Sáng tác: Chung Quân :
Giai Thoại về Tác Giả Nhạc Phẩm “Làng Tôi” - Phan Văn
-MOVIE:Kiếp Hoa - Phim Việt Nam đầu tiên được thu tiếng(1953)
Bút ký Lam Thi Đinh Văn Diệm
Làng tôi phong cảnh hữu tìnhDân cư giang khúc như hình con long
“Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh, có sông sâu lờ lững vờn quanh...”
Tự nhiên trong cái cảm xúc dâng trào ấy, tôi muốn thay vào 2 tiếng làng tôi bằng 2 tiếng thân thương Dũng Vy. Vâng:
Dũng Vy phong cảnh hữu tình...
Hình ảnh Tri Phương, Tiên Du, Bắc Ninh:
Bến đò Tri Phương - huyện Tiên Du, Bắc Ninh (26-11-2007)
Làng tôi - Xóm đạo Tri Phương_Chụp tại Bắc Ninh mùa Thu 2007
Bà mẹ Bắc Ninh - Thôn giáo Tri Phương huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
Có thật thế không ? Hoặc giả cái lăng kính tuổi thơ đã làm cho tôi nhìn quê hương mình - nhất là nhìn qua ký ức - thấy toàn một màu hồng chăng ? Nhưng dù là lăng kính màu gì đi nữa cũng không quan trọng, bởi vì điều mà tôi muốn đạt tới ở đây - trong bài viết này - là muốn gởi gấm cho những thế hệ về sau một chút tâm sự của tôi - của chúng tôi, những người biên tập - cộng thêm một chút tự hào về dòng tộc, quê hương mình. Cái hào quang ký ức tất nhiên phải có ấy chỉ soi sáng thêm cho những ghi nhận, chắc chắn không thể làm sai lệch được những yếu tố cấu thành một Dũng Vy phong cảnh hữu tình... Và vẫn còn đó những địa danh, những di chỉ văn hóa mà thời gian không thể xóa mờ.
Dũng Vy nằm ở trung tâm cái nôi Kinh Bắc - với bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Đó là ở phạm vi rộng (tỉnh), còn ở phạm vi hẹp hơn một chút thì Dũng Vy lại thuộc huyện Tiên Du - mà mới chỉ nghe tên đã thấy rất đẹp, rất thơ mộng. Câu chuyện Giáng Hương tiên nữ từ trong tranh bước ra cuộc sống trần tục với anh chàng thư sinh Từ Thức, rồi vân du suốt một dải núi cánh cung: Trà Sơn (núi Chè) - Cổ Miễu - Bát Vạn - Phật Tích - Long Khám (Long Giáng) cuối cùng thì vào chùa Ba Cóc (núi Chè) đọc sách, ngâm thơ, quay tơ, sấy trà... cho đến khi cả đôi uyên ương thành tiên, chắp cánh bay về tiên cảnh bồng lai - phải chăng chỉ là huyền hoặc ? Ô, nhưng mà ba con cóc ngồi chầu văn vẫn còn đó. Sau này thì nói là ba con cóc ngồi chầu kinh (nghe sư trụ trì tụng kinh).
Tại sao lại không thể nghĩ rằng có 3 cậu ông trời (con cóc là cậu ông trời mà !) vân du qua đây thấy cảnh chùa u tịch liền dừng lại coi và cảnh trước mắt đã hấp dẫn họ: một tiên lang và một tiên nữ đang kề vai sát cánh kẻ đàn người họa, kẻ ngâm thơ người thêu thùa, kẻ hát người múa, kẻ tụng kinh người niệm hương hoặc đang châu đầu chung một ván cờ bên tách trà và lư trầm thơm ngát hương tình. Và rồi thì ngây ngất trước cảnh, xúc động trước tình, 3 cậu ông trời ngồi chầu cho đến khi hóa thành đá. Đấy, Dũng Vy nằm giữa một cái nôi đẹp đến như thế, thơ mộng đến như thế, đáng yêu đến như thế, bảo sao tôi không bồi hồi nhớ lại và muốn ghi chép để lưu truyền cho con cháu đời sau.
Phía Đông làng tôi giáp với xóm Sen (thuộc làng Cao Đường). Nghe đồn các vị sư trụ trì ở Chùa Trong - Chùa Ngoài thuộc làng tôi, rồi cả các vị ở Chùa Ba Cóc, Chùa Bách Môn, Chùa Phật Tích (phía Bắc làng), đến cả các vị trụ trì Chùa Hộ Pháp ngoài Đình Bảng - Từ Sơn (phía Tây của làng), cứ đến mùa Hè có lễ hội muốn dâng hương sen, lại tấp nập về làng tôi rồi qua xóm Sen lựa hoa. Phía Tây của làng có con sông nhỏ (quen gọi là Ngòi Cầu Ve) tên là Ngưu Giang ôm lấy lũy tre làng chảy lên phía Bắc, gặp nhánh sông phía Tây Bắc (làng Đồng Xép) chảy xuống hợp lưu tại Nghè Mậy và tiếp tục ôm lấy cánh đồng màu mỡ của làng mà chảy mãi về Đông, cho tới nơi hội tụ của 6 dòng sông gần biển Đông (Thái Bình Dương), gọi Lục Đầu Giang. Bên kia Ngòi Cầu Ve, cách một quãng đồng là làng Đại Vy (nhưng Đại Vy lại có một xóm nhỏ nằm sát bờ Tây Ngòi Cầu Ve, ngay liền bên làng tôi. Hai bên có thể tán gẫu qua lại với nhau, tên xóm nhỏ rất gợi hình: xóm Gạ. Đáng yêu quá, muốn gạ gì mà chẳng được !). Không hiểu sao xóm nhỏ đó lại không thuộc làng tôi (mà chỉ Gạ gẫm thôi !), lại thuộc Đại Vy cách xa hơn ? Có lẽ do phong thổ (thổ âm xóm Gạ giống hệt Đại Vy mà khác hẳn Dũng Vy). Tiến thêm về phía Tây nữa là Đại Thượng, Dương Húc, Phù Chẩn, Lã Vôi, Đình Bảng, Cẩm Giang, Từ Sơn. Phía Tây Nam còn có làng Đại Trung và xa hơn nữa, giáp bờ đê sông Đuống là làng Phù Đổng - quê hương Thánh Gióng.
