Responsive Navbar with Dropdown

Home About

Responsive Topnav with Dropdown




**~***** Việt Nam Quê Hương Tôi ******  Vietnam My Native Land ****** Vietnam Mon Pays Natal ********* Vietnam **** ******   Việt Nam  *** 



Saturday, March 21, 2015

Nhà thờ Gia Lâm + Nhà thờ Giáo Xứ Tư Đình,Quận Long Biên, Hà Nội

-Nhà thờ Gia Lâm:

Nhà thờ Gia Lâm tọa lạc tại địa chỉ 189 Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội.

Giáo Phận Bắc Ninh
Nhà thờ Gia Lâm
Ở Long Biên, có một ngôi nhà thờ từng là trại trẻ mồ côi
Nằm lặng lẽ trên con đường nhỏ, ngôi nhà thờ Gia Lâm tọa lạc tại địa chỉ 189 Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội, trước 1954 từng là nơi nuôi dưỡng trẻ mồ côi. Bánh xe lịch sử tàn khốc lăn qua đã xóa sổ mái ấm xưa, khiến người nay khó có thể hình dung ra nổi. Dẫu vậy, những dấu ấn tình thương thủa nào như vẫn vang đọng đâu đây và nhẹ nhàng phảng phất hương thơm Đức tin khắp phố phường…

Khu đất xung quanh nhà thờ Ngọc Lâm hiện nay vốn là của bà quản Chú (người lương dân), vợ của một Adjudant (thượng sĩ, ông quản) thời Pháp thuộc. Bà làm nghề cho vay nặng lãi (9 xu đổi một đồng) nên có nhiều của cải. Khu nhà của bà hồi đó gồm ba gian giữa và hai chái phía bên phải. Ngôi nhà thờ hiện tại chính là nhà tổ của bà Chú ngày xưa và được xây dựng trên bãi tha ma.

Năm 1945, Việt Minh giành chính quyền, họ tịch thu nhà của bà Chú để làm trụ sở tự vệ. Một năm sau, quân Pháp trở lại đốt cháy ba gian giữa để lại hai chái.

Năm 1948, cha Mai dòng Đa Minh, quê ở Thiết Nham – Bắc Giang về đây. Ngài mang theo ảnh tượng thánh Giu-se, Đức Mẹ và Thánh Tâm Chúa Giê-su, quy tụ mọi người tới đọc kinh, dự lễ mỗi ngày tại một chái nhà. Đồng thời, cha còn cho lập trại trẻ mồ côi với sự giúp đỡ của hai cô con một ông giáo cùng quê. Cha Mai cho xây dựng bốn gian để sinh hoạt, ăn ở và năm gian nhà để dạy học. Tại đây, cha đưa về được 30 em lang thang, cơ nhỡ để chăm sóc, dạy dỗ.

Năm 1949, giáo dân từ xóm Yên Tân (hay còn gọi là phố Khách) di cư sang mạn Gia Lâm do nơi ở bị quân Pháp đóng bốt. Thấy vậy, cha Mai liền giúp giáo dân xây dựng đời sống đức tin của mình. Thời điểm này, còn có bà Hoa và bà Muộn (ở Gx.Tư Đình) và bà Ba vợ ông Ngoạn làm việc giúp cha và hai cô tại nhà trẻ. Tuy nhiên, mọi người chỉ biết các bà đó đã mất, ngoài ra không có thêm thông tin gì.

Sau này, cha Mai và hai cô đi và định cư tại Đà Lạt. Cụ trùm cựu Giu-se Nguyễn Văn Sơn cho biết, cha Mai cũng đã thành lập một cô nhi viện tại thung lũng xanh.

Rồi ít lâu sau, một linh mục người Tây Ban Nha đã đưa các em nhỏ mồ côi sang một trại khác (được biết là bệnh viện Lao phổi Trung ương tại Hoàng Hoa Thám – Hà Nội bây giờ). Vị linh mục xứ Tây ban cầm cũng cho xây dựng một ngôi nguyện đường nhỏ để bà con giáo dân có nơi cầu nguyện, tham dự Thánh lễ.

Khoảng năm 1950 – 1954, cha Cosma Hoàng Thế Sự – là họ hàng với Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt về coi sóc nơi đây. Cha Sự là linh mục gắn bó với nhà thờ Ngọc Lâm trong thời gian dài nhất.

