GIÁO ĐƯỜNG MỚI XÂY DỰNG NGUY NGA NHẤT VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngày 13/10/2013 Đức Cha Phê- rô Nguyễn Văn Đệ đã cắt băng khánh thành nhà thờ Giáo xứ Bác Trạch, Thái Bình, Việt Nam. Đây là ngôi Thánh đường nguy nga, tráng lệ với nhiều đường nét hoa văn tỉ mỉ, cầu kì mang tính thẩm mỹ cao. Chúng ta hãy cùng xem một số hình ảnh về tân Thánh đường Giáo xứ Bác Trạch.
Nhà thờ Bác Trạch thuộc xã Vân Trường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Hạt giống Tin Mừng được gieo vào đất Bác Trạch năm 1735 dưới thời vua Lê – chúa Trịnh.
Bác Trạch là giáo xứ lớn nhất Giáo phận Thái Bình với 6.541 nhân danh ( thống kê 2011).
Tân Thánh đường được xây dựng với thời gian 7 năm (13/10/2006 -13/10/2013) và là nhà thờ thứ 6 trong lịch sử giáo xứ Bác Trạch.
Nhà thờ Bác Trạch có chiều dài: 92,5m; chiều rộng: 32m, tháp chuông cao: 61m, tum đầu cao: 57m.
Tổng kinh phí xây dựng nhà thờ Bác Trạch là: 58, 6 tỉ đồng.
Vật liệu xây dựng nhà thờ Bác Trạch: 46 vạn gạch, 351 tấn sắt, 527 tấn vôi, 2.859 tấn xi măng, 15 m3 gỗ lim, 1000 m2 đá các loại, khoảng 1000 m2 sơn trong ngoài, 122 tấm kính tranh; gần 100 tượng tròn, phù điêu, tranh vẽ các loại.
2 tháp chuông treo bộ chuông gồm 6 quả. Trong đó, quả chuông lớn nhất có trọng lượng là 3 tấn.
Nhà thờ có gần 100 bức tượng, phù điều và tranh vẽ, cùng với hàng trăm bức tranh vẽ in trên kính; gần chục bộ cửa đại với những hình ảnh các thánh sống động và 100 bộ cửa trong kính ngoài chớp.
Ngoài sự đồ sộ, lộng lẫy, nguy nga nhà thờ Bác Trạch được trang trí với những đường nét hoa văn rất tỉ mỉ và cầu kì từ cánh hoa hay đường chỉ nhỏ nhất.
Với quy mô và tầm vóc của mình, nhà thờ Bác Trạch là
một trong số những giáo đường lớn nhất tại Việt Nam.
Mặt đứng nhà thờ Bác Trạch
Mô thức kiến trúc Hy Lạp ở sảnh bên nhà thờ Bác Trạch
15.
-Vẻ đẹp của nhà thờ đá Phát Diệm
Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng từ năm 1875-1898, là một nhà thờ đẹp và độc đáo bậc nhất Việt Nam.
Đây là một quần thể kiến trúc gồm 1 nhà thờ lớn, 5 nhà thờ nhỏ cùng nhiều công trình khác trên khuôn viên rộng 22ha ở thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nét độc đáo của nhà thờ là phong cách kiến trúc mô phỏng đình chùa của người Việt cùng chất liệu xây dựng chủ yếu là đá và gỗ.
Công trình đầu tiên trong khuôn viên nhà thờ là tòa Phương Đình, một công trình kiến trúc cao 25m, rộng 17m, dài 24m gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, được trang trí bằng nhiều tượng và phù điêu khắc chạm trên đá hình ảnh chúa Jesus và các vị thánh với những đường nét thanh thoát.
Phía sau tòa Phương Đình là nhà thờ lớn. Nhà thờ này được xây dựng từ năm 1891 với tên chính thức là Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, nay là nhà thờ Chính tòa của vị Giám mục Phát Diệm. Nhà thờ dài 74m, rộng 21m, cao 15m, có bốn mái và có năm lối vào dưới các vòm đá được chạm trổ.
Trong nhà thờ lớn có 6 hàng cột gỗ lim nguyên khối, hai hàng cột giữa cao tới 11m, chu vi 2,35m, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn. Gian thượng của thánh đường có một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá nguyên khối dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20 tấn.
Mái của nhà thờ lớn và Phương Đình đều không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ Công giáo phương Tây truyền thống mà là dạng mái cong thấp như mái đình, mái chùa của người Việt.
Mỗi mặt bên trái và bên phải của nhà thờ lớn lại có 2 nhà thờ nhỏ nằm liền kề, gồm nhà thờ Thánh Phêrô, nhà thờ Thánh Giuse, nhà thờ Thánh Bôcô và nhà thờ Trái tim Chúa Jesus. Mỗi nhà thờ có một thiết kế khác nhau, cả về ngoại thất lẫn nội thất.
Đặc biệt, nằm phía sau khuôn viên nhà thờ Phát Diệm còn có một nhà thờ làm hoàn toàn bằng đá, từ nền, tường, cột, chấn song cửa với các phù điêu trang trí rất sinh động... Nhà thờ này được khởi công xây dựng từ năm 1883 với tên nguyên thủy là Nhà nguyện Trái tim Vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ.
Phía trước nhà thờ là một hồ nước hình chữ nhật. Giữa hồ có một hòn đảo được bài trí công phu bằng cây cảnh và non bộ. Trung tâm của đảo là tượng Chúa Jesus.
Nhà thờ Phát Diệm có tất cả 3 hang đá nằm cách nhau khoảng 100m, được tạo bằng những khối đá lớn nhỏ khác nhau giữ nguyên dáng vẻ tự nhiên. Trên các hang đá bài trí nhiều tượng thánh.