Phía Nam làng cũng có một nhánh sông ôm sát lũy tre làng, gọi Ngòi Cầu Cung, hợp lưu với Ngưu Giang ngay tại xóm Gạ. Qua Ngòi Cầu Cung thì tới Đền Vua và Mả Ngụ. Nghe đồn từ xa xưa, Triều đình phong kiến có lập tại đây một trường tập bắn cung gọi là Mả Ngụ và xây dựng một ngôi đền (Đền Vua) để nếu nhà vua có về ngự thi xạ tiễn thì có nơi để nghỉ ngơi. Theo suy nghĩ của tôi thì có lẽ trường tập bắn tên là Mã Ngự (ngựa của vua hoặc có thể hiểu theo nghĩa: Mã là ngựa, Ngự là vua ngự lãm - Mã Ngự là vua cỡi ngựa bắn cung hoặc xem bắn cung - ở đây tôi giải thích chữ Mã Ngự theo cách giải thích những chữ sau: Ngự thiện = Vua ăn cơm - Ngự triều = Vua họp triều đình - Ngự xạ = Vua bắn cung - Ngự tiễn = mũi tên vàng của vua v.v...), rồi theo dòng thời gian, dân chúng đọc trại đi (luật biến âm của từ nguyên) thành Mả Ngụ chăng ? Tôi đã hỏi các vị cao niên, nhưng không ai rõ nguồn gốc chữ Mả Ngụ và cũng chẳng thấy có ngôi mộ nào tại trường tập bắn cả. Còn một điểm nữa, cổng làng phía Nam của làng tôi gọi là cổng Cầu Cung (nơi ghi dấu một cái Cung đường để nhà vua cầu phúc, hoặc có thể hiểu là nơi cầu cho cung tên được bách phát bách trúng). Trên cổng Cầu Cung còn có 3 đại tự: PHÚC LAI VI (phúc lại vi hành đến hoặc phúc đến với làng Dũng Vy). Tổng hợp cả 3 địa danh CẦU CUNG - ĐỀN VUA - MẢ NGỤ, chứng tỏ có ghi dấu ấn các Hoàng đế phong kiến ở nơi đây mà 3 đại tự PHÚC LAI VI có thể là do vua ban hoặc sắc phong cho làng. Như vậy thì Mả Ngụ có thể hiểu là Mã Ngự cũng có lý lắm chứ ! Tiếc một điều thời gian dâu biển, ngày nay hỏi đến thật ít người lưu tâm. Con đường từ cổng Cầu Cung đi thẳng hướng Nam thì gặp bờ đê sông Đuống (tên chữ là Thiên Đức Giang - con sông đào từ đời Thiên Đức để chia bớt áp lực nước từ sông Hồng và cũng là cách dẫn thủy nhập điền của tổ tiên xưa), bên cạnh đường này về phía Tây là Đền Vua và Mả Ngụ đã nói ở trên, còn cạnh đường về phía Đông là thôn Đinh cũng thuộc làng tôi (làng có 3 thôn - nhất xã tam thôn: Thôn Ngoài - Thôn Trong và Thôn Đinh, sau này khi Thôn Ngoài tòng Giáo thì được gọi là: Thôn Giáo, Thôn Lương và Thôn Đinh).
Phía Bắc của làng là cả một cánh đồng màu mỡ hàng năm 2 vụ chiêm + mùa cung ứng lương thực cho cả làng. Ngòi Cầu Ve tính từ cổng làng phía Tây (gọi là cổng Cầu Ve) chảy thẳng lên phía Bắc, gặp nhánh sông từ Tây Bắc (Đồng Xép) chảy xuống hợp lưu tại Nghè Mậy (còn gọi là Nghè Tam Giang) rồi ôm lấy cánh đồng làng chảy thẳng về Đông. Trên cánh đồng bao la, biết bao di tích, nào là Nghè Mậy, Cửa Ngõ, Đường Làng, Lò Ngói, Cầu Bạc, Đường Giồ, Đường Ông Soi, Bờ Cừ, Mả Chúa... nhiều quá không thể nói hết lai lịch. Chỉ xin nói về Nghè Mậy. Tại sao lại là Nghè Mậy ? Chữ Nghè ở đây, theo từ nguyên, được hiểu là một ngôi đền (chứ không phải quan Nghè - một chức danh của Tiến Sĩ thuở xưa) thờ một vị thần nào đó (Nghè Mậy thờ Thần Sông). Đền này thường là lớn hơn Miếu và nhỏ hơn Chùa, cách kiến trúc gần giống như Tam quan ở các Đình, Chùa. Chung quanh Nghè, những gốc si sù sì tỏa bóng xuống mặt nước. Tam giang là nơi nghỉ mát lý tưởng cho nông phu vào những buổi trưa oi nồng. Theo truyền khẩu, Nghè Mậy thờ một nữ thần. Một hôm ông tổ của ông Đinh Văn Khiên (Trùm Sừ) vốn là một phù thủy có hạng (hồi đó Dũng Vy chưa tòng giáo), ghé Nghè Mậy nghỉ mát. Chẳng biết nổi hứng sao đó, lấy hết chuối cúng xuống ăn, úp hết bát nhang xuống đất (ý hẳn muốn ghẹo chơi... nữ thần !). Một trận chiến nổ ra ào ào như bão tố, lá si chung quanh đều rụng bằng sạch. Biết là gặp phải tay chẳng vừa, lại chiến đấu tại phòng tuyến của đối phương rất bất lợi, ngài Phù Thủy đành một tay bắt ấn, một tay chèo thuyền, rồi lên bờ lui về Cửa Ngõ - cứ điểm của mình. Về tới Cửa Ngõ, tính đã chắc ăn, định bụng phản công mãnh liệt giành chiến thắng (lòng vẫn nghĩ: đối phương dù sao cũng chỉ là... đàn bà !). Ai dè một cành tre ở Cửa Ngõ từ trên cao quất thẳng xuống mặt, hất tung chiếc nón dứa quai thao trên đầu (nữ thần tác quái đó !). Theo phản xạ tự nhiên, ngài Phù Thủy đưa ngay bàn tay đang giữ ấn ra chụp lấy cái nón. Ấn đã buông, hết hiệu lực, âm binh tan tác, thầy bị quật chỏng gọng, mồm ứa máu. Thảm bại ! Sau này, đành đem âm binh ra ký gởi tại Lã Vôi và không truyền nghề cho con cháu nữa.
