kính và mỹ lệ như Chùa Dâu, chùa Bút Tháp. Đây còn là quê hương của nhiều thi nhân nổi tiếng như Nguyễn Gia Thiêu, Sái Thuận,... 
Qua Thuận Thành, tới Gia Bình nơi có ngọn Thiên Thai thơ mộng, quê hương của ông trạng khai khoa Lê Văn Thịnh là một địa thắng nổi tiếng nên các vua chúa đời trước đã dựng chùa Đông Lâm, chùa Tĩnh Lự trên đỉnh núi, cung Long Phúc ở sườn non để thường xuyên về đây du ngoạn. Qua Thiên Thai tới Lệ Chi Viên và dấu tích hành cung Đại Lai nơi xẩy ra vụ oan nghiệt với Nguyễn Trãi-người anh hùng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới. Từ Đại Lai sang chùa Đại Bi ? quê hương của nhà sư, thi sỹ nổi tiếng Huyền Quang, một trong ba vị tổ của thiền phái Trúc Lâm thời Trần. Xuống cửa Lục Đầu ? Bình Than vũ công lẫy lừng, vào thăm đền thờ và lăng mộ Cao Lỗ Vương ở làng Đại Than và Tiểu Than quê hương của nhà quâ n sự tài ba đã sáng chế r a nấy nỏ và kiến trúc kinh thành Cổ Loa, giúp vua An Dương Vương bảo vệ nhà nước Âu Lạc. 
Vượt cầu Hồ hay từ Hà Nội ngược quốc lộ 1A qua sông Hồng, sông Đuống tới đất Từ Sơn xưa, nay là các huyện, thị xã Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ và thành phố Bắc Ninh. Hơn bất cứ đâu nơi đây đậm đặc di tích lịch sử và sống động truyền thống văn hoá Việt Nam. Làng Đình Bảng, lăng Lý Bát Đế, đền Cổ Pháp-nơi yên nghỉ và tôn thờ các vua Lý những bậc minh quân đã khai mở một triều đại vàng son, xây dựng và phát triển nền văn minh Đại Việt. Vùng đất này là địa bàn chủ yếu để thi triển các chính sách bảo vệ và xây dựng đất nước, phát triển văn hoá Việt Nam của các triều đại với nhiều thành tựu rực rỡ. Chiến tuyến Như Nguyệt, đền Xà, đền Y ên Phụ (Yên Phong) còn âm vang lời tuyên ngôn trên dòng sôn g Cầu lịch sử "Nam quố c sơn hà Nam đế cư..."(sông núi nước Nam vua Nam ở). Các chùa Phật Tích, Tiêu Sơn, Bách Môn, Bách Môn, Cổ Pháp, Lãm Sơn (Dạm), Hàm Long, các đình Đình Bảng, đình Diềm, đền Bà Chúa Kho, đình Hồi Quan, Cổ Mễ, thành cổ Bắc Ninh,...là những danh lam cổ tự và những công trình kiến trúc nghệ thuật vào bậc nhất của nước ta thời Lý-Trần-Lê. Tiêu biểu là Văn Miếu Bắc Ninh, nơi tôn thờ trên 600 tiến sỹ quê hương Kinh Bắc-Bắc Ninh, chiếm 1/3 các vị đại khoa Hán học cả nước, cho thấy Bắc Ninh là vùng đất tiêu biểu của nền văn hiến Việt Nam.





No comments:

Post a Comment