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Bắc – Nam Việt Nam phân chia theo vĩ tuyến 17. Cha Cosma Hoàng Thế Sự cùng dòng người năm đó di cư vào miền Nam. Lợi dụng tình hình bất ổn, dân bên ngoài “nhảy dù” vào chiếm dụng khu đất xung quanh nhà thở xây dựng nhà cửa.

Từ đó, nhà thờ Ngọc Lâm bị lãng quên suốt một thời gian dài, mãi tới năm 2000 mới có linh mục quản nhiệm. Tuy vậy, đức tin của giáo dân nơi đây không hề bị phai mờ theo dòng chảy xiết của lịch sử mà tụ lại quanh Thánh giá – nguồn ơn cứu độ.

Giáo họ có 20 nhân danh và dự lễ Chúa nhật hàng tuần. Sau năm 2000, có cha Đa Minh Bùi Văn Sáu, cha Giu-se Trần Quang Khiêm, cha Đa Minh Vũ Quang Mỹ về coi sóc. Hiện tại, cha Giu-se Trần Quang Thu – chính xứ Tư Đình đang quản nhiệm giáo họ Ngọc Lâm. Mỗi ngày Chúa nhật, nhà thờ Ngọc Lâm chật cứng người tham dự Thánh lễ; ngoài giáo dân trong họ, hầu hết là công nhân, sinh viên di dân.

Tiếng chuông từ ngôi nhà thờ nhỏ vẫn hàng ngày vang lên giữa phố xá ồn ã. Ước chi, nó có thể làm nhiều người nơi thị thành này bớt vội vã, hối hả để dừng lại bên Chúa, để nhớ về một thời quá khứ khó khăn mà tiền nhân đã trải để gìn giữ tiếng chuông, giữ gìn đức tin của mình.

Nguồn : http://www.giadinhbacninh.com/





































Giáo Phận Bắc Ninh
Nhà thờ Giáo Xứ Tư Đình

Nhà thờ Giáo xứ Tư Đình

Giáo hạt Tây Nam

Địa chỉ : Tổ 7, P.Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội  ( Bản đồ )
Chánh xứ : Linh mục Giuse Trần Quang Thu (25/5/2014)

Phó xứ     : Linh mục
Tel
0436751771
E-mail

Năm thành lập

Bổn Mạng

Số giáo dân
1477
Giờ lễ
Chúa nhật     :
Ngày thường :
Các nhà thờ lân cận :   Gh Kim Lan  -  Gh Hạ Dương  -  Gh Xuân Thụy
-  Tin tức sinh hoạt

Lược sử Giáo xứ Tư Đình




Tư Đình là giáo xứ duy nhất của giáo phận Bắc Ninh nằm trong nội thành của thành phố Hà Nội. Với số giáo dân là 1,477 người, trải dài trên 8 họ giáo bao gồm họ nhà xứ Tử Đình, Kim Lan, Ngọc Động, Xuân Thụy, Hạ Dương, Nông Vụ và Đề Trụ.

Hiện nay đời sống đức tin giáo dân rất sốt sắng và vững mạnh, tuy nhiên cũng như nhiều giáo xứ khác ở thành phố, người tín hữu Tư Đình cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như làn sóng di dân ồ ạt, giới trẻ đang phải đối mặt với trào lưu tục hóa. Cha xứ Tư Đình hiện tại là cha Đaminh Vũ Quang Chí (Mỹ), ngài thiết lập và động viên thiếu nhi tham gia Phong trào thiếu nhi Thánh Thể, ngài thường xuyên đến các họ lẻ dâng lễ và động viên khích lệ bà con giáo dân, đặc biệt cha đã tổ chức những buổi sinh hoạt và dâng lễ cho những người di dân vào các ngày Chúa Nhật và Lễ trọng. Từ nhiều năm nay, giáo xứ luôn mở rộng đón tiếp và tạo điều kiện chỗ ăn chỗ ở cho các sĩ tử trong các dịp thi đại học và cao đẳng hàng năm.