Từ Nghè Mậy tới Bờ Cừ (cống thoát nước khi đồng bị úng thủy, lại ngăn được nước khi đồng bị khô hạn, rất khoa học), con Ngòi Cầu Ve ở quãng này được gọi là Tào Khê. Bên bờ Bắc của Tào Khê là Đồng Lạng (cũng là do một chi họ của Dũng Vy tách ra). Tiến thêm về hướng Bắc một chút, có cả một dãy núi vòng cung chắn ngang (gồm các ngọn núi Chè, Cổ Miễu, Bát Vạn, Phật Tích, Long Khám). Ở núi Chè (Trà Sơn), ngoài tích chùa Ba Cóc, còn một sự tích có trong chính sử: Bà Chúa Chè (chính là Tuyên Phi Đặng Thị Huệ, vợ Chúa Trịnh Khải - đời Lê). Bát Vạn có Chùa Bách Môn (có đủ 100 cửa - làm theo kiểu bức bàn và mở ra đủ 4 hướng). Phật Tích có một bàn cờ bằng đá trên đỉnh núi (tục truyền có tiên về đánh cờ - vì thế mới gọi quả núi này là Phật Tích). Bên cạnh bàn cờ là một hồ nước trong vắt mà vào thập kỷ 30-40 (thế kỷ XX). Bảo Đại - Vua cuối cùng Triều Nguyễn - thường hay cùng Nam Phương Hoàng Hậu về tắm ở đây. Đến Long Khám lại có chùa Long Giáng được miêu tả rất tỉ mỉ và nên thơ do ngòi bút trữ tình tài hoa Khái Hưng Trần Khánh Giư ở tác phẩm đầu tay (cũng là tác phẩm đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn): Hồn Bướm Mơ Tiên. Phía Tây Nam qua làng Đại Trung, tới sát bờ đê sông Đuống, là làng Phù Đổng. Học sử Việt Nam, không ai quên được cậu bé Phù Đổng (Thánh Gióng) lớn nhanh như thổi khi nghe Sứ giả Triều đình tuyển quân tướng phá giặc Ân đang xâm chiếm nước ta. Cậu cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt phá giặc. Giặc nếu không chết vì roi sắt thì cũng chết vì lửa do ngựa sắt phun. Đánh giặc đến gẫy cả roi sắt giặc vẫn chưa yên, Thánh Gióng liền nhổ cả tre đằng ngà (một loại tre rất cứng và dẻo dai) mà đánh giặc. Đến khi toàn thắng thì cũng vừa lúc Thánh Gióng phi ngựa tới chân núi Sóc Sơn. Ngài phóng thẳng lên đỉnh núi rồi cả người lẫn ngựa thăng thiên ! Trong chính sử chỉ ghi khi giặc Ân bên Tầu xâm chiếm nước ta thì có vị tướng tài giỏi là Phù Đổng Thiên Vương nổi lên đánh đuổi ra khỏi bờ cõi, giữ yên non sông gấm vóc. Câu chuyện kể trên thuộc dã sử, mang tính huyền hoặc, thần thánh hóa vị anh hùng cứu nước. Nhưng lạ một điều là suốt dọc cánh đồng từ làng Phù Đổng, qua Đại Trung, Phù Chẩn, Đồng Xép tới Lim (địa danh nổi tiếng của Kinh Bắc: “Trai Cầu Vồng, Yên Thế - Gái Nội Duệ, Cầu Lim”, đồng thời cũng là nơi hàng năm mở hội hát Quan Họ Bắc Ninh), có những vũng nước khá lớn (chưa đủ lớn để gọi là ao) cách nhau khoảng vài chục mét chạy chữ chi giống như dấu chân của một động vật khổng lồ để lại trên đường đi của nó. Theo truyền ngôn thì đó là dấu chân ngựa Thánh Gióng. Chẳng hiểu vì sao mà trải qua hàng ngàn năm, các vũng nước lớn đó không ai lấp kín được (các cụ thường nói đến mùa cấy, nông dân lấp đất trồng lúa, nhưng khi gặt xong, trâu bò lại cứ nhè đúng những chỗ đó mà đằm mình xuống, rồi thì những chỗ đó lại thành vũng nước cho chúng tắm rửa, ngâm mình, cho tới năm sau, nông dân lại lấp, và cứ vậy luân chuyển hết năm này qua năm khác, các vũng nước chữ chi vẫn tồn tại cùng thiên nhiên cẩm tú). Có một đặc điểm là ở làng Phù Chẩn, nơi ngựa Thánh Gióng đi qua, tre một nửa làng có thuần một màu vàng cả cây lẫn lá (tre vẫn sống, vẫn phát triển, chứ không phải vàng úa mà chết đi). Đã có người đem tre ở nửa làng xanh tươi sang trồng bên nửa làng vàng úa, đến khi tre phát triển lại vẫn cứ đặc điểm của cả lá lẫn cây đều vàng. Làm ngược lại, đem tre bên vàng trồng sang bên xanh, thì tre lại xanh. Thật là lạ lùng và thú vị với một huyền sử: Tại ngựa Thánh Gióng trên đường đánh giặc, đã phun lửa cháy mất nửa làng Phù Chẩn nên sau này tre của nửa làng cháy cứ có màu vàng. Chúng ta có quyền hoài nghi về tính huyền hoặc của truyền thuyết, nhưng thực tế thì Phù Chẩn lại có một tên gọi rất ấn tượng: làng Cháy. Xin kể thêm một chuyện vui có thật. Có 2 toán thợ gặt - một của Đại Vy, một của Phù Chẩn - cùng đi gặt thuê cho một chủ ở Dũng Vy. Đến bữa cơm trưa, một thợ gặt Đại Vy muốn ăn cơm cháy (cho thơm miệng) liền nói với người ngồi ngoài xới cơm (chắc cũng chỉ chủ ý nói cho vui): “Đào Phù Chẩn lên mà quật” (đào cháy lên mà ăn), thế là cháy chưa kịp đào lên đã thấy liềm hái dựng lên tua tủa: “Nào, Phù Chẩn đây, có ngon thì cứ đào lên mà quật !). Cũng may là chủ nhà Dũng Vy khéo can, không thì lại bị ngựa Thánh Gióng phun cháy cả chủ lẫn thợ.
Xa về phía Tây chút nữa là Đình Bảng - quê hương vua Thái Tổ nhà Lý: Lý Công Uẩn. Dã sử kể: Hồi nhỏ Lý Công Uẩn là một chú tiểu nhỏ ở Chùa Hộ Pháp thuộc Đình Bảng (Pháp Tăng là sư trụ trì). Lý Công Uẩn rất thích ăn oản, mà lại chỉ thích ăn... trộm. Cứ tối tối Lý tiểu ta có nhiệm vụ thắp nhang đèn trên đại điện, thế nào cũng mò tới mấy miếng oản cúng Hộ Pháp và để thay vào đó bằng mấy miếng... đất sét. Không ai phát giác được. Tức vì oản thực chẳng được ăn, chỉ ăn toàn oản đất sét, Hộ Pháp báo mộng cho Pháp Tăng: “Nhà ngươi có làm thế nào, nếu không thì ta đến chết đói mất. Bao nhiêu oản nhà ngươi cúng cho ta đều bị Hoàng Đế lấy ăn hết sạch". Pháp Tăng lấy làm lạ, trong chùa thì ngoài sư ra, có một vãi già nấu cơm, bác Mộc lực điền lo việc ruộng nương và một chú tiểu oắt, đào đâu ra Hoàng Đế ? Bèn để tâm rình và bắt được tại trận tên trộm oản, đè ra nện cho một trận thẳng tay. Lý tiểu ta cay lắm, sáng hôm sau lên chùa thắp nhang định tâm tát cho Hộ Pháp mấy tát, nhưng Hộ Pháp to cao quá, tát không tới đành ra sau lưng đạp cho 3 đạp, rồi lấy ngón tay thấm nước bọt viết lên lưng Phật 4 chữ: “Đầy tam thiên lý” (đầy đi 3000 dặm), mồm lẩm bẩm: “Mẹ kiếp, mi là đất sét thì ăn đất sét là đúng quá rồi, còn kêu ca nỗi gì khiến sư phụ đánh ta một trận tơi bời. Ta lưu đày mi ra ngoài 3000 dặm cho bõ ghét !”. Đêm sau sư Pháp Hoa lại được báo mộng: “ Ta bị Hoàng Đế đạp 3 đạp chỉ vì không chịu ăn oản đất sét, lại còn bị lưu đầy 3000 dặm. Thôi, vĩnh biệt !”. Sau đó, nhà sư có lên coi tượng và đọc được 4 chữ Lý Công Uẩn viết sau lưng. Nhà sư hơi nhột, lấy khăn lau hoài mà chữ vẫn rõ mồn một, không sao sạch được. Dần dần, tượng Hộ Pháp rệu rã như đất sét gặp mưa thành một đống. Đến khi ấy, sư mới thật sự sợ hãi và tin rằng chú tiểu có khí mệnh Đế Vương. Tới khi Lý Công Uẩn trở thành Đại Tướng Triều Lê cầm quân đánh Chiêm Thành, rồi về lật đổ Lê Ngọa Triều (Lê Long Đĩnh) chính thức lên ngôi Hoàng Đế hiệu là Lý Thái Tổ (Vua đầu tiên Triều Lý), lập triều đình ở Đình Bảng, nhưng sau đó thác mộng thấy rồng bay lên ở thành Đại La, liền xuống chiếu dời đô về Đại La. Đổi tên Thành Đại La là Thăng Long Thành (cho ứng với điềm mộng). Kinh đô nước ta từ đó có tên Thăng Long.