Các tác phẩm điêu khắc đá ở nhà thờ Phát Diệm đã đạt đến sự hoàn mỹ, thể hiện tài năng của những người thợ làm đá Ninh Bình từ hơn 1 thế kỷ trước.
Bên cạnh đó, nghệ thuật điêu khắc gỗ cũng góp phần làm nên giá trị kiến trúc độc đáo của nhà thờ.
Hiện nay, tỉnh Ninh Bình và các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang hoàn thiện hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận nhà thờ đá Phát Diệm là Di sản văn hóa thế giới.
- Nhà thờ Hưng Nghĩa, Nam Định, Việt Nam
Được xây dựng từ năm 1927 và trùng tu lại năm 2000, nhà thơ Hưng Nghĩa nằm ở xã Hải Hưng, huyện Hải Hậu, Nam Định với cấu trúc của một toà lâu đài sẽ khiến bạn không khỏi ngạc nhiên vì độ tráng lệ của nó.
Nếu bạn đến đây vào một buổi chiều sương mù lạnh giá thì chắc chắn bạn sẽ tưởng mình đang lạc vào một lâu đài trong truyện cổ tích đấy!
Mặt trước của nhà thờ Hưng Nghĩa – nơi được giới trẻ mệnh danh là “lâu đài băng giá”.
Source : http://conggiaovietnam.vn/nhung-ngoi-thanh-duong-dep-nhat-gioi-bat-ngo-voi-ngoi-thanh-duong-cua-viet-nam.html
Đền Thánh Hưng Nghĩa
Giáo Phận Bùi Chu
Giáo xứ Hưng Nghĩa thuộc xã Hải Hưng giáp ranh với thị trấn Yên Định và các xã Hải Nam, Hải Thanh, có quốc lộ 21 đi qua.
Giáo Xứ vào thời điểm hiện tại có khoảng 4000 giáo dân.
Giáo Xứ vào thời điểm hiện tại có khoảng 4000 giáo dân.
Đền Thánh nhìn từ phía Nam
-Source: http://www.giaoxugiaohovietnam.com/BuiChu/01-Giao-Phan-BuiChu-HungNghia.htm
Cathedral Basilica of Our Lady of The Immaculate Conception Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội | |
---|---|
Notre-Dame Saigon
|
-VIDEO : Kiến trúc nhà thờ Đức Bà Sài gòn
Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse, Hà Nội (Nhà thờ Lớn Hà Nội) | |
---|---|
Mặt trước Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse, Hà Nội
-VIDEO : St. Joseph's Cathedral (Nhà thờ Lớn Hà Nội) |
Tham quan Nhà thờ Hạnh Thông Tây
-VIDEO :THAM GIAO XU HANH THONG TAY
Nhà thờ Hạnh Thông Tây là một nhà thờ Giáo hội Công giáo Rôma, nằm ở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam do ông Huyện Sĩ (tên thật là Lê Phát Đạt), một trong 4 đại điền chủ lớn nhất Nam Bộ bỏ tiền xây cất.
Kinh phí xây dựng là số tiền dư khi xây dựng nhà thờ thánh Philipphê (Nhà thờ Huyện Sĩ hiện nay) mà ông Huyện Sỹ là người bỏ tiền ra xây. Một nhà thờ khác cũng do ông bỏ tiền ra xây là nhà thờ Chí Hòa (đường Cách mạng tháng tám – quận Tân Bình. Thời điểm xây có lẽ khoảng những năm đầu thế kỉ 20 (nhà thờ Huyện Sĩ xây năm 1902).Nhà thờ Hạnh Thông Tây được xây dựng theo phong cách kiến trúc Byzantine, mô phỏng Vương cung Thánh đường Saint Vitale ở thành phố Ravenna, Ý. Trong khi đa phần nhà thờ ở Việt Nam đều theo phong cách Kiến trúc Gothic hoặc Roma.
Phía trên cửa trước Nhà thờ Hạnh Thông Tây có tượng thánh Sylvester. Trên nóc vòm nhà thờ được trang trí tranh mosaic theo phong cách Byzantine mô tả cảnh Jesu chết trên thập giá, một số hình ảnh các vị thánh như Thánh Giu-se và Chúa Jesus Hài Đồng, và 11 Nữ thánh là An-na, Madeleine, Veronica, Lucia, Cecilia,Agnes, Claire, Jean d’Arc, Germaine.
Bên trong, người ta dùng gạch của Ý để xếp thành hình giống như nhà thờ Thánh Assisi hay Thánh Maria của Ý.
Ngoài ra, nhà thờ còn có hai mộ tượng của ông bà Lê Phát An (con trai cả của ông Lê Phát Đạt, cậu ruột của hoàng hậu Nam Phương) nằm đối diện nhau, do hai nhà kiến trúc và điêu khắc Pháp nổi tiếng thực hiện. Hai ngôi mộ này (tương tự như mộ ông bà Lê Phát Đạt ở nhà thờ Huyện Sĩ) toàn thể đều khắc bằng đá cẩm thạch và hoa cương.
-AVE MARIA (SCHUBERT)_Andrea Bocelli_At the Colosseum, Rome, Italy.
Panorama of the Coliseum at dusk
Roma, Colosseo
The exterior of the Colosseum, showing the partially intact outer wall (left) and the mostly intact inner wall (center and right)
The Colosseum arena, showing the hypogeum.
The Christian Martyrs' Last Prayer, by Jean-Léon Gérôme (1883)
Pollice Verso (Thumbs Down) by Jean-Léon Gérôme, 1872
Colosseum, Rome, August 2007