Chi tiết bổ sung xin gởi về

giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 
................................................
Hình ảnh giáo xứ Tư Đình đón nhận Tân Cha Xứ (25/5/2014)









Hình ảnh nhà thờ Giáo xứ Tư Đình


          



           









          


Hình ảnh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và Rửa Tội tại giáo xứ Tư Đình (27/5/2012)
           


           



Hình ảnh bổ sung xin gởi về

giaoxugiaohovietnam@Yahoo.com 


Thăm Nhà Thờ Giáo Xứ Tư Đình



























































































Đức Mẹ La Vang_ Việt Nam



Đức Mẹ La Vang_ 2014.


Tượng Đức Mẹ bên gốc đa cổ thụ,  Đức Mẹ đã hiện ra tại đây vào năm 1798 .nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng Giáo phận Huế.Vietnam.


ball -SỰ TÍCH ĐỨC MẸ LA VANGball





Tìm hiểu Lịch sử - Vương Cung Thánh Đường La Vang - Quảng Trị - Việt Nam  :




Our Lady of Lavang

November 22: Our Lady of Lavang, Viet Nam (1798)
The fact that the Blessed Virgin visited a small group of Catholics in the little jungle village of Lavang, in Viet Nam, in 1798, is not surprising to anyone who knows the ways of the Mother of God. She has always been faithful to her children by grace.
It was as a result of one period of persecution that a number of Vietnamese Catholics found refuge about 1785 in a jungle that hardy foresters would hesitate to penetrate. Here they stayed hidden, suffering privations, dangers, and illnesses, in order to practice their religion. One of the few comforts they had was reciting the rosary every day at dusk.
On one such evening, they were first frightened and then enchanted to behold a Woman and Child standing nearby in a mysterious glow of light. Simple as these people were, some among them recognized the Virgin Mother and Her Child. All listened entranced while Mary told them softly that she was fully aware of their hardships and of their chronic sickness due to contaminated water. She told them to gather certain leaves that grew near and make a strong tea of them; this would keep them healthy. Solemnly she added, “From this day on, prayers said on this spot will be heard – and answered.” The year was 1798.


Our Lady of Lavang

Not long after the Virgin’s visit, the people heard that the persecution they escaped had ended. Most went back to their original homes; they could talk about little but the apparition they had seen, and word of this miracle spread.
By 1820 even the Buddhists believed in Our Lady’s promise and built the first little shrine, a pagoda, on the spot where Mary had been seen. Within a short time these Buddhists become Christians; and their small shrine became the first Church of Our Lady of Lavang. The faithful found solace and courage in this devotion in times of oppression and general misery that have come again and again to the Vietnamese.
In 1885 during a period of rabid anti-Christianity, the Lavang chapel was burned; a priest, Father Philip Minh, now Blessed Philip, was beheaded. There was another lull between attacks and work was begun on a building to replace the burnt chapel.
There were great difficulties in transporting supplies plus a lack of adequate funds, but the great church of Our Lady of Lavang somehow evolved to completion and was dedicated in 1901 in the name of the Protecting Mother of the faithful. A congress of all dioceses of Viet Nam was called and Lavang became a place of pilgrimage for countless devout people of Southeast Asia.
During the Marian Congress of 1961, a new basilica of Our Lady of Lavang was dedicated by Archbishop Peter Ngo-Dinh Thue of Hue. At that time he told Catholics of South Viet Nam that he received messages still from Catholics in North Communist Viet Nam who say they never fail to believe that the Holy Virgin of Lavang will one day deliver their country from Communist oppressors.
Viet Nam is a land of many martyrs. Across the centuries, devoted religious, scholars, leaders and the poor have paid homage to Mary.
Our Lady of Lavang.
*from The Woman in Orbit





Ngày 13.04.1961, Hội Đồng Giám Mục Miền Nam Việt Nam đã quyết định La Vang là Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc và chọn đền thánh La Vang làm đền thờ dâng trái tim vẹn sạch Đức Mẹ. Đồng thời chấp thuận một chương trình kiến thiết Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang.


- Đại Hội La Vang Lần Thứ 15 năm 1961 ( 15 tháng 8 đến 22 tháng 8 ): 


Đại Hội La Vang 15 diễn ra trong 6 ngày, 3 ngày vọng lễ và 3 ngày chính lễ. Đức TGM Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục chủ trì Đại Hội.