Như vậy thì phải nói Dũng Vy nằm giữa một cái nôi văn hóa (“nôi trong nôi” vậy !). Sợ bài viết quá dài nên tôi còn chưa đào sâu thêm vào cái tên “nôi văn hóa”. Chỉ biết rằng Kinh Bắc cũng chính là quê ngoại của Nguyễn Du - một đại thi hào Việt Nam không tiền khoáng hậu. Kinh Bắc cũng là quê hương của ca trù, của dân ca quan họ. Không những thế, dựa vào dãy núi hình cánh cung phía Bắc của Dũng Vy (núi Chè, Cổ Miễu...), trên có sông Cầu, dưới có sông Đuống, Lý Thường Kiệt đã lập nên “phòng tuyến sông Cầu” để ngăn chống giặc Tống xâm chiếm nước ta. Lý Thường Kiệt là một danh tướng văn võ toàn tài, đã từng cầm quân đánh cả sang Tàu chiếm được Châu Ung, Châu Liêm, với câu nói bất hủ “Muốn phòng thủ chắc chắn, hãy tấn công vào hang ổ địch” và một bài thơ tuyệt tác:
“Nam quốc sơn hà, Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !”
Tạm dịch:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Phận định tất nhiên tại sách trời
Giả thử giặc thù xâm phạm mãi
Tụi bay sẽ bị đánh tơi bờ
Tôi đã có hơi dài dòng - mà nói về quê hương thì ngại chi dài dòng - nhưng vẫn chỉ một mục đích: để con cháu đời sau có thể hình dung nơi quê cha đất tổ với một niềm tự hào trên thực tế, chứ không chỉ bằng huyễn hoặc.
Bây giờ thì xin nói thẳng vào Dũng Vy, vào trong làng với cả hình thức lẫn nội dung: Xét về đại thể và theo đúng phương pháp họa đồ quốc tế (phương Bắc ở trên, Nam ở dưới, Đông phải, Tây trái) thì Dũng Vy giống như một cỗ xe: đầu xe là Xóm Đông và Cầu Giỏ, thùng xe là Thôn Ngoài, thân xe là Thôn Trong, bánh xe là Thôn Đinh, bánh xe dự phòng (secours) là xóm Gạ. Cỗ xe đang chạy trên con đường thiên lý là dải đê sông Đuống. Đang oai Dũng tiến thẳng về phía Đông (hướng Mặt Trời mọc - hướng đại cát trong Dịch số - Kinh Dịch).
Chi tiết hơn, Dũng Vy có 3 thôn (nhất xã tam thôn): thôn Giáo (Ngoài), thôn Lương (Trong) và thôn Đinh. Trước kia vẫn gọi theo hệ thống hành chính phong kiến là: Làng Dũng Vy - xã Dũng Vy - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. Sau CMT8/1945 đổi xã thành Tri Phương. Sau 1954, đổi tỉnh thành Hà Bắc và huyện sáp nhập với huyện Từ Sơn đổi thành huyện Tiên Sơn. Nhưng đến cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX lại gọi lại như cũ = Dũng Vy - Tiên Du - Bắc Ninh. Vậy là Dũng Vy vẫn là Dũng Vy, mãi mãi vẫn là Dũng Vy, dù trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, biết bao dâu biển sao dời vật đổi. Làng được bao bọc bởi một lũy tre rất kiên cố (theo truyền ngôn thì lũy tre này rất dày và rất lớn, có 2 lớp tre đan kín thành vòm che con đường giữa lũy rộng khoảng gần 2m để tuần đinh đi tuần quanh làng phòng trộm cướp), sau này (khoảng thập kỷ 10 - thế kỷ XX), lũy tre chỉ còn lớp ngoài và con đường đi tuần nằm vào phía trong lũy (chứ không nằm giữa lũy như xưa). Làng có 2 con đường lớn: một đường Đông Tây chạy thẳng từ cổng Cầu Giỏ tới cổng Cầu Ve, một đường Bắc Nam nối với đường Đông Tây ở ngã ba chợ giữa làng chạy thẳng tới cổng Cầu Cung, qua Đinh thôn tới tận đê sông Đuống. Nếu nhìn từ trên xuống theo đúng họa đồ vị trí, thì 2 con đường này họp thành chữ Đinh (丁). Phải chăng vì thế mà thôn nằm kề chân của chữ (丁) gọi là thôn Đinh ? Quả thực, càng tìm hiểu, càng suy nghĩ, càng thấy kỳ thú. Ngoài 3 cổng làng đã nói ở trên, còn 3 cổng nữa: một ở góc Đông Nam gọi là Cửa Đông, một ở góc Tây Nam gọi là Cửa Đồng Thần và một ở góc Tây Bắc gọi là Cửa Ngõ.