Đây là lần Đại Hội có quy mô và vĩ đại nhất từ trước tới nay, với nội dung phong phú và khối lượng công việc khổng lồ. Chính trong lần Đại Hội này, Đức cha PM Ngô Đình Thục, TGM Huế, thay mặt HĐGMV đã long trọng tuyên bố: "Kể từ nay, Vương Cung Thánh Đường và khu vực La Vang là Nhà của Mẹ, Đất của Mẹ, là Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc."

Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi chủ lễ rước kiệu Đức Mẹ
. Có sự tham dự của 3 vị Tổng Giám mục[33], 10 vị Giám mục, 300 Linh mục, 1000 tu sĩ nam nữ và khoảng 300.000 người lương giáo đến từ các giáo phận: Huế, Kontum, Nha Trang, Long xuyên, Vĩnh Long, Sài Gòn, Qui Nhơn, Mỹ Tho, Cần Thơ, Đà Lạt, Nam Vang và Ai Lao...
Đặc biệt có hai phái đoàn cao cấp của chính phủ VNCH, một do tổng thống Ngô Đình Diệm (16.08), một do phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ (21.08), và tướng Hungari Perakiraly đến tham dự Đại Hội.





La Vang - Our Lady of La Vang Church in 1968.
 Built in 1928, it was destroyed during the North Vietnamese 1972 Easter offensive.
photo by David Sciacchitano
_The Shrine of our Lady of La Vang is situated in what is today Hai Phu commune in Hai Lang District of Quang Tri Province in Central Vietnam










-VIEW:LỊCH SỬ ĐẠI HỘI HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA VANG







-VIDEO :
ĐẠI HỘI LAVANG LẦN THỨ 30_13-08-2014 _Thánh Địa Lavang Vietnam.



Lavang 2014










FDC 7-7-1962 Đức Mẹ La Vang


FDC 7-7-1962 Đức Mẹ La Vang


Vietnam FDC 7-7-1962, La Sainte Marie de LA VANG


1967 _Shrine at Our Lady of Lavang Church, September
photo by David Sciacchitano



1968_La Vang Church in Quang Tri -


1968 _Shrine at Our Lady of Lavang Church,
photo by Thomas Beach


Roman Catholic church in Quang Tri - photo by Thomas Beach



1969_ Catholic Church in Quang Tri - Nhà thờ La Vang - by Raphael Padgett.





Roman Catholic Church and shrine at La Vang, south of Quang Tri City June 1969
James Evans Collection











Roman Catholic Church and shrine at La Vang, south of Quang Tri City
James Evans Collection






Nhà thờ La Vang
photo by Thomas Beach


La Vang, town south of Quang Tri City, on July 6, 1972 #Michel Laurent/AP.
QUẢNG TRỊ 1972 - Nhà thờ La Vang phía nam TP Quảng Trị, ngày 6-7-1972


1972 _La Vang Church -
Binh sĩ VNCH tại nhà thờ La Vang thuộc quận Hải Lăng trong chiến dịch tái chiếm Quảng Trị. Nhà thờ này được xây dựng năm 1928 và đã bị phá huỷ trong trận chiến mùa Hè năm 1972.

















Allen Schaefer ©Stars and StripesNear Quang Tri City, South Vietnam, July, 1972: A tank carrying South Vietnamese troops rumbles past a shattered religious statue outside the shell-damaged La Vang Cathedral. ARVN forces were mounting an attempt to retake Quang Tri City from the North Vietnamese, who had seized it two months earlier

1972_Nhà thờ La Vang 







The Basilica of Our Lady of La Vang

Built in 1925, it was bombed in 1972 during the war. The narthex and bell tower remain standing, but the rest of the original building is gone. There is a temporary structure attached to it for indoor mass, but they are building a new church in the field behind this church.

Quang Tri province, central Vietnam


Pope John XXIII elevated the Church of Our Lady of La Vang to the rank of a minor basilica on August 22, 1961.
May 15_2004_Visiting The Shrine of Our Lady of La Vang, Vietnam
Our Lady Of LaVang Church_Quang Tri_Vietnam
May 15_2004

THÁNH LỄ BẾ MẠC ĐẠI HỘI HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA VANG LẦN THỨ 31 .

Our Lady of Lavang in Vietnam:



No comments:

Post a Comment