Làng có một ngôi Đình rất lớn sát lũy tre phía Nam gần cổng Cầu Cung với hai tảo mạc rất khang trang. Đình hướng Nam, cổng xây theo lối Tam Quan (3 cửa), trước cổng xây một cái giếng thả sen có đủ Tam Cấp và Thủy Tạ. Phía sau Đình là một ngôi Chùa (có lối đi riêng) gọi là Chùa Trong, và một ngôi Chùa nữa nằm giữa cánh đồng ngăn cách thôn Trong và thôn Đinh gọi là Chùa Ngoài. Ngay giữa làng, chỗ tiếp giáp ngã ba giữa hai con đường Đông Tây và Nam Bắc, có một Văn Chỉ khá lớn dưới bóng những cây si cổ thụ. Xin dừng ở đây để nói rõ hơn về Đình - Chùa - Văn Chỉ, mà nhiều người vẫn ngộ nhận đó là của Phật Giáo. Thực ra, chỉ có Chùa là của Phật Giáo thôi. Còn Đình, là một nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Đình không phải là nơi thờ Phật mà là nơi thờ các vị tiền bối có công lớn với làng (cụ thể là Thành Hoàng: những người có công lớn trong làng đã quá cố, được Triều đình sắc phong làm thần bảo hộ làng, và làng có bổn phận phải thờ cúng quanh năm). Vì thế mỗi ngôi Đình của mỗi làng thờ một vị thần riêng của làng, chứ không như tất cả các ngôi Chùa đều thờ Phật.
-Đình làng Lương_Communal House of Luong Village. Di tích lịch sử văn hoá- Đình Làng Lương (Thôn Lương) :
Đình làng Lương_Communal House of Luong Village. Di tích lịch sử văn hoá- Đình Làng Lương (Thôn Lương)_.
Đình còn là nơi tụ hội mỗi khi làng có hội hè đình đám và ở mỗi ngôi Đình có một ông Đám trông coi, chứ không có Sư trụ trì. Còn nói về Văn Chỉ thì lại khác hẳn. Văn Chỉ xuất phát từ Khổng Giáo và hoàn toàn chú trọng vào Văn học (Khổng Tử chủ trương NHẬP THẾ chứ không XUẤT THẾ như Phật Thích Ca hoặc Lão Tử), Văn Chỉ không phải là nơi thờ thần (Khổng Tử đã từng nói: “Kính quỉ thần nhi viễn chi” - Kính trọng quỉ thần từ xa xa - ý muốn nói: “Tôi không muốn bàn đến quỉ thần” hoặc “tôi không hẳn là không tin có quỉ thần mà cũng không hẳn là tin có quỉ thần - xin đừng bắt tôi phải nói về quỉ thần”). Văn Chỉ là nơi để tế lễ tưởng nhớ các vị Tiên Hiền Nho Giáo, có thể dùng làm nơi tụ họp các nho sinh bình văn đọc sách, vì thế trong Văn Chỉ có những bệ xây theo những hình khối nhất định - thường là những hình lập phương - và trên bệ không hề có để tượng thờ một vị thần (khi tế lễ mới rước tượng Khổng Phu Tử, Mạnh Tử hoặc một danh nho VN như Chu Văn An ra để trên bệ mà tế lễ thôi). Văn Chỉ thường chỉ có ở những làng trọng văn học và có những bậc Đại Khoa (Cử nhân, Tiến sĩ hoặc ít ra cũng Tú tài). Dũng Vy tuy chưa có các bậc Đại Khoa, mới chỉ có các vị Khóa sinh (đỗ trong phạm vi Tỉnh) như cụ Thủ Hiệu (Thôn Ngoài), cụ Chánh Hội Niên (Thôn Trong) mà đã xây Văn Chỉ, chứng tỏ rằng Dũng Vy rất coi trọng Văn học. Và cả một vùng rộng lớn cũng mới chỉ có một Văn chỉ Dũng Vy, điều này đủ cho các thế hệ sau tự hào về cha ông của mình.
Câu nói ở trên của tôi về làng tôi (“nôi trong nôi” - cái “nôi văn hóa làng tôi” trong cái “nôi văn hóa Kinh Bắc”) tưởng cũng không ngoa lắm vậy ! Sau l954, Dũng Vy đã có các bậc Đại Khoa (không phải Đại Khoa Nho giáo vì Nho học đã bị bãi bỏ ở nước ta từ đầu thế kỷ XX theo trào lưu tiến hóa chung của Thế giới) hậu bối như: Đinh Văn Đích (ĐHSP khoa Sử - tương đương cử nhân Sử), Đinh Văn Bảo (Võ bị LQ. Đàlạt - tương đương cử nhân), Đinh Văn Diệm (Cử nhân giáo khoa Văn Chương Việt Hán), Đinh Công Luy (Cử nhân Sử), Nguyễn Văn Hùng (tức Duyến - con ông Hội Gioan - Kỹ sư Cầu đường) - Lớp hậu duệ sau nữa thì có rất nhiều kỹ sư, giáo sư, dược sĩ... Đó phải chăng là những thành quả tốt đẹp sinh sôi nảy nở từ cái nôi trọng Văn học của Văn Chỉ Dũng Vy ?
Ngày 26.4.2007_ họ đạo Dũng Vy, thuộc giáo xứ Cẩm Giang, Bắc Ninh đã tưng bừng tổ chức lễ mừng kính Thánh Giuse quan thày họ đạo và kỉ niệm 120 năm (1887 - 2007) đón nhận Tin Mừng.
- Dung Vy Catholic Church__Street View - Apr 2017:
Thu hẹp phạm vi bài viết này, xin nói về Thôn Ngoài - Thôn Giáo với Ngôi Thánh Đường 60 tuổi vừa được trùng tu năm 1999 - cũng chính là cái nôi kẻ viết bài này chào đời và được nuôi dưỡng, ấp ủ cả quãng đời niên thiếu. Một ấn tượng sâu sắc nhất đối với tôi là năm khánh thành Ngôi Thánh Đường Dũng Vy cũng là năm tôi cất tiếng khóc chào đời (1939 - Kỷ Mão). Đó cũng chính là năm chú ruột của tôi (ông Đinh Văn Sách) về làng mở tiệc khao mừng chức chánh quản (một chức vụ tương đương với Quan Tứ phẩm trong Triều đình Phong kiến). Biết bao nhiêu cảm xúc, biết bao nhiêu hồi ức, hoài tưởng, kỷ niệm dồn dập xô tới như những ngọn triều cứ càng lúc càng lớn, càng lúc càng trào dâng. Ký ức thì thật nhiều nhưng không hiểu tôi còn đủ khả năng ghi lại đầy đủ và có trình tự được như một cuốn phim không ? Vẫn tràn đầy những màu hồng của tuổi ngọc và màu xanh lớp lớp của hy vọng thanh xuân.
Nói về Thôn Ngoài, xin khởi từ ngày tòng giáo. Nguyên cả cánh đồng màu mỡ ôm lấy lũy tre làng phía Bắc và một phần phía Đông, là đất canh tác của cả 2 thôn: Thôn Ngoài và Thôn Trong. Còn Thôn Đinh thì có cánh đồng phía Nam của làng trải dài đến sát bờ đê sông Đuống. Tất nhiên cánh đồng nào cũng có tư điền và công thổ. Tư điền là của riêng từng nhà dân. Còn công điền công thổ là ruộng đất chung của làng. Công điền của 2 Thôn Ngoài và Thôn Trong nằm ở Đường Giồ, nơi những thửa ruộng được xếp vào loại Thượng đẳng điền. Do có chia thôn nên cũng phải chia công điền theo tỷ lệ dân số. Dân Thôn Ngoài ít nên nhận được phần công điền nhỏ hơn, đó cũng là lẽ thường. Nhưng càng về sau càng bị chèn ép theo cái thế “cả vú lấp miệng em”, “cá lớn nuốt cá bé” của Thôn Trong. Tức nước vỡ bờ - việc lên quan mà quan thì cứ “nắm kẻ có tóc”, chứ ai lại “nắm kẻ trọc đầu”. Cho nên việc kiện tụng cứ mãi là “kiện củ khoai”. Mà thời gian càng kéo dài thì “kẻ có tóc” càng có lợi thế. Thôn Ngoài càng lúc càng bị lép vế, đành dùng mưu trí, bám lấy các vị Cố Đạo vì ở thời điểm này, các vị ấy có rất nhiều uy thế với Chính quyền. Một thỏa thuận được giao kết: Dân Thôn Ngoài thắng kiện thì sẽ tòng giáo. Đó là thời gian Đức Giám Mục Chỉnh đang đảm nhiệm Tông Tòa Bắc Ninh. Thôn Ngoài tòng giáo từ đó (vào khoảng thập niên 80 thế kỷ XVIII). Người Thầy tiên khởi được cử về dạy kinh hạt giáo lý cùng các nghi thức tế lễ Kitô Giáo là Thầy già Tín. Vì thế, sau này khi Thầy già Tín qua đời thì cả thôn đều chọn ngày 20-11 âm lịch (ngày tạ thế của Thầy) làm ngày giỗ chung, coi như giỗ Tổ vậy. Ngôi Thánh Đường đầu tiên năm gian lợp tranh được dựng lên trên khu đất rộng khoảng nửa hécta nằm gần phía Đông Thôn Ngoài, phía Bắc giáp lũy tre làng, phía Nam giáp con đường Đông Tây giữa làng. Nhà thờ làm dọc theo hướng Đông Tây, gần với đường giữa làng, hai đầu hồi trát vách đất kín, hai hướng Nam và Bắc trổ nhiều cửa phần lớn đều bằng phên tre. Về sau cũng trên nền cũ, nhà thờ được xây bằng gạch lợp ngói cũng năm gian, làm cửa gỗ suốt hai hướng Nam Bắc (cửa bức bàn), hai đầu hồi xây kín có tô những hình cửa giả. Còn làm thêm hai tảo mạc Đông Tây thành hình chữ U hướng về Nam, sát đường làng có xây tường và trổ cổng, đối diện với cổng - bên kia đường làng - xây một cái giếng khá lớn, đường kính lòng giếng khoảng 2m. Giếng sau này không dùng được vì liền với ao làng, nước bị ô nhiễm nặng. Lối kiến trúc này vẫn dựa trên nền kiến trúc cổ Đông Phương và mang phong cách VN (kiến trúc Đình) khá rõ nét. Tuy nhiên, nét hoành tráng thanh thoát của phong cách kiến trúc Tây Phương cũng đã được manh nha (nhà thờ và hai tảo mạc đều dùng tường đứng, mái phẳng và thẳng góc, chứ không dùng kiểu mái cong, tường trạm trỗ...). Đến thời Cha J.M Nguyễn Khắc Mẫn về làm chính xứ, hai tảo mạc được rỡ đi (bán cho 2 người: Ô. Trùm Đụng Nguyễn Đình Sính - và ông Xếp - Đinh Văn Khúc). Tới khoảng năm 1938, cha chính Mẫn hợp cùng dân họ xây dựng ngôi Thánh Đường theo hướng Bắc (đầu nhà thờ) Nam (cuối nhà thờ) ở chính giữa khuôn viên đất. Ngôi nhà thờ 5 gian cũ vẫn để lại làm trường học (đến đầu năm 1952 thì bị phá bỏ do chính biến, các cụ gom góp lại đem vào trùng tu ngôi nhà xứ cũng đã xuống cấp nặng nề. Ngôi nhà xứ được xây lại có ghi trên bậu cửa chính hướng Nam: “Trọng Thu Nhâm Thìn - 1952” tồn tại đến ngày nay). Thánh Đường mới được khánh thành năm 1939 mang phong cách Thánh Đường Phương Tây (La Mã), với thời điểm đó phải nói là rất uy nghi tráng lệ nổi tiếng khắp vùng. Nếu đem so với nhà thờ Cẩm Giang thì nhà thờ Dũng Vy đã cách tân hoàn toàn. Nhà thờ Cẩm Giang còn mang đậm dấu ấn cổ Đông Phương, cả bên ngoài lẫn bên trong (như bàn thờ vẫn còn sơn son thiếp vàng) thì ở Dũng Vy từ bàn thờ đến tượng Thánh đều được xây đắp, tô đúc rất đẹp. Phía Bắc, đầu nhà thờ là nhà Chung với ngôi nhà chính cũng 5 gian xây hướng Nam. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ ngôi nhà này xây theo lối cổ, chạy hiên đủ 4 mặt, trong nhà thì làm trần bằng cót và hoa văn trang trí được tượng hình bằng Dịch Số(ở giữa trần là hình âm dương , tứ phía là các chữ Càn ☰, Khảm ☵, Cấn ☶, Chấn ☳, Tốn ☴, Ly ☲, Khôn ☷, Đoài ☱ đủ bát quái tự viết đúng theo lối chữ triện của Dịch số) nhìn tổng thể thì nhà Chung + Nhà thờ + Trường học (Nhà thờ cũ) hợp thành chữ Công 工rất có ý nghĩa (xin mở ngoặc nói thêm về Cha Chính Mẫn: Ngài có bốn nghĩa tử là Công, Minh, Chính, Trực)
Lam Thi Đinh Văn Diệm.
Thuyền cập bến.
MỘT CHIỀU HÈ PHỐ CHỢ THÔN LƯƠNG (TRI PHƯƠNG)
Con thuyền máy đưa khách qua bên kia sông Đuống.
Quán ven bến đò Tri Phương
Quán nước - nơi khách vãng lai thường dừng chân trước khi xuống đò.
-Muôn Màu Hoa Nở :
-VIDEO :Làng Tôi - Tam Ca Ao Trang - Tác giả Văn Cao
Bà Rằng Bà Ri - | Nhạc Trữ Tình :
**~** Bắc Ninh - Hội Lim **~**
- |
- Địa điểm: Đồi Lim, thuộc thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 18km.
Đối tượng suy tôn: Vua Bà và ông Hiếu Trung Hầu, tương truyền là hai vị tổ của các làn điệu dân ca Quan họ
Đặc điểm: Hát Quan họ trên đồi, trên thuyền, tại nhà.
Hội Lim là lễ hội văn hoá nghệ thuật đặc sắc của những làng quê quan họ, hình thành từ xa xưa. Ngày hội đã thu hút nhiều thành phần, lứa tuổi từ khắp nơi về trẩy hội vui xuân, trong đó phần đông là trai thanh gái lịch. Đến hẹn lại lên, họ đến với nhau để ca hát, với người lớn tuổi thì đến hội là dịp tìm về tuổi xuân, với nam thanh nữ tú thì hội là dịp tìm bạn, tìm duyên. Sự kiện văn hoá độc đáo này trở thành tài sản vô giá trong kho tàng văn hoá dân gian Việt
Cũng như các lễ hội truyền thống khác, hội Lim cũng có những hoạt động nghi lễ trang nghiêm, thành kính nhằm tôn vinh công đức các vị thần như lễ rước, lễ tế hay các trò hội dân gian mua vui, thi tài. Sáng sớm ngày 13 là lễ rước kinh từ chùa Trũng tới chùa Hồng Ân, sau những nghi thức tế lễ, đoàn rước đón nước thiêng từ chùa Hồng Ân trở về chùa Trũng. Kết thúc lễ rước, vào lễ khai hội.
Nhưng đến Hội Lim khách trảy hội đều muốn xem, nghe và được hát quan họ với các liền anh liền chị, đó cũng là đặc trưng cơ bản nhất của lễ hội này.
Quan họ là loại dân ca đặc sắc của vùng Kinh Bắc xưa (nay là tỉnh Bắc Ninh). Dân ca quan họ nổi tiếng không chỉ ở lời ca trữ tình, nồng nàn yêu cuộc sống và tình yêu đôi lứa, hay với 200 làn điệu âm nhạc đặc sắc mà còn do những đặc điểm khác hiếm thấy ở dân ca các vùng khác. Từ lời ăn tiếng nói đến lối ứng xử hàng ngày hay trong ngày hội, "người Quan họ" đều từ tốn, khiêm nhường. Tục kết “chạ” giữa các làng Quan họ hay kết bạn giữa các "bọn" Quan họ đã hình thành nếp sống đạo đức cao quý. Người Quan họ đều là "liền anh", "liền chị" và bao giờ cũng tự xưng là "liền em". Với người Quan họ, ngày xưa khách đến phải là:
Mấy khi khách đến chơi nhà,
Lấy than, quạt nước tiễn trà người xơi.
Trà này ngon lắm người ơi,
Người xơi một chén cho tôi bằng lòng.
Và đến lúc phải về, cuộc chia tay thật khó dứt, vì lời ca bao giờ cũng như níu chân khách lại:
Người ơi, người ở đừng về...
Hội hát Quan họ thường gắn với hội chùa. Cho nên chùa là nơi tụ hội và đón nhận khách Quan họ. Có tới 49 làng hát quan họ, phân bố trong bốn huyện, thị phía nam tỉnh Bắc Ninh. Nhưng nói tới Quan họ, người ta nghĩ ngay đến Hội Lim. Lim là tên nôm của xã Lũng Giang xưa. Hội mở trên đồi, nơi có chùa Lim (chùa Hồng Ân). Hội Lim đông vui và nổi tiếng nhất trong các hội Quan họ. Hội mở vào ngày 13 tháng giêng, đúng phiên đầu năm của chợ Lim.
Đến hội Lim, khách du xuân được xem và nghe hát trên đồi, hát sau chùa, hát trên thuyền và hát trong các tư gia (hát trong nhà); lại có thể nghe hát đối từng cặp (đôi nam, đôi nữ), hoặc "bọn" nam, nữ. Khách hành hương, trẩy hội Lim còn được xem nhiều hoạt động văn hoá truyền thống khác của địa phương, hay tham dự các trò chơi đu bay, chọi gà, chọi chim, đấu vật, tổ tôm điếm... vốn là những trò chơi của hội làng cổ truyền mà hội Lim vẫn giữ lại như một di sản.
Quan họ - Nhớ về hội Lim - Thu Hiền :
ĐI HỘI LÀNG ( CHÙA PHẬT TÍCH - TIÊN DU - BẮC NINH ) 2011.
KHÁM PHÁ CHÙA PHẬT TÍCH ( TIÊN DU - BẮC NINH )_2013.
-VIDEO :ĐẤT & NGƯỜI TIÊN DU
-VIDEO :Liên Khúc Quan Họ Bắc Ninh_Playlist
- Nhớ Về Hội Lim - Ái Vân :
-VIEW :
Quan Họ Bắc Ninh - Sao Khuê
-CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA NỔI TIẾNG Ở BẮC NINH :
-VIDEO :Trường làng tôi_( Nhạc và lời Phạm Trọng Cầu)_Tam ca áo trắng.
Hình ảnh làng quê Việt Nam :
Cổng làng Thổ Hà_Cách Hà Nội khoảng 48km, làng cổ Thổ Hà thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, được coi là mảnh đất “địa linh nhân kiệt," nổi tiếng trong cả nước với làng gốm và quần thể kiến trúc cổ thuần Việt mang đậm dấu ấn của cư dân đồng bằng Bắc Bộ.
Cổng làng Thổ Hà có kiến trúc đẹp, bề thế và cổ kính, được làm từ đôi bàn tay của những nghệ nhân dân gian của làng, thể hiện sự thịnh vượng của nghề gốm xưa kia. Đây là một trong những chiếc cổng làng đẹp nhất ở vùng hạ và trung lưu sông Cầu.
Cổng nằm ở ngay đầu làng phía trước đình, bên tả là hồ nước rộng, bên hữu có cây đa hàng trăm năm tuổi, đây là những nét rất đặc trưng mang đậm dấu ấn văn hóa của cư dân đồng bằng Bắc Bộ với hình ảnh cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình cùng với những vòm cổng, những khu miếu thờ, từ chỉ, đình, chùa... Ngoài ra trong làng vẫn còn lưu giữ được một số ngôi nhà cổ xây dựng cách đây trên 100 năm, tiêu biểu cho các ngôi nhà cổ thuộc đồng bằng Bắc Bộ.
Trên sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi là núi Lạn Kha) ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh có một ngôi chùa cổ mang tên là chùa Phật Tích, hiệu là Vạn Phúc tự. Chùa nổi tiếng với kiến trúc đẹp, cảnh sắc thanh tịnh, và đặc biệt là bộ tượng đá quý hiếm mang đặc trưng nghệ thuật điêu khắc thời Lý.
Theo các tài liệu cổ, chùa Phật Tích được khởi dựng vào khoảng thế kỉ VII. Đến năm 1066, vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) cho xây dựng thêm tòa tháp Phật Tích kì vĩ, cao khoảng 40m ở sườn phía Nam núi Lạn Kha.
Tương truyền, sau khi tòa tháp đổ, bên trong lộ ra một pho tượng Phật A di đà tạc bằng đá xanh nguyên khối. Trước hiện tượng kì lạ này, xóm Hỏa Kê cạnh chùa đã đổi tên thành thôn Phật Tích.Qua nhiều triều đại, chùa đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần. Năm 1947, thực dân Pháp tiến hành chiến tranh và đã thiêu rụi chùa. Từ 1954 đến nay, chùa được khôi phục dần. Tháng 4 năm 1962, chùa được nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.
Chùa Phật Tích nằm nép mình bên sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi là núi Lạn Kha).
Pho tượng Phật A di đà bằng đá cao 1,85 m, có niên đại từ thời nhà Lý, được xem như một bảo vật của Quốc gia.
-VIDEO :KHÁM PHÁ CHÙA PHẬT TÍCH ( TIÊN DU - BẮC NINH )
-VIEW :
Quan Họ Bắc Ninh - Sao Khuê
-CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA NỔI TIẾNG Ở BẮC NINH :
Theo các tài liệu cổ, chùa Phật Tích được khởi dựng vào khoảng thế kỉ VII. Đến năm 1066, vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) cho xây dựng thêm tòa tháp Phật Tích kì vĩ, cao khoảng 40m ở sườn phía Nam núi Lạn Kha.
Tương truyền, sau khi tòa tháp đổ, bên trong lộ ra một pho tượng Phật A di đà tạc bằng đá xanh nguyên khối. Trước hiện tượng kì lạ này, xóm Hỏa Kê cạnh chùa đã đổi tên thành thôn Phật Tích.Qua nhiều triều đại, chùa đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần. Năm 1947, thực dân Pháp tiến hành chiến tranh và đã thiêu rụi chùa. Từ 1954 đến nay, chùa được khôi phục dần. Tháng 4 năm 1962, chùa được nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp
-VIDEO :KHÁM PHÁ CHÙA PHẬT TÍCH ( TIÊN DU - BẮC NINH )
Bac Ninh 1920-1929 - Pagode de Dinh Bang
Chùa Đình Bảng ở Bắc Ninh.
Đình làng Đình Bảng là một ngôi đình cổ kính nổi tiếng nhất của đất Kinh Bắc, được xây dựng năm 1700, đến năm 1736 hoàn thành, do công đầu của quan Nguyễn Thạc Lượng, người Đình Bảng và bà vợ đảm đang Nguyễn Thị Nguyên quê ở Thanh Hóa đã mua gỗ lim về dâng làng xây dựng.
-VIDEO : Kiến trúc điêu khắc đình làng Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh
-MUSIC VIDEO : Gia ban - Nguoi oi nguoi o dung ve - Den hen lai len - Quan ho Bac Ninh
-PBN 99 Opening - Tình Ca (Phạm Duy):
-VIDEO : ĐỐ AI . Phạm Duy-Vũ Khanh-Ý Lan
Góc sân với chum tương, vai cà.
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
-VIDEO :LỆ ĐÁ (TIẾNG HÁT: NGUYÊN KHANG - DIỄM LIÊN)
EM BÉ QUÊ (Phạm Duy) :
Chăn trâu sướng lắm chứ
-VIDEO :Bức Hoạ Đồng Quê - Nhạc sĩ Văn Phụng
Cây đa làng Việt còn là biểu tượng tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều vị trí khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình, chùa, miếu.Cây đa luôn là biểu tượng đẹp vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang đậm yếu tố tâm linh.
-VIDEO :Trương Chi Mỵ Nương - Lưu Mỹ Linh
-LK Mời Anh Về Thăm Quê Em & Sóc Sờ Bai Sóc Trăng | PBN 99:
-VIDEO :Cô gái Việt - Phượng Mai, Minh Đức, Phương Hồng Ngọc
Áo tứ thân
-Paris By Night 90 - Chân Dung Người Phụ Nữ Việt Nam (Part 1):
-VIDEO:Paris By Night 90 - Chân Dung Người Phụ Nữ Việt Nam (Part 2)
-MUSIC VIDEO :Hương Xưa (Cung Tiến) - Lệ Thu
Bài hát ru con ngủ :
Ba con cùng béo vặt lông con nào
Vặt lông con cuốc cho tao
Tao nấu tao nướng tao xào tao ăn...
*****
Bồng bồng cõng chồng đi chơi
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng
Ông ơi cho tôi mượn cái gau sòng
Để tôi tát nước vớt chồng tôi lên
*****
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông xáo với măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con..
Em gái quê :
Chị em quan họ Kinh Bắc áo tứ thân và khăn mỏ quạ..
Đi trong đám hội có chồng hay chưa
“Chân Quê” của Nguyễn Bính
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thày u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
|
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông, Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng. Lược trúc chải cài trên mái tóc, Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Đôi gò Bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch Đào nguyên nước chửa thông. Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt, Đi thì cũng dở, ở không xong
Sang Xuân, vạn vật bừng lên sức sống, lá hoa nẫy lộc đâm chồi, và cây dâu cũng bừng lên lá nõn.
-VIDEO :"Liên Khúc Gái Xuân"_ASIA. |
Cuộc sống là giòng thời gian trôi mãi. Ngày hôm nay rồi cũng thành quá khứ của ngày mai! Và cuộc sống chính là sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại, ai về muôn thế kỷ sau, nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không? Nếu ngàn sau trăng vẫn là trăng, thì mưa vẫn là thiên thu mưa rụng. Con người, dù sống hôm nay nhưng ai rồi cũng có một cõi đi về!!!
Để em ngắt ngọn mùng tơi bắc cầu
Mùng tơi chẳng bắc được đâu
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang
-VIDEO :-Ái Vân - Trăng Sáng Vườn Chè (Văn Phụng) Paris By Night 24, 10th Anniversary :_Paris by Night.
Áo yếm ngày xưa :
Cấy lúa_Hải Phòng 1916
Quán nước và hàng quà rong
Quán ăn trên đường quê
Vịnh Hạ Long
Ta về như lạt buộc khăn nhớ mình
Ta về ta cũng nhớ mình
Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao
-VIEW :Áo Yếm - Di Sản Trang Phục của Việt Nam
Liên khúc dân ca - Minh Tuyết, Hạ Vy, Tâm Đoan Diễm Liên, Tú Quyên
-VIDEO :Lien khuc dan ca #2_Ha Vy & Diem Lien & Tu Quyen
-VIDEO :Qua Cầu Gió Bay -
ELVIS PHƯƠNG
+ Khánh Ly
Em như cô gái hãy còn xuân,
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần,
|
Đôi tám xuân đi trên mái tóc.
Đêm xuân cô ngủ có buồn không?
Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng. Cô gái xuân, mơ chuyện vợ chồng. |
Một năm chín yếm xót xa trong lòng
Từ khi em về nhà chồng
Chín năm một yếm, em lật trong ra ngoài
Gái Xuân - Hoàng Nhung - Paris By Night 124
Người Dao ở bản Cỏi, xã Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam
Hỡi cô mặc áo yếm hồng
Đi trong đám hội có chồng hay